Thiền Tông - Pháp lí
Không:
Trong Bát Nhã Tâm Kinh,
có một đoạn rất nổi tiếng Pháp lí về Không, đây là tư tưởng về Tính Không của
Thiền Tông:
Xá lợi tử, mọi sự đều là không; Chẳng
sinh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt; Cho nên, trong không,
chẳng có sắc, chẳng có thọ, tưởng, hành, thức; Chẳng có mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân, ý; Chẳng có màu sắc, âm thanh, hương thơm, vị nếm, xúc cảm và các Pháp;
Chẳng có nơi để nhìn, cho đến chẳng có nơi để ý thức; Chẳng có vô minh cũng
chẳng có chấm dứt vô minh; Cho đến chẳng có già chết, cũng chẳng có chấm dứt già
chết; Chẳng có khổ, nguyên nhân khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ; Chẳng
có trí tuệ cũng chẳng có đạt; Bởi chẳng gì để đạt, Bồ Tát nương tựa Bát-nhã-ba-la-mật-đa,
nên tâm không vướng mắc, vì không vướng mắc nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng
điên đảo, rốt ráo Niết Bàn; Chư Phật ba đời nương tựa Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên
đạt được vô thượng chính đẳng chính giác; Nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, là thần
chú lớn, là minh chú lớn, là chú tối cao, là chú không gì sánh bằng, trừ hết
mọi khổ ách, chắc thật không dối.
Giải
nghĩa cơ bản một số chỗ, rồi mọi người đọc lại cả đoạn cho hiểu: Xá lợi tử, giống
như cách gọi, A ơi, B ơi. Mọi người nhớ để ý phần luận về không của họ. Thọ, tưởng,
hành, thức, tức là phương thức, 5 ngả tiếp thu thế giới bên ngoài, một dạng như
ngũ quan. Cũng không hẳn như vậy, nhưng mọi người có thể hiểu tạm như vậy. Khi
nói tới “chẳng” ý chỉ cái chẳng này có thật cũng chẳng có thật, một dạng như vậy.
Bát-nhã-ba-la-mật-đa, họ coi là Trí huệ tối cao. Đoạn nói về Bát-nhã-ba-la-mật-đa,
là chú tối cao, chắc thật không dối, chắc thật không dối, tức là thật nhưng
không dối, đấy là chân chính, đấy là thật sự, đấy là tồn tại, không phải điều dối
lừa, không có chút nào, đấy là cách nói như vậy. Ý từ đầu, không là chẳng sinh
chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng Pháp, chẳng có thọ,
tưởng, hành, thức, chẳng có lục trần, lục căn, tôi chỉ đang diễn lại như vậy.
Chẳng có cái gì cả, rốt ráo chẳng là cái gì, thì sẽ đến được Niết Bàn. Vì chẳng
gì cả, tức là chỉ bám vào trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chỉ có thể bám vào điều
cuối cùng, chẳng gì cả. Cho nên toàn bộ cái chẳng gì cả, toàn bộ sự phủ nhận đấy,
nó cấu thành một dạng Bát-nhã-ba-la-mật-đa, một dạng Trí huệ. Cách nói như vậy, mọi người
hiểu gì về Pháp lí Không được trình bày trong đoạn này?
Ví dụ A nói: “bông hoa ở trước mặt đây, cũng là chẳng có
hoa nào cả”. Xong B nói: “Ừ chẳng có hoa nào cả”, rồi A lại nói: “Cũng chẳng phải
cái chẳng hoa nào cả”. A nói: “Đây là màu đỏ, là màu đỏ cũng chẳng phải màu đỏ”,
B hỏi: “Thế nó là màu đỏ hay không phải màu đỏ”, A lại nói: “Là màu đỏ cũng chẳng
phải màu đỏ”. Tức là trí huệ của A, cùng một lúc thừa nhận, cùng một lúc bác bỏ,
A đạt đến chỗ chí cực của vật. Mọi người hiểu gì về chữ Không này?
A: Đoạn đầu tôi nghe giấu như là
đang có tất cả, xong loại bỏ từng thứ một.
Đúng,
nó giống như mọi đứng trong một căn phòng không, thử diễn tả lại cảnh giới của người Thiền Tông. Một người ngồi trong một
căn phòng, đầu tiên là phần này bỏ đi, bỏ đi, bỏ hết đi, thì căn phòng này trống,
còn lại cái gì trong căn phòng này? Còn người đấy, cũng phải bỏ đi nốt. Nhưng mọi
người trong trường hợp đấy, mọi người bỏ mọi người bằng cái gì bây giờ? Bằng
Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa,
Trí huệ thuần túy. Mọi người nghĩ gì về phần Tính Không này?
