Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Tiêu chuẩn quyết định quả vị

 Thật ra, mọi chuyện trên đời này đều có cái tự-tại-lý của nó, tức là cái lẽ phải, cái lý do cho phép nó được thế. Bàn cho ra nhẽ, thì không bao giờ có hồi kết.

Có người thích sống bẩn thỉu, bẩn thỉu không có gì xấu. Chính là tiêu chuẩn bẩn thỉu ứng với mức độ năng lượng nào, ứng với địa vị nào. Đều sẽ có người chấm điểm điều này mà đặt định địa vị cho họ. Khi đã bị chấm điểm, không thể giải thích, vì thang điểm rất rõ ràng.

Cũng có người không thích chấp hành các quy tắc nội bộ tập thể, một mình một phách, tùy tiện như ý, lại tự tạo ra đạo đức riêng cho mình, chống lại cái chung. Họ cũng có cái lý và đạo đức của họ. Có điều cũng có tiêu chuẩn, họ sẽ bị chấm điểm, địa vị của họ xứng với sự họ đã làm. Khi bị chấm điểm, họ không thể thắc mắc tại sao tôi thấy tôi đúng, điểm lại thấp thế? Là vì cách giải ra sao, kết quả như vậy, điểm số đều không sai lệch

Lại có loại người thích oán trách hạch sách người khác, oách trách hạch sách cũng có cái lý của nó, hẳn nhiên có sai trái bất bình ở đây, một khi đã thấy không đúng liền thấy mọi việc không ổn, bất công ấm ức. Bất công ấm ức cũng có lý, thậm chí rất có lý do, nhưng cũng sẽ bị chấm điểm. Điểm có thể không thấp, cũng không thể cao, đã bị chấm thì đều là chính xác.

Có loại người khác, miệng nói dốc lòng cho sự cao thượng, thật ra chấp từng biểu hiện thế gian. Trong lòng có cái LÝ lớn lắm, ngoài mặt có cái biểu hiện KHÔN lắm, nhưng điểm vẫn rất thấp, là vì cái tác hại của những gì họ làm, từ việc tham đắm vật chất, chia rẽ người khác, gây ra đổ vỡ, đều là chỗ TRỪ ĐIỂM họ. Điểm bị trừ hết rồi, TỘI nhiều hơn CÔNG, cũng thật đáng thương.

Con người bình thường sống đời con người bình thường, chẳng phải có lý sao? Đó là điểm số thấp như vậy, làm đúng như vậy là có lý như vậy, có gì mà thắc mắc?

Thật sự ai có cuộc sống ra sao, rốt cuộc vì gì, đều bị chấm điểm. Đủ điểm thì lên lớp. Không đủ điểm lưu ban. Học kém quá bị đuổi, điểm số dưới trung bình, không đut tiêu chuẩn mà học nữa.

Một khi đã không đủ tiêu chuẩn mà học, thì dù đứng dựa vào vách lớp mà học, cũng không học được gì

Cũng có người rõ ràng có cơ hội nâng cao điểm số, từ một biểu hiện nhỏ, đến chỗ nhẫn nhịn mà viên thành đặc tính tài năng nào đó, nhưng đều thành ra gây họa hại, điểm trừ mất điểm được, thật đáng tiếc!

Cuối cùng là gì? Đều là xem quả vị đến đâu, còn trụ mãi nơi phàm tâm, thì kết cục là phàm trần. Dĩ nhiên có người tự cho mình là đạo đức, nhưng không tiếc công nhổ vào chân tượng Phật. Đến khi thân thể bại hoại, tinh thần rối loạn, tâm cảm đày đọa, vẫn chưa biết vì sao?

Vậy mà nắng chiếu xuống đầu vẫn còn cố nhổ lên Trời, không đáng thương sao?

