Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Vũ trụ lập phương (1)

1. Trong các quan hệ xã hội, ta phải nói nghe ngửi nhìn nghĩ cử động, việc gì cũng tiêu tốn năng lượng, và ta biết rằng duy trì 6 trạng thái đó đều khá mệt nếu trong một thời gian dài. Ở tầng sâu hơn nguyên tử, các tương tác giữa người với người giống như các trường và các đường thông, các ống tải năng lượng và thông tin, kết nối và vận hóa. Các vận hóa này biểu hiện thông qua lục căn, do những chấp trước mà lục căn nhiễm nghiệp lực trở thành lục trần. Nếu phải duy trì sự kiểm soát các năng lượng, tương tác, ống truyền tải và thông tin, một người bình thường không có năng lực ấy, còn một người phi thường cũng rất mệt. Rất mệt, còn là bởi vẫn mang theo thân xác phàm, trong khi sự kết nối ở mức hạ nguyên tử sẽ can đới đến vạn vật, và xa rộng hơn nữa.

2. Trí tuệ liên đới hạ nguyên tử đó là trí huệ vi quan dựa trên phương lí Trụ-Trục-Điểm. Em phải xuất phát từ một mức vật chất hạ nguyên tử có mật độ cực lớn, từ đó sự diễn hóa ngũ hành-cửu cung-được khởi động. Ở mặt phẳng cơ sở, gọi là mặt phẳng C, 8 hướng và cửu cung được thiết lập. Sau đó là 2 phương còn lại, trên và dưới, xuyên qua tâm điểm của C, đó sẽ là một trục trụ, mới nhìn thì như đường thẳng, sau đó sẽ thấy là một ống trụ, nhìn kĩ hơn là một trụ xoắn ốc cửu sắc, đây là trụ N. Từ trụ-trục này sẽ thiết lập một tiết diện cũng có 8 hướng cửu cung, mặt phẳng này gọi là T và vuông góc với C, hai mặt cắt nhau vuông góc sao cho tạo ra một chữ thập. Hãy tưởng tượng như thể có hai tiết diện cửu cung C và T, vuông góc với nhau và cắt đôi nhau ra, đường giao của hai tiết diện này là đường phân đôi mỗi tiết diện cửu cung thành hai hình chữ nhật bằng nhau. 

3. Dễ dàng nhận ra sẽ có ít nhất hai mặt T được thiết lập thỏa mãn điều kiện trên. Giờ hãy gọi T(1) là mặt phẳng thiết lập vuông góc với C qua trục Bắc-Nam, T(2) là mặt phẳng thiết lập vuông góc với C qua trục  Đông-Tây. Khi thiết lập cùng lúc T(1) và T(2), thì dù muốn hay không sẽ có thêm trụ N: hãy nhớ rằng tính chất của trụ N là xuyên qua tâm điểm của một tiết diện cửu cung và vuông góc với tiết diện đó. Vì giờ em có 3 tiết diện phân biệt, nên chính xác là em có 3 trụ N. Đúng vậy, em đang tư duy về nội quan của một khối lập phương, tương tự khối rubik. 

4. Em bắt đầu nhận ra là sau khi phân chia Đông Tây Nam Bắc, thì từ hướng của người nhìn từ tâm ra ngoài, sẽ có bốn tùy chọn Nam Bắc Đông Tây, vậy em cần 4 khối lập phương biểu hiện cho 4 lựa chọn đó - thật ra vẫn chỉ là 1, nhưng vì tồn tại 1 lựa chọn mà 3 lựa chọn còn lại xuất hiện. Vì em đang có 3 tiết diện cửu cung cơ sở, nên em sẽ phải có 4*4*4=64 khối lập phương biểu diễn các biến hóa của khối lập phương.

5. 64 biến hóa này thật ra là 1, nhưng vì có 1 biểu hiện mà phải có thêm 63 biểu hiện. Vì chúng đồng nhất và đơn nguyên nên chúng lại tụ lại quanh một khối lập phương vô hướng (một khối vô hướng bản nguyên). Việc sắp xếp 64 biến hóa này là có quy tắc, và vì sự tồn tại của khối vô hướng bản nguyên cũng như tính đơn nguyên của 64 khối nên giờ thì mỗi khối đều có thể là khối bản nguyên, và em sẽ thấy từ mỗi khối lập phương sẽ có 63 khối nữa. Tức là mỗi 1 trong 64 giờ là 64, vậy em sẽ có 64*64 khối. Cứ lũy thừa bình phương các kết quả như vậy em sẽ có một vũ trụ.

6. Hãy nhớ rằng bất kể em nhân lên bao nhiêu, vũ trụ mà em có vẫn đứng yên, chưa vận động, còn hễ nó vận động, mỗi bộ phận dù đơn nhất với bộ phận khác đều tự phân chia đến không thể kiểm soát - trừ khi chúng truy hồi về khối lập phương vô hướng bản nguyên. Đó là vật chất bản nguyên, nguyên thủy ý thức, trí huệ bản nguyên.

7. Đó là trạng thái duy trì các quan hệ xã hội nhưng lại đồng thời duy trì mọi liên kết vũ trụ và vạn vật. Chính là trụ-trục-điểm, các ống, các đường dẫn, các thông tin, duyên, nghiệp, đức, chấp trước, an bài...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.