A: Tôi không biết cuối cùng thì bám
vào đâu nữa
.
B: Đoạn đầu tôi nghe, tôi cảm tưởng
mình ở trong một không gian, mọi thứ cứ biến mất dần dần, sau cùng là trắng
xóa, tôi cũng không nhìn thấy mình đâu nữa. Tôi cảm giác có gì đó hơi hơi giống
thuần việt, nó không phải đi lên, mà là đi xuống dưới.
Có
một câu chuyện nổi tiếng trong Thiền Tông, có hai người nói với nhau, một người
nói: “Mặt trời mọc đằng Đông lặn đằng Tây, anh nghĩ là sự này có thật hay
không?”, người kia nói: “Anh nói đúng, anh nói cũng không đúng”, người này lại
bảo: “Làm sao anh biết tôi nói đúng, tôi nói cũng không đúng?”, anh bạn kia, gốc
Thiền Tông, liền bảo: “Nếu tôi bảo anh đúng, thì là cái đúng của tôi. Nếu tôi bảo
anh không đúng, thì là cái không đúng của tôi. Cái không đúng của tôi đằng nào
cũng không phải cái không đúng của anh. Cái đúng của tôi đằng nào cũng chẳng phải
là cái đúng của anh. Cho nên tôi đúng, tôi nghĩ là anh đúng, anh cũng không
đúng, tôi đúng, tôi cũng không đúng”. Anh kia bắt đầu hơi rối trí, hỏi: “Vậy
thì cái gì mới là đúng?”. Vị Thiền Tông này mới giảng: “Chẳng phải tôi, cũng chẳng
phải anh, như thế là đúng”. Anh kia lại hỏi: “Cái chẳng phải tôi, cũng chẳng phải
anh, có phải là cái lí ngự trên chúng ta không?”. Vị Thiền Tông đáp” “Cái lí ngự
trên chúng ta cũng chẳng phải tôi, chẳng phải anh, cũng chẳng đúng”. Mọi người
hiểu ý tưởng của họ không?
Sự
phủ nhận này là tồn tại, không có gì là thật. Cái không có gì là thật đấy là thật.
Cái không có gì là thật, giống như viết ra một câu này, câu này tồn tại.
Hỏi: Tôi nghe thấy giống như một dạng
vô minh, một dạng huyễn?
Mọi
người nghĩ đến tình trạng huyễn, nhưng cái huyễn này cấu thành thế nào? Nghe lại,
Bát-nhã-ba-la-mật
Tâm Kinh, được coi là kinh điển Phật giáo của toàn thế giới về Thiền, tất
cả Pháp môn đứng trước cái này phải ngả mũ. Có một văn bản chưa đầy 1 mặt giấy
A4, mà có đến hơn 5.000 bài kinh kệ, gần 10.000 tờ giấy bàn luận về Nó. Cũng
chưa hết, đấy mới là kinh điển Phật giáo về Luận, còn lại vô số các chức tác về
Thiền bàn luận thông qua Bát-nhã-ba-la-mật Tâm Kinh. Đặc biệt là chỗ Không
này, vượt qua được chỗ Không này, mọi người cũng không hiểu gì cả, mọi người chỉ
hiểu sơ sơ là phủ nhận tất cả và bản thân sự phủ nhận này cũng cần sự phủ nhận.
Chỉ có tình trạng phủ nhận này tồn tại, chẳng có gì tồn tại nữa, chỉ có một ý
niệm xóa bỏ, không có gì ngoài ý niệm xóa bỏ này tồn tại. Ý niệm xóa bỏ này,
cũng tự xóa bỏ chính nó nữa, nhưng nó xóa bỏ chính nó bằng gì bây giờ, bằng
chính nó. Mọi người nghe có thấy vòng quanh, thấy vấn đề không?
