Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Cuốn sách trong tôi (1)

Những ngày này rỗi việc, cũng chằng có gì làm, anh ngồi đọc sách. Vì mấy năm nay anh toàn đọc Kinh-Pháp, nên giờ đọc sách các loại thấy chướng. Đa phần các cuốn sách anh được đọc đợt này, dù là lịch sử, chính trị, xã hội... có một thứ ngôn ngữ lộn xộn, thực sự rất lộn xộn. Nhưng anh chẳng biết phải làm sao: anh chẳng biết sửa cuốn sách đó thế nào. Giữa điều đúng trong anh và điều cuốn sách nên đúng lại, liệu có mối quan hệ nào không? Có điều gì Chân trong anh có thể thay đổi điều Chân của cuốn sách không? Anh cho là có, có điều một lớp cứng mờ như sương ngăn cách giữa anh và cuốn sách.

Anh chỉ có thể nhìn cuốn sách sai trái. Sự sai trái này phản ánh điều gì trong anh vậy? Anh nghĩ vài điều, ghi chép ở đây, để nếu ai có sở thích đọc sách sẽ chia sẻ với anh được. Anh chẳng cần sự chia sẻ ấy, nhưng không từ chối nó. Nó không phải vì để làm gì,sự thể trong anh bản nhiên là vậy thôi.

1. Ngôn từ là một sinh mệnh. Sự mất trật tự của một văn bản cũng là chỗ méo mó của sinh mệnh ấy. Sự mất trật tự của lời nói cũng vậy. Một ngôn từ ĐÚNG là một ngôn từ trong sáng (thanh tịnh).

2. Ngôn từ và lời nói, muốn ĐÚNG, phải có LÝ. Lý ấy đến từ Ngữ Cảnh. Ngữ cảnh gồm hai phần: điều mà ngôn từ hướng đến để diễn tả (Tính) và mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong cùng văn bản hoặc đối thoại (Mệnh). Muốn chỉnh lý được chỗ sai của một văn bản, nhất định phải hiểu rõ Tính và Mệnh của nó. Vì nó là một Sinh Mệnh. Một Sinh Mệnh, trước nhất, cấu thành từ Tính và Mệnh. Thái cực Tính Mệnh này sẽ có biểu hiện đúng nhất ở tầng bề mặt.