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Dưới chân cuộc đời

 1. Có một loại người tôn giáo, rất thích phô trương bản thân, thường  ngày không thứ gì giả tạo không làm, từ thể hiện mình tốt đẹp, đến tỏ ra làm nạn nhân. Đó không chỉ là tính cách, đó là tư chất, cũng là một thói trút ra những điều đen bẩn của mình

2. Loại người này khi bị ai đó phát hiện, chỉ trích, khi không được sống giả tạo và phô trương, thì bằng như chết đi rồi. Vì người ta vừa cấm con bọ hung lăn phân, cấm con cá bơi lội. Chúng chỉ thoải mái khi được giả tạo dối trá, mà lại thấy bất bình đau khổ khi phải chân chính thực thà

3. Muốn đối trị chúng, phải phải bắt chúng lao động, chăm chỉ, có ích. Ban đầu chúng chấp nhận vì tưởng sẽ lại có một môi trường phát tác phô diễn. Nhưng khi môi trường ấy nếu khắc nghiệt như luyện ngục, bắt người ta đem sức lực im lặng mà cải biến bản thân, thì chúng kêu gào như bị giết, trong lòng không tiếng hét nào không có

4. Lúc ấy mới biết, mấy lời cao đẹp chúng tự nói, cái bản chất khốn nạn mà chúng mang theo như chuột thấy nhà cháy mà bộc lộ ra. Tuy vậy con chuột này là cần thiết, chủ nhà của chúng phải nhận ra được NHÀ CÓ CHUỘT. Không thấy con chuột này, thì càng xây càng cháy, càng có càng mất

5. Thấy con chuột này rồi, có 2 loại người. Một loại gia công mà thức tỉnh, đặt TÂM vào chỗ LỚN. Loại thứ 2 tiếp tục gào thét chạy theo mấy con chuột. Số chúng là số CHUỘT!

6. Là ai, làm gì, ra sao, kết cục thế nào, do người ta NỖ LỰC hay LƯỜI BIẾNG!

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Mấy trò mê tín

Bình thường đến khấn vái Thần tích Tam giới là vì tỏ lòng kính ngưỡng, chứ không phải để cầu xin chuyện thế gian, càng không phải là xin chỉ đạo thế tục, nào là yêu ai làm gì. Nhưng vẫn có những kẻ ngoài danh lợi tình thế gian không còn gì để tin tưởng, nên xem chuyện tỏ lòng kính ngưỡng noi gương như thể chỉ đạo tối cao, có chuyện đều tìm đến lạy tạ xin ân

Vậy thì đó là con người phàm trần, không phải người tu!

Lâu rồi mấy người tự nhận tu luyện đâu đâu, hằng ngày khấn vái lễ tạ trọng hậu, xem việc dự đến đền chùa là vinh hạnh bảo đảm, dục tính thả lỏng, phàm tâm phóng thích, đến khi bị đánh hạ xuống làm người phàm, thì lại giãy nảy kêu oan, xem như suốt nhiều năm mê tín khấn vái là thực sự vậy!

Chúng nào biết, mượn Kinh Phật lừa người, đem mê tín mà giả tu, lấy chư Thần làm lá chắn, đều là chuyện bại hoại, không chỉ chúng mà gia đình đều lần lượt gặp họa nạn, tai ương. 

Không tỉnh ngộ đi, thì tu luyện chân chính gì đâu, nói gì đạo đức pháp lý gì nữa. Đến khi về lại cái bãi rác của mình, thì đừng ngồi trong cá ươn bùn bẩn mà vùng vẫy kể công đức, lúc ấy thì muộn rồi!

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2020

Chia tay

Đến một lúc nào đó, anh sẽ không giữ em, trả em về bùn đất của tự do. Cho em được hóa thành bờ cây lá cỏ, kể những chuyện muôn đời âu lo, và em cứ thế cười trong gió, đón ban mai và nắng rất nhiều.

Đến một lúc nào đó đời có lẽ tịch liêu, em héo úa và trở về bùn đất, quên bằng hết những gì được và mất, rồi quên anh, quên cả tuổi xuân xanh...