Kể
mọi người nghe các câu chuyện về Thiền Tông, để mọi người cảm nhận phần tinh thần
Không cực độ đó. Có một câu chuyện là, có một vị sư già, muốn truyền chức cho một
trong những môn nhân, vị ấy nói là: “Trăng treo đầu ngọn cây, ai lấy được trăng
xuống thì ta trao cho cái chức trụ trì”. Thế là mọi người thì nhau, có người bảo,
trăng ở trên cây thì cũng như ở dưới, trăng vẫn là trăng cây vẫn là cây, vị này
bảo không được. Có người vẽ hẳn bức tranh đưa vị này, nhưng ông ý bảo, trăng ở
ngoài kia với trăng ở trong này không phải là một, cũng chính là một, ông này
nói cũng chẳng phải. Có người lại lý luận khác, trăng với cây không phải là một,
đem trăng vào trong cây cũng sai, để trăng ở ngoài cây cũng sai, tốt nhất là
không nên bàn chuyện trăng với cây. Ông này nói, cũng chưa đúng. Đến người cuối
cùng, đây là một môn nhân trẻ tuổi, anh ta mang cái rìu đến, chặt quách cái cây
đi, thì ông ý truyền chức trụ trì cho. Tức là việc giải thích quan hệ giữa
trăng với cây là đã sai rồi, chuyện này vốn không tồn tại, tốt nhất là xóa bỏ,
không cần thiết phải đặt ra vấn đề nữa, bằng hành động đấy, cho nên chặt cái
cây đi, thế là xong. Không cần đem trăng xuống đây nữa, bởi vì đây cũng là chuyện
cần xóa bỏ, nhưng chuyện này xóa bỏ mà vẫn tồn tại trăng với cây thì không xóa
bỏ được, vì thế trăng không xóa bỏ được thì kệ nó, vậy xóa cái xóa bỏ được, bỏ
luôn cái cây đi. Vậy còn mặt trăng ở trên kia, nhưng cái “trăng” treo trên đầu
ngọn cây đã không còn nữa.
A: Câu chuyện ban nãy, đến đoạn, vì
cái chấp của cô nên cái chấp của tôi mới có phần tương hợp. Tôi thấy đến đấy vốn
rất tốt rồi, thêm một bước là bỏ chấp trước đi, nhưng ở đây họ lại phủ định điều
đấy luôn, gạt đi hoàn toàn.
Câu
chuyện về vị sư với cô gái, nếu câu chuyện dừng ở đây, thì sẽ rất gần với tu
luyện. Nhưng câu chuyện lại không nằm ở đấy, với họ đáng lẽ chuyện chính hay bất
chính phải vứt đi nốt, họ cho rằng đấy mới là bản chất. Phần mắc mớ của Thiền
Tông về mặt lý luận, tôi chỉ bàn tầng thấp nhất của câu chuyện nó bàn luận, hễ
còn một ý hoặc niệm về bất kì điều gì, và tồn tại cái thực tướng về cái ý và niệm
đấy, giống như cái cây với mặt trăng, thì việc đấy chính là đang tồn tại. Nếu
việc đấy đang tồn tại, thì niệm ý đang còn trong cái dơ bẩn, vì niệm ý không sạch.
Niệm
ý thuần là gì? Vô ý là gì? Theo nghĩa hiểu sơ đẳng, là chẳng có gì cả, một dạng
như vậy. Vô niệm là gì? Niệm không còn gì cả thì gọi là vô niệm, đấy là cách hiểu
của họ. Nhưng cái niệm này thực sự không còn nữa thì mới là vô niệm. Mọi người
tu luyện bình thường, vô niệm là gì? Cái niệm này không nhằm đến cái nhân gian,
đấy là vô niệm. Niệm này từ Pháp lí mà nghĩ, đấy là vô niệm. Nhưng từ cách hiểu
của Thiền Tông, vô niệm là cái niệm đấy còn niệm về một cái gì đấy thì phải bỏ
đi, tức là niệm không còn nữa. Bản thân cái cấu thành của niệm đấy cũng không
còn gì nữa. Cả hai cái này cùng lúc không còn nữa, không chỉ nghĩ chuyện nghĩ về
cái cây không còn nữa, mà cả năng lực nghĩ về cái cây cũng phải mất đi, bởi vì
hễ còn năng lực nghĩ về cái cây thì nguồn gốc của niệm vẫn còn. Mọi người có hiểu
cái ý của Thiền Tông, mọi thứ đều phải bỏ đi hết.
Đến
cái không đó là vượt qua lí trí, vươn đến triết lí về cái Không căn bản. Tất
nhiên có rất nhiều vấn đề về Không, nhưng mà người ta kết hợp cái Không căn bản
đấy với chuyện là tĩnh lặng, im ắng, không có một điều gì cả. Nói cũng là sai rồi,
một dạng như vậy.
