Là thế này, Thầy bấy lâu đều nghĩ, mỗi người xứng đáng với cuộc sống của mình
Cuộc sống là vì gì, vì Tình, Tiền, Ái, Dục, Danh, Lợi? Vậy thì xứng với nó là tanh bẩn độc ác xấu xí tầm thường giẻ rách. Giả sử cuộc sống là Đạo Đức, Trách Nhiệm, Cao Thượng,… thì xứng với nó là ý chí, hành sự, kiên định, tỉnh táo, sáng suốt, cao thượng. Chỉ là, miệng nói tốt ai cũng nói tốt, ý nghĩ tốt ai cũng muốn tốt, nhưng mà thực tốt, làm tốt, chính niệm, chính hành, nỗ lực, siêng năng, chăm chỉ, cẩn thận, chu đáo, chu toàn, đều là việc khó
Việc quá khó với người bình thường
Nói cho có lý thì, làm một việc phi thường ấy, thì phải tạo ra tình huống phi thường, thử thách cũng khác biệt, muốn vậy phải cho con người được làm đúng với tiềm năng của họ, mà muốn vậy sự giám sát, cơ chế, quy trình cần không phải là một lồng giam áp con người lên. Hơn nữa chủ trương của Thầy là, mọi người vất vả, tự nguyện cố gắng, hiểu rõ việc cần làm, cứ thế mà làm
Nhưng con người tầm thường không làm được việc phi thường, phàm tâm không có giống với việc Linh Thánh, không thể đặt hi vọng vào người vốn dĩ không có hi vọng
Thế nên bao nhiêu nguồn lực, tâm huyết, ý chí của Thầy muốn làm một việc tối thiểu nơi chữ nghĩa đều chẳng thành, đành xem như một chuyện chẳng đúng sai, mỗi người ai nấy tự vấn mình, biết đâu cũng có thể đột phá vô minh, sau này bỗng lại thành người có ích?
Thôi thì mọi người trở lại nơi tanh rình, thống khổ, chật vật, tự tìm đường mưu sinh, trong đó mà cảm thụ nhân sinh, chính mình tìm lấy ánh sáng trong tâm trí mình, cố gắng xuyên qua bụi trần mà thấy mặt Trời
Còn hơn tiếp tục trong chỗ sạch sẽ mà tự tung tự tác, khạc nhổ bừa bãi, dục vọng tùy ý, phê phán người khác thì nhanh, đổ lỗi thì chớp mắt, chối tội thì giỏi, mà trách nhiệm thì không ai chịu, con người không ai Lớn, Đạo đức không ai có
Đã không giữ, thì đành bỏ, xem xem bè lau mà Phật thả ra đến bể Khổ, liệu có ngày xanh nữa hay không?