Đến khi ấy, chẳng nỡ nhưng anh đành, thả em xuống vực sâu lòng trắc ẩn, kệ em chìm trong mênh mang và lận đận, bỏ em phía sau như lúc đón em về.

Đến khi ấy lòng hết buồn lê thê, em mải miết trong một đời tha thiết. Nếu đột nhiên nhớ một đời da diết, cứ hướng về phía ấy chắp tay chào.

Anh và mọi người khi ấy thế nào, chắc đã thành hàng trăm vạn ngôi sao

Sẽ mỉm cười nhìn em từ mịt mờ vũ trụ, và chào em bằng nụ cười năm cũ

Mình chia tay, những năm tháng mịt mù...


The Fine Art of Goodbye Playlist | Alliedow's Blog

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Sửa mình

Trong lời của loại người biết ăn năn hối hận vì tội lỗi sai trái của mình có giọng ăn năn hối hận đích thực, mà lũ khốn nạn đốn mạt không làm sao có được. Bọn ngu dốt tưởng cái mặt hiền lành với vài câu nói giả tạo rác rưởi che được mùi hôi thối vẻ xấu xí của chúng. Thật không khác nào đem giấy mỏng mà bọc than nóng, đều sẽ thành tro tàn không lệch chút nào cả.

Từ xưa đến nay người thật còn tốt nhận ra chỗ tâm thái sai trái tội lỗi, nhìn ra điều không đúng cần sửa của mình, thì ngày đêm tu bổ tôn tại lại mình, chưa làm được chưa yên, lúc nào cũng lấy sự cao thượng chỉ đạo, thường ngày đặt tâm trí vào chỗ sạch đẹp mà quét hết tâm địa. Với họ thì sự thay đổi tốt đẹp hơn chỉ là thời gian, mỗi bước tiến gần với cái ĐÚNG TỐT LỚN đều làm họ tỏa sáng.

Lũ nhơ bẩn ngoài miệng phun châu nhả ngọc nhưng cốt ý đều soi mói người khác, hễ thấy người khác hơn mình chỗ nào hoặc tưởng người khác chiếm chút lợi ích của mình, thì điên loạn đố kị gào thét trong tâm tưởng. Chút lợi ích thế gian, mấy thứ thể diện rẻ tiền với chút thừa nhận của người đời với chúng là tất cả ý nghĩa cuộc đời, đến nỗi Đất nuốt chửng chúng, Trời đay nghiến chúng, thân thể lở loét bệnh tật đứng không vững nghĩ không nổi vẫn cứ lết thân về phía vật chất thế gian bẩn thỉu la liếm không dứt.

Chúng không biết rằng mấy thứ nước bọt với giả dối của chúng có Mắt Trời Mắt Đất Mắt Thần nhìn chúng đấy, nghiệp lực ghi đầy sổ đến lúc trả thì không ai đỡ cho chúng nổi đâu.

Còn chút thời gian mà tự xét lấy mình sửa cho cặn kẽ đấy, sau đấy thì dù có hóa thành máu thịt vung vãi cũng không ai để tâm nữa, tùy ý mà dẫm đạp lên thôi. Còn chút lương tâm nào thì thức tỉnh còn kịp đấy, chân thực ăn ăn sám hối với cái sai trái của mình đi.


Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Ngộ nhận thảm hại

Nếu có lỡ phải nói chuyện Trị liệu, Tâm lý, Kỹ năng, thực chất là nói chuyện Chuyển hóa năng lượng, Hành Ngộ và Chứng đắc. Sở dĩ dùng ngôn từ thế tục là vì mượn cái vỏ mà truyền cái HỒN, chứ không phải lấy cái vỏ đấy làm thực chất! 

