1. Lâu rồi anh không muốn nói đến chuyện
bên khác, vì nói đến là kết duyên, mà duyên thì không phải là chuyện anh muốn
kết. Hôm nay trên đường anh thấy một câu hờ hững của những người lờ mờ muốn
sạch đẹp: "Văn Thù Bồ Tát nói rằng niệm Phật là vua của mọi pháp
môn." Không hiểu sao câu này khiến anh rất nóng nảy. Anh rất thân với Văn
Thù, nên việc ngụy tạo lời ông ta là điều khiến anh xem thường. Văn Thù là
Thánh giả của các Thánh giả, nắm bắt tri thức của vạn nhà, trí tuệ thấu suốt
sáu cõi mười phương. Dĩ nhiên chuyện Văn Thù là thế nào, em cứ nghe đừng bình
luận. Kẻ dưới bình luận suy đoán người trên là bất kính. Đôi lúc cái nghiệp của
bất kính là không sửa được.
2. Niệm Phật, thời này còn hiểu cả là tụng
kinh, chính là rất có pháp lí đứng đằng sau. Người hiểu ra sự màu nhiệm của
niệm kinh-niệm Phật là người đã biết được rằng Thần Danh là Pháp Lực, rằng sự
niệm của con người biến thành Ý Niệm có thể truy hồi nguyên thủy ý thức và các
Thần Lực chí cao. Vì khi điều Tụng-Niệm trở thành Nguyên-Niệm của con người,
thì sinh mệnh ấy từ bề mặt tới vi quan là liền lạc thống nhất, chính xác vững
mạnh, uy lực vô biên. Chưa kể người có Pháp Lực cao sâu, chỉ động một niệm là triệu
hồi các Hộ Pháp của mình. Ví như anh gọi Cự Long thấy Cự Long, là trí và tâm
của anh đồng nhất và có khả năng giao kết như một thái cực với vật chất cực
Long, Pháp lực sẽ quyết định lượng sinh mệnh mà Cự Long xuất hiện và phối hợp
với anh. Ví như anh gọi mọi Duyên, Duyên này tất đến. Ví như anh cầu khẩn Phật
Chủ, một niệm đó tính là Thần Thông.
3. Những người tung hô "pháp môn niệm
Phật" có vài điều ngộ. Trong đó có một điều anh muốn em nghe họ nói thử -
nhớ rằng nghe là kết duyên, tai là Tình, như lục trần khác:
"Chân nhận tự kỷ thác,
Mạc luận tha nhân phi,
Tha phi tức ngã phi,
Ðồng thể danh Ðại Bi.
(Thành thật nhận lỗi mình,
Chớ bàn luận lỗi người,
Lỗi người tức lỗi mình,
Ðồng thể tức Ðại Bi.)
Hãy nhìn nhận một cách thành thật lỗi lầm
của mình, không nên bàn luận lỗi lầm của người khác, kẻ khác có lỗi lầm tức
mình có lỗi lầm, lỗi lầm của họ cũng là lỗi lầm của mình, phải tìm cách tự sửa
sai mới đúng. Chớ nên bất cứ lúc nào miệng cũng luôn nói: "Không đúng,
không đúng, không đúng, không đúng!" Thử hỏi như vậy có ích lợi chi? Cho
nên có câu: "Ðồng thể danh Ðại Bi," vì tất cả đều là một thể, đó là
đại bi tâm. Quý vị đi đâu để tìm đại bi tâm? Quý vị tìm nó từ bản thân của quý
vị, chẳng cần đi tìm cầu bên ngoài."
Nghe rất giống hướng nội. Nếu quả thật người thường có thể làm được thế, họ chính là đang trên đường thành Thần.
Em có biết điều Thần Thiêng nghe giống điều nhân gian là khi nào không? Không thể giống nhau được. Chỉ giống khi nhìn từ phía nhân gian, như con người nhân gian nhìn lên bầu trời tưởng vươn tay là hái được sao. Một tâm Đại Bi, một niệm hướng Thần là phải trải qua bao nhiêu khổ nạn, thấu ngộ bao nhiêu chân tướng Pháp lí. Kẻ không học từ Thầy ở không gian này, phải có Thầy ở không gian khác. Kẻ không học từ Não phải học từ Trí và Tâm. Con người nhân gian chìm đắm vào thứ “triết lý về đời sống”, tưởng rằng có một thái độ tốt là tốt, chỉ là con người nhân gian. Thậm chí, họ còn không tốt nổi dù có muốn tốt đi nữa.
Em có biết điều Thần Thiêng nghe giống điều nhân gian là khi nào không? Không thể giống nhau được. Chỉ giống khi nhìn từ phía nhân gian, như con người nhân gian nhìn lên bầu trời tưởng vươn tay là hái được sao. Một tâm Đại Bi, một niệm hướng Thần là phải trải qua bao nhiêu khổ nạn, thấu ngộ bao nhiêu chân tướng Pháp lí. Kẻ không học từ Thầy ở không gian này, phải có Thầy ở không gian khác. Kẻ không học từ Não phải học từ Trí và Tâm. Con người nhân gian chìm đắm vào thứ “triết lý về đời sống”, tưởng rằng có một thái độ tốt là tốt, chỉ là con người nhân gian. Thậm chí, họ còn không tốt nổi dù có muốn tốt đi nữa.
4. Nếu quả Văn Thù đã nói rằng Pháp môn Niệm Phật là
vua của mọi Pháp Môn, thì đó không phải là Văn Thù. Vì bất cứ vị nào tu đến La
Hán đều biết rằng: Niệm không phải là Pháp Môn. Đó chỉ là một Thần Thông, và
chỉ là một bộ phận của quá trình tu luyện. Niệm không thể thành Thần, không thể
tương thông với Thần. Vì sau việc tụng-niệm đó phải là Tâm-Trí đã gột rửa, chấp
trước đã được ước chế buông bỏ, nghiệp đã tiêu trừ.
5. Nhưng chuyện người khác là chuyện người khác. Dù em
nghe anh nói gì, hãy nghĩ đến chuyện của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.