Có
một câu chuyện khác đại ý là, có một vị sư đến chùa, ông này rất nổi tiếng, ông
tới để thỉnh vấn đề về Thiền. Vị này hỏi là: “Theo ngài nghĩ thiền phải là
trong ý trước hay trong thân trước?”. Vị kia liền lấy một thanh gỗ lên đánh cho
một cái, gọi là bổng hát. Thế là vị sư kia tức quá bảo: “Tôi chỉ muốn hỏi là
thiền ở ý trước hay ở thân trước?”. Lại bị đánh thêm một gậy nữa, ông này ngã
lăn ra, rồi nghĩ là: “Ta phải ngộ”. Ngồi nghĩ một hồi, vị này liền nói: “Ý của
ông là không phải ý cũng không phải thân?”. Lại bị đánh cho một gậy nữa, lại
ngã lăn ra, xong ông này lại ngồi nghĩ một hồi, nghĩ xong ông này liền dập đầu
lạy, nói là: “Tôi hiểu rồi”, nói xong ông lại bị đánh thêm một gậy nữa. Tức là
không những không được nói, mà niệm về chuyện đấy đã là sai rồi. Không phải là
tĩnh trong thân hay tĩnh trong ý, chính là diệt đi cái niệm về thân ý đấy. Ông
ta không được nghĩ về nó, không được đặt ra vấn đề đấy, mọi niệm đều phải vứt
đi. Không phải chỉ tĩnh trong thân hay trong ý nữa, mà cái niệm tĩnh trong thân
hay ý trước cũng phải bỏ nốt. Giống như trường hợp trong căn phòng cái gì cũng
bỏ đi hết, bỏ đến mức chỉ còn xót lại một thứ đấy chính là ta, nhưng ta cũng phải
bỏ đi nốt.
Tất
nhiên trong câu chuyện của Thiền Tông, đến Pháp là con thuyền đưa người ta qua
sông, đến được bờ bến Giác, Pháp là con thuyền để đến bờ Bến Giác. Cho nên
trong hình ảnh cổ, Quan Âm là đi trên con thuyền cứu chúng sinh. Khi đến bờ rồi
thì thuyền phải bỏ lại, đến Pháp còn bỏ, xá gì là thân. Tinh thần là như vậy, sau
khi qua bờ xong, Pháp để lại, ta cũng để lại đấy rồi, phần vượt siêu thoát lên
chính là phần chân thật nhất. Phần chân thật nhất này chính là không gì cả, một
dạng như vậy.
Hỏi: Nó có liên quan đến đoạn cuối của
phim Tây du ký, thì đoạn kinh mở ra không có chữ không ạ?
Đó
là một vấn đề, vì chỗ đấy không giảng được, đại ý vậy. Không có gì để giảng cả,
phần không giảng đấy chính là Pháp. Cho nên ví dụ như câu chuyện mà vị sư nói
gì cũng bị lấy bổng hát đánh là vì không có gì để giảng cả, đấy là Pháp. Nhưng
nếu như đối với người Thiền Tông, phần không gì cả mà mọi người nghĩ đấy là
Pháp, thì mọi người cũng chưa đến cảnh giới không là gì cả. Mọi người có thấy
phần zich zac của nó không, nghe về phần Không này rất mệt, nó luẩn quẩn như vậy
đấy.
Nhưng
chuyện này tại sao lại được đề cập , được giảng đến, là bởi vì đôi lúc trong
khi bài trừ chấp trước, người ta rơi vào trạng thái Không này. Không cần biết
nguyên căn của chấp trước, chỉ bỏ cái cảm giác, bỏ cái ý niệm đấy, cứ bỏ đi, bỏ
đến tận cùng. Bởi vì mọi người không có đủ Pháp lí và lí trí để nhận ra vấn đề
đứng đằng sau. Ví dụ, A với B đau khổ vì yêu nhau, bây giờ hai người cứ cố bỏ
cái tình yêu đấy đi thôi, ý niệm đấy là một dạng Thiền, không có Pháp nào. Bây
giờ chỉ làm sao mà không có cảm xúc đấy, không có chuyện đấy, không có người đấy
nữa. Nhưng như thế thì không phải. Nếu mọi người không từ Pháp, từ lí trí minh
bạch hơn mà liễu giải chấp trước và vấn đề của mình, thì mọi người không bao giờ
vượt thoát ra khỏi nó, mọi người sẽ rơi vào vấn đề của Thiền Tông, “không,
không, không” điều gì cũng bỏ đi. Bỏ sạch căn phòng đi để mong nó sạch lại.
Nhớ
là Đạt Ma, dùi đến đời thứ 6 thì đã hết rồi. Một trong những triết lí nổi tiếng
của phái Thiền của thời Thảo Đường, “Ta không dựa vào chỗ có trụ để trụ, lại
cũng không dựa vào chỗ không có trụ để mà trụ”, Pháp chân thật là không, đấy là
ý ngày xưa là như vậy. Nếu mọi người là Đạt Ma ngày xưa, mọi người chỉ bỏ nốt
cái niệm nữa là xong. Chuyện là không hay không, hay là Pháp nào đều không quan
trọng nữa, cũng là bỏ được, nếu là Đạt Ma ngày xưa, ông sẽ nghĩ vậy. Hy vọng mọi
người không ai rơi vào tình trạng Tính Không đấy.