Tiếc rằng kẻ căn cơ ngộ tính thấp, ham bám thế gian, dục vọng chất chồng, thì thường lấy cái vỏ, bỏ cái Hồn, chìm đắm, giả tạo, sai lệch. Thành ra mượn danh cái Lớn Lao mà thực thi cái Ti Tiện.


Ví như người bước vào Tâm linh lấy sự cao quý mà vươn lên Họa, Nhạc, Thi, Ca mang âm hưởng của Linh Cảm, Linh Giác, Linh Tính, Linh Khí. Còn kẻ phàm tục rốt cuộc dù là thi ca họa nhạc đều là để phô diễn cái tôi, dẫu có mượn hình mượn bóng của điều Cao Cả, thật chất lại thấp hèn!

Còn có người muốn đem mấy trò bói toán, vốn được dùng như phương tiện tiếp cận linh trí của nhân sinh, làm thực chất của con đường, xem là chân đích của trí tuệ, thật nực cười mà đáng khinh! Cái To tát mà chúng tưởng tượng, thật chất là bụi trần được tô vẽ, không sao dùng được nữa!

Thậm chí dùng Lời của Bề Trên mà mưu lợi cho mình, đem tư tâm phàm trí của mình mà át lại, đánh đổ, đục khoét vào Đạo hữu, mục tiêu là thỏa mãn cái tôi bé mọn, lại càng thêm như lửa đốt Kinh Sách, không điều đích thực trân quý nào lọt vào não chúng được!

Chúng lăng loàn vô độ đến mực Lời của Bề Trên chẳng còn giá trị, chỉ nghe xong để đó, chẳng thèm đoái hoài, chỉ cốt mở miệng ra phô trương nhân gian, kiếm tìm địa vị, thụ hưởng an dật, ngày ngày chìm đắm, phun ra những câu từ giả dối!

Chúng chưa chìm xuống đáy bùn nhân sinh, thì còn tưởng mình đang câu cá trên hồ nước, chưa bị thiêu đốt đến tận cùng xương tủy, thì còn tưởng mình đang ngồi máy lạnh đọc truyện tranh uống nước trà ngon cười nói hỉ hả!

Cái ngộ nhận thảm hại về điều Vĩnh hằng sẽ đẩy chúng đến chỗ tận triệt!

Chỉ là chúng chưa biết đó thôi!

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Cúi đầu không ai thương

Dĩ nhiên ngươi nghĩ rằng ngươi thiệt thòi mất mát, lòng dạ đen tối như bùn nhơ không thấy hối hận, suốt ngày dằn vặt về lợi ích cá nhân, một điểm nỗ lực cũng thấy cần người khác tâng bốc!

Dĩ nhiên ngươi  ngày ngày sống thấy mình khổ mệt, xem như sống vì cái gì thì cái ấy nợ ơn ngươi, ngươi vốn chẳng hề có nào là sự chung hay điều lớn, chẳng có Đại Nghĩa hay đức tin, ngươi thấy vì những điều ấy mà người thiệt thòi chịu đựng, chẳng hề nghĩ rằng những điều cao quý  nhìn ngươi lạnh lùng xem ngươi tha thân lết phận về đến đâu!

Dĩ nhiên ngươi khao khát hưởng thụ cuộc sống thế gian, tổn chút tiền bạc, tình cảm, danh dự đều điên lên như thể kẻ lấy của ngươi có lỗi, Trời có lỗi với ngươi. Cũng vì thế ngươi hưởng được chút xoa dịu êm ái của người đời thì liền cho đó là người tốt, sẵn sàng buông thân bỏ Tâm cho họ, chẳng đo đếm cái gì!

Cái giá của ngươi chỉ bằng chút mất mát, chỗ dùng của ngươi chỉ là chút lợi ích được mất của ngươi!

Không như ý ngươi là đồi bại xấu xa, không như ý ngươi thì dù là ai cũng tồi tệ khốn nạn, chắc những gì ngươi gọi là Lý Tưởng cũng chỉ thế thôi đấy?

Thế thì có nghĩa là gì?

Khi Trời sập xuống, ngươi sẽ có được phúc phần đúng bằng chút lợi ích tầm thường thảm hại đó!

Hoặc thậm chí trắng tay!

Cứ chờ mà xem!

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Nói BỎ thì BỎ

Thật ra tuy anh mềm mỏng, lúc nào cũng cúi đầu khiêm cung đúng lễ, nhưng anh chưa từng nhân nhượng với NHÂN TÂM. Ở đâu nhân tâm của người tu lớn lên, ở đó nên phế tận. Chùa lớn tượng bằng vàng mà nhân tâm cũng soán đoạt Đạo Tâm, thì nên để cho hoang vắng. Tăng y dẫu thêu kĩ từng đường chỉ hoàng kim, nếu do người dung tục mặc, thì chẳng thà đốt bỏ!

Anh nghĩ mỗi người tự mang tiếng là tu luyện, thì nên sống có giá trị, trước hết là giá trị với cuộc sống. Đã làm đúng chức trách chưa, đã tận tâm công việc chưa, đả thẳng thắn chân thành chưa, đã nỗ lực bao nhiêu cống hiến bao nhiêu? Nếu không làm tốt được cái tốt sơ đẳng, cái tốt cao hơn nói làm gì?

Tăng hội không nên làm chuyện phàm trần. Một cư sĩ Phật giáo bất kể anh là ai bản lĩnh gì, nên đi làm việc cho một công ty bình thường. Trong công ty đó, anh có ông chủ là người thường, ông ta xấu ác làm chuyện tham lam thì anh nên bỏ việc tìm chỗ tử tế. Ông ta khó khăn anh nên gánh vác cùng. Ông ta ngu anh nên tôn trọng mà tìm hướng cho tốt. Ông ta khôn vặt anh nên bỏ qua mà giữ Đạo.

Một cư sĩ dù là nam hay nữ,  khi nhận lương từ người thường, chịu áp lực của người thường, đau khổ mệt mỏi uất khí do người thường, thì mới biết trân trọng đời tu, biết rằng đời mình được TỤNG KINH NIỆM PHẬT là may mắn lắm! Họ ở nơi đó tự mình lao động biết KHÓ KHỔ NHỤC thì sau này mới trưởng thành lên được.

Ở tịt trong Chùa, hằng ngày tranh đấu đố kị với đồng tu, đời tu cá nhân thì dang dở không chăm xuyến, lúc ngã thì trách Phật, được 1 chút thì cho là nhờ mình, dựng thêm được Tượng trong Chùa không khéo cho rằng công đức mình thâm hậu?

Hoàn cảnh tốt không dung được cái xấu, Tăng hội không cần đến nhân tâm. Tu được thì tu, không tu được thì đừng tu, nỗ lực là lựa chọn, cũng là năng lực, nói bằng nước bọt không được đâu!

Nếu cần xua lũ người tu luyện như đi trên dây, suốt ngày chăm lo nghệ thuật giữ thăng bằng giữa áp lực, thì anh thà để họ lặn lội vất vả trong nhân gian giữa người thường, còn hơn dung túng cho họ ngày ngày trì trệ vật vờ trong bóng nước độc địa của đố kị.

Nên chỉ là thời gian thôi, em nhé! 

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Nhân tâm

Mỗi ngày cùng thở với con người, anh thấy rất mệt, nhưng ý chí quyết liệt vẫn thúc bách anh phải đi tiếp. Điều khiến anh muộn phiền hơn nữa chính là nhân tâm, dẫu có ban cho con người điều gì và tin tưởng khuyến khích họ đến đâu, họ vẫn chỉ có thể là họ

Gieo một hạt từ bi vào đất khổ ải, con người vẫn cứ mê lầm mà lạc lối

Anh chỉ có thể đặt niềm tin vào những con người ngày ngày vẫn đang trên con đường chiến thắng thế gian, bất chấp những bóng đêm kinh hoàng trong chính mình mà vượt lên, cắn răng chịu đựng mà bước tiếp