Người ta nói về giả tướng hay là huyễn tướng
nhân gian, có người cho là do Lục Trần-Lục Căn của mọi người nhận thức mà khiến
cho nó thành giả tưởng, có người lại cho là bản thân sự vật đấy là giả tướng. Lấy
một ví dụ, nhìn vào một bông hoa, A nói là: “Bông hoa này không tồn tại thật,
nó là giả tưởng, vật chất sinh mệnh của nó là khác”. Có người cho rằng: “Cái giả
tướng đi vào trong con người, hình thức bông hoa này chiếm lấy ý niệm của con
người chính là do ý niệm của con người”. Có người lại thấy: “Phần giả tướng
chính là bởi vì bông hoa này nó tồn tại dưới hình thức giả tướng”, mọi người hiểu
vấn đề được đặt ra không? Cuối cùng vấn đề là, đâu mới thực sự là giả? Nếu mọi
người nghĩ do cái tâm giả, mọi người có đáp án giống hệt Lục tổ Huệ Năng, vạn sự
do tâm. Vạn sự thực sự mà là do tâm, thì kết luận của Huệ Năng tiếp theo là
không cần Pháp, vậy cái cần bỏ là tâm. Vậy cái gì là giả? Nhận thức của mọi người
qua Lục Trần này là giả hay bản thân bông hoa là giả? Nhận thức của mọi người
thế nào mới là thực giả? Cái nào mới thực sự là nguồn gốc của cái tạo ra giả tướng,
cái nào trong những cái đấy mới là giả tướng? Bông hoa? Đôi mắt? Hay nhận thức của
mọi là giả tướng? Nói lại để mọi người rõ hơn, một người nhìn vào bông hoa, tất
cả những gì người đấy biết về bông hoa này, đấy là giả, hay bản thân bông hoa
là giả?
A: Bông hoa này nó là bông hoa, nhưng
thật ra việc mình gọi nó là bông hoa chỉ là gọi thôi, chẳng hạn tôi không biết
tôi gọi là cuộn giấy cũng được.
Ấy
là một cấp của Thiền Tông cổ. Có câu chuyện Thích Ca điểm hóa cho Ca Diếp, đấy
là mở đầu cho sự ra đời của Thiền Tông. Có một lần họp đại hội các đại đệ tử,
thế là Thích Ca đưa ra một bông hoa, Ca Diếp nhìn rồi mỉm cười, đây là toàn bộ
yếu lĩnh của Thiền Tông. Vấn đề không phải gọi tên nó là cái gì, tự tính của
bông hoa là như vậy, và mọi người chấp nhận nó, lập tức mọi người đã vào cảnh
giới tương đương, hòa đồng với nó, không có gì để thắc mắc, hoàn toàn là chấp
nhận nó, đơn giản vậy thôi. Xóa bỏ nó cũng bằng như vậy, xóa bỏ toàn bộ niệm về
nó, vì hễ đã xóa bỏ niệm về nó, thì không phải là nó. Cho nên Thích Ca đưa ra
bông hoa, để điểm hóa, chỉ có Ca Diếp là hiểu được điểm hóa này, trong Thích Ca
cổ là vậy, bạn vừa nói đúng tư duy đấy.
A: Tôi nghĩ tầng này của nó là như vậy,
tầng khác nó lại là cái khác, nó chỉ đúng ở trong phạm vi nhìn nhận của tầng
này thôi, nhưng như vậy nó cũng chẳng phải là thật.
Ý
bạn là nó không phải là giả, cũng không phải là thật?
B: Có lần tôi từng nghe một câu, đại
ý là mọi sự đã xác định, đã là giới hạn rồi, nên tốt nhất ngay cả việc khi được
hỏi có tốt nhất mình cũng không nên nói gì hết…
Đấy
chính là tư tưởng Thiền Tông cổ, tư tưởng dạng Không-Không.
C: Tôi nghĩ so với tầng cảnh cao hơn, thì những
vật chất diễn hóa ở tầng thấp hơn sẽ là giả tướng, nó là giả tướng để duy trì
tình trạng mê ở các sinh mệnh tầng thấp. Vẫn là cái giả đấy, nhưng chỉ cần thay
đổi nhận thức về cách nhìn nó thôi.
Vậy
vấn đề là nhận thức, nhận thức là giả chứ không phải nó là giả? Vẫn hỏi lại mọi
người giả tướng là trong nhận thức hay sự vật? Tất nhiên theo kiểu Mác-xít,
theo kiểu biện chứng, bạn sẽ nói là: “Trong nhận thức về sự vật, hoặc nói theo
một cách khác, trong quan hệ giữa sự vật và khả năng nhận thức của con người”,
chỗ đấy sẽ đưa bạn đến chỗ chủ nghĩa duy vật tuyệt đối.