Họ lăn lộn trong bùn mà không từ nan, đặt sinh mệnh vào chỗ cao thượng mà nỗ lực, làm việc ngày đêm không quản ngại, sẵn sàng đối diện với gánh nặng lớn lao chướng ngại mịt mùng của đời

Thế nên bao nhiêu điều đen tối lừa dối của đời không chạm được vào chéo áo họ

Trong họ dẫu còn bao nhiêu nhân tâm anh cũng cho rằng sẽ tan biến

Em thì sao?

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Lo nghĩ

Sự sự thế gian, cho dù anh có lao tâm khổ tứ, thì vẫn là còn xem nhân tâm của những người liên đới đến đâu, có thể theo hay sẽ thành cản đường. Chưa một phút giây nào anh nản chí, sương gió mưa nắng anh vẫn có thể lặn lội, băng qua cái thế gian bão bùng chưa từng chùn bước

Nhưng khi băng qua cái vực thẳm nhân tâm phàm tục, nhìn con người lặn lội lôi kéo vì bì bõm trong dòng nước bẩn anh lại có lúc khựng lại. Điều Cha anh nói với anh rằng, "con người là con người", thật là nặng nề cho dù biết bao thời gian anh đã quen gánh lấy trái đất này trên vai

Tuy vậy, dù thế gian tăm tối đến đâu hoăc nhân tâm nhơ nhớp đến đâu, anh biết chưa một sinh mệnh nào muốn cản bước anh cả. Điều cần thực thi chính là cần phải thực thi, nhất định anh sẽ làm bằng được, và nhất định sẽ làm được, chắc chắn làm được

Vậy nên em hãy bặm môi cắn răng mà làm cho tốt, đưa Tâm sáng băng qua biển khổ, mà lấp lánh như vàng ròng, rực rỡ hơn MẶT TRỜI, em nhé!

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

Các ngươi có ngắm nhìn Mặt Trời không?

Ta vẫn thường ngắm Mặt Trời trong Đêm Tối, và thấy những mảnh Đêm rực rỡ óng ánh

Các ngươi có thấy dòng suối chảy xuyên qua nham thạch? Ta đã bước trên đó và ca hát. Khi ta hát, các người đã chạy theo ta như những đứa trẻ, và băng qua lửa bỏng rồi tỏa sáng

Các người có thấy ánh chớp sáng lóe lên giữa sâu thẳm? Ta đã bay qua thế gian và ngắm nhìn. Khi ta ngắm nhìn các người đang vạ vật giữa thế gian như tro bụi, ta đã chạm vào trái tim lạnh xám của các ngươi, bảo nó bừng cháy lên một lần nữa, và dòng nhiệt huyết đã dẫn các người đi xuyên qua đau khổ

Khi các người cầu nguyện, có nghĩ đến MẶT TRỜI của mình không?

Có ngửa mặt lên và thề nguyện không?

Ta vẫn nhìn các ngươi như vậy, dù đêm hay ngày, dù ngươi ngu muội hay khôn ngoan, trước ta chỉ có một:

TỎA SÁNG

hoặc

tăm tối!


Thứ Hai, 13 tháng 1, 2020

Kệ nó

1. Nó bất thuần như vậy, anh cũng không muốn gặp

2. Cứ để nó vật lộn trong cái rãnh thế gian của nó và cố gắng bò lên một bờ có nắng

3. Thời gian của anh không dành cho chúng. Anh còn phải đi xa hơn nữa

4. Cái gì không cần nghĩ, cũng không nên nghĩ nữa

5. Mỗi lúc anh đặt xuống một hạt bụi, như vậy mỗi lúc đều sạch sẽ hơn

6. Cả nó nữa, anh cũng không muốn gặp thêm nữa

7. Cũng có gì khác nhau đâu?