D: Không có gì là giả đúng không ạ?
Thực ra trong vật chất tầng này, giới hạn này, phần Chân Thiện Nhẫn duy trì ở mức
không gian này, thì nó vốn là thật. Không có giả.
Tức
là không có giả tướng? Vạn vật đều là thực tướng? Vậy vấn đề của bạn lớn đấy, nếu
là vậy, thế thì ít nhất sẽ phải xóa bài Có – Không – Giả - Huyễn ở trong tập La
Hán Pháp.
E: Tôi thấy câu hỏi giống như là,
nhìn một đồng xu rồi hỏi thế mặt này là đồng xu hay mặt kia là đồng xu, nó chỉ
là hai điểm của một vấn đề.
Bạn
rất có đầu óc kinh doanh, bạn đang nghĩ theo đúng hướng duy vật vừa được nói đến.
F: Tôi nghĩ bề ngoài của nó là giả,
tôi đang cố gắng nghĩ theo quan hệ thái cực, bề ngoài nó là như thế này, nhưng
mà việc mắt của tôi với sự vật này tác động với nhau, thì nó tạo thành một hình
ảnh như thế ở trong đầu tôi…
Hình
tướng của vật này là bất Chân với bản nguyên của nó, vì sinh mệnh của vật này
mang theo hình tướng khác, tức là chân tướng của nó khác. Đây là giả tướng so với
sinh mệnh, đây là bất Chân so với sinh mệnh. Còn trong nhận thức của con người,
ở trong tầng chưa nhận thức ra được chân tướng là bất Chân so với nhận thức.
Trong tình cảnh, con người nhìn thấy bông hoa này mà nghĩ là bông hoa, thì cả
hai đích thực là bất Chân. Trong tầng bất Chân này mà nhận thức nhau. Tôi không
nói đánh đồng cả hai, nhưng cả hai trong tình trạng bất Chân mà nhìn nhận nhau.
Giả sử như nhận thức người ta Chân lại được, nâng Pháp lí lên tầng cao, thì
phát hiện ra được chân tướng của sinh mệnh này. Đây không phải vấn đề tại sao
nó là bông hoa hay không, mà đúng là sinh mệnh của nó ở trong không gian thực
tướng của nó là có tướng khác. Không phải hai tướng khác nhau, mà là chân tướng
của nó khác, còn đây là giả tướng. Cái ý nghĩ mà chấp nhận giả tướng thì cũng
là giả tướng, y hệt như việc người ta chấp nhận chấp trước, chấp nhận cái ác
thì người ta cũng ác. Bởi vì mọi người đồng nhất Pháp lí của mọi người với sự vật.
Đây chính là vấn đề tầng cảnh của chân tướng, và tầng cảnh của Trí huệ thuộc về
Chân, liên quan đến các hình tướng chân thực của sinh mệnh.
Hỏi: Nghe như vậy, tôi lại đang nghĩ
đến quá trình của đặc tính Hoại, có liên quan không ạ?
Chính
xác, đúng là như vậy. Hễ không phải là bản nguyên thì là bất Chân, và qua cái bất
Chân thì mọi thứ đều là giả tướng, đều là bất Chân hết. Mọi người từ tầng 1.000
của vũ trụ, tầng thứ 999 là bất Chân. Không phải trong tầng thứ 999 thì mọi người
là thực, mà vẫn là bất Chân, không phải là bản nguyên. Mọi người xuất phát từ tầng
999, mà mọi người lại nói mình biểu hiện như tầng 1.000, thì đấy là bất Chân,
không có tầng đấy bao giờ. Mọi người là tầng thứ 999, mọi người làm gì có bản
nguyên nào khác. Mọi người là tối hậu như vậy rồi, là chân tướng như vậy rồi, vấn
đề chính là chân tính của nó, so với bản nguyên của nó. Ngài Hỏa Nhãn, đã nói
điều này cực kì rõ trong bài Chân rồi, cái gì không đúng với chân tính thì là bất
Chân, không đúng với bản nguyên thì là bất Chân. Quá trình tu phản bổn quy
chân, là quay trở về chân tính, điều này nằm sẵn trong Pháp lí, điều này thực sự
của tu luyện, đây là liễu giải từ góc độ của tu luyện, không phải từ góc độ
Pháp lí của Thiền Tông.
Hỏi: Tôi hiểu là khi trở về bản
nguyên là tối hậu rồi, nhưng vậy có những trường hợp là còn cao hơn cả tầng bản
nguyên thì sao?
Vấn
đề đấy rất phức tạp, nhưng để nói với mọi người, vị Thần ở tầng 5 thì bản
nguyên là ở tầng 5, tầng 6 không đúng với vị đấy. Nếu từ tầng 6 mà nhìn xuống
thì không thể nói tầng 5 là bất Chân, bởi nếu sự vật đúng bản nguyên là ở tầng
5 thì từ tầng 6 nhìn xuống tầng đấy vẫn là Chân, đối với sự vật tồn tại đấy,
thì tầng 5 đấy là Chân, bởi vì nó đúng với Chân tính bản nguyên. Không phải là
từ tầng trên nhìn xuống mà tầng đấy là bất Chân, mấu chốt ở chỗ đấy. Khi mọi
người từ tầng 6 nhìn xuống mà nói tầng 5 là bất Chân, từ tầng 7 nhìn xuống nói tầng
6 là bất Chân, nếu mọi người nghĩ như vậy, thì đây chính là Pháp lí của Thiền
Tông, đến cùng, tất cả đều là không, tất cả đều là giả, tất cả đều là huyễn. Tôi
không nói tất cả là giả tướng, nhưng những điều đã được giảng, thì chính xác,
“nhân gian giả tướng” hoặc là “nhân gian huyễn tượng”, bao giờ cũng có từ “nhân
gian”, để nhấn mạnh là ở tầng nhân gian không có gì tồn tại ở mức bản nguyên của
nó, chứ không nói ở các tầng khác. Có những vật ở tầng bản nguyên của nó ở ngày
tầng xuất thế gian pháp, ở ngay tầng 1, tầng 1 nó là thế thì nó Chân ở tầng đấy,
bảo nó là cao hơn thì là sai, từ cao hơn mà bảo nó sai cũng là sai. Vì đấy là bản
nguyên nó rồi. Còn vật đã ở tầng 10, thì nếu nó đang ở tầng 1, nó chính là bất
Chân, đã bất Chân thì là giả tướng.
Mọi
người hãy hiểu hơn về tu luyện của mọi người, rất khác với Thiền Tông. Tại sao lại
phải dành nhiều thời gian để nói về Thiền Tông nhiều đến vậy, nói về Tính
Không, về Không ở khắp nơi, là bởi vì cái dạng thức nhận thức theo kiểu Thiền
Tông này nó ám ảnh đầu con người. Nó rất phù hợp với tâm trạng của con người,
kiểu như là bế tắc ở trong tâm tưởng mà không biết phải làm gì nữa, trong lúc đấy
nhất thiết không dùng Pháp lí để liểu giải mình nổi, bèn tạo ra phần Tính Không
điên khùng này.
Còn
có một phái Tính Không của họ tóm tắt là, không phải cái này, cũng không phải
cái khác thì là Không. Màu đỏ ở đây, không phải đỏ, không phải xanh thì đấy là
Không, mọi người có hiểu chỗ mấu chốt đấy không? Một lí, mà lí này được gọi là
Không, đạt đến chỗ Không, khi lí này không đúng cũng không sai, mọi người thì
có thể hiểu, nhưng thật ra làm gì có cái gì trên đời này không đúng cũng không
sai. Không thể tồn tại cái đấy được. Nhưng đối với Pháp lí Không, thì cái gì
không phải thế, cũng không phải cái ngược lại nó, đấy là Không. Không phải cực
này, không phải cực kia đấy là Không, cứ trung dung ở giữa thì là đúng thôi.
Không phải kiểu đập nhẹ với đập nặng đâu, mà là không phải đập, tức là không có
hiện tượng đấy diễn ra, lẫn cả cái hiện tượng đấy, giữa hai cái đấy gọi là
Không. Tại sao là Không? Bởi vì cái Không đấy cũng không tồn tại nốt, cho nên gọi
là Không. Làm gì có cái giữa đấy. Ví dụ mọi người tưởng tượng, bây giờ hỏi chiếc
điện thoại này có màu không? Mọi người nói, về Tính Không mà liễu giải, giữa có
màu và không có màu là không, cái không của nó là giữa cái việc nó có màu và nó
không có màu. Cái này không tồn tại, không của không, Không-Không này chính là
Không. Chính là Không ở trong Trung Quán Luận. Người ta bám vào cái Không-Không
này, để người ta có thể đạt đến cái Không thực sự.
Mọi
người hiểu ý tưởng của “Không-Không” không? Nó khác hẳn với ý tưởng ban đầu. Ý
tưởng ban đầu là bỏ sạch, cứ bỏ hết đi, bỏ cả niệm, bỏ chẳng còn gì nữa. Còn
cái này là, đằng nào cũng phải nhận thức mà, thế thì nhận thức vào cái Không-Không
đấy, không phải cái này cũng không phải cái kia. Cái Không này thật ra cũng
không hề tồn tại, nó cũng không. Ý niệm không này nó vừa đảm bảo nó tồn tại dưới
dạng thức ý niệm, nó vừa chẳng phải là ý niệm gì cả. Cho nên đấy cũng chính là
Không, nó đảm bảo tồn tại tầng tầng lớp lớp Không-Không này. Trung Quán Luận
cũng rất nổi tiếng ở luận điểm Không-Không này. Việc nghĩ ra điều này, đấy là một
thủ pháp, thủ pháp đầu óc thôi. Giả sử mọi người đối thoại theo một câu chuyện
thế này. “Anh nghĩ là Pháp của anh theo là đúng, đúng không?” – “Không”. “Thế
anh nghĩ là nó sai?” – “Không không”, có thể tóm tắt một dạng câu chuyện kiểu
như vậy.
Mọi
người tưởng tượng, khi họ đạt đến trạng thái Không-Không, họ đang ở trong giai
đoạn đột phá đến gần tầng La Hán. Nhưng họ ở giữa cái tình trạng, họ không nhận
thức được Pháp lí vũ trụ là tồn tại một mạch từ trên xuống dưới. Họ cho rằng, họ
cũng nhận thức là, Pháp có rất nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng biểu hiện khác
nhau này cũng không phải là Pháp. Thử theo một luận đề theo kiểu Triết học, biểu
hiện của Pháp thì có phải là Pháp không? Mọi người chỉ có thể trả lời theo kiểu
Trung Quán Tông, Không Không, biểu hiện của Pháp thì không phải là Pháp, nhưng
cũng chính là Pháp, nó không phải là Pháp, nó cũng không phải không Pháp, đấy
chính là Không-Không. Đây là chỗ mắc mớ của Trung Quán Tông. Đạt đến một giai
đoạn, đến được cái điểm, bỏ qua được nhân gian rồi, nhưng không sao dứt ra được
cái dạng, bỏ nhân gian rồi thì đến đâu? Đến một Pháp, tức là còn đang bị trói
buộc. Thử tưởng tượng, một cuộc đời điên rồ, có một nhà sư đầu trọc lốc để lại
đúng một sợi tóc, ý chỉ là không phải là sư, cũng là sư, Không-Không mà. Xong vị
sư ấy xin một ông thầy được làm học trò, ông thầy bảo: “Không” – “Vậy không nhận
tôi làm trò thì để tôi làm thầy”, ông kia lại bảo: “Không-Không”.
Trạng
thái đấy cũng là huyền diệu, nhưng chỉ ở trong giai đoạn tầng thấp đấy thôi,
không đột phá được, bám vào Pháp lí đấy, chỉ đến được chỗ lưng chừng trời đất,
muốn đột phá lên cũng không nổi. Bởi vì hoàn toàn mất năng lực dựa vào Đạo Lí
Vũ Trụ mà tu sửa sinh mệnh. Vừa nãy đã nói, cái giả tướng, bởi vì chân tướng bản
nguyên là khác, lí của bản nguyên là khác, cho nên trong chừng mực chưa phải bản
nguyên thì còn là giả. Vậy bám vào Pháp nào đến được bản nguyên đấy mới là chân
chính. Pháp đến được bản nguyên, nhất định phải là Pháp xuyên suốt vũ trụ mới đến
được bản nguyên, nó có vấn đề như vậy. Nên hễ mọi người phủ định một Pháp, bởi
vì mỗi Pháp đều định dạng một điều gì đấy chưa chắc đúng với bản nguyên, nếu vì
thế mà phủ định Pháp, thì chỉ là trong cái lúc chưa biết Pháp vũ trụ là gì, thì
rơi vào trạng thái này. Với trạng thái này, không thể xuất thế gian pháp.
Vậy
hỏi lại mọi người, biểu hiện của Pháp thì có phải là Pháp không? Từ lí chân
chính, Pháp là có biểu hiện. Đặt câu hỏi: “Biểu hiện của Pháp có phải là Pháp không?”,
câu hỏi này là bất trí. Pháp là có biểu hiện, thống nhất với Pháp, đó là bộ phận
của Pháp. Mọi người không thể hỏi: “Bộ phận của Pháp có phải là Pháp không?”,
câu hỏi này hoàn toàn vô minh. Pháp là Pháp, chính là như thế, biểu hiện ra,
triển hiện ra như thế, không có câu hỏi ngược lại. Giống như có một số người
nghe chuyện có người tu xong rồi rớt, thì người này hỏi là: “Hình như Pháp đấy
không độ được người đấy?”, câu hỏi này chính là vô minh, người đây không phù hợp
với tiêu chuẩn của Pháp, chỉ như vậy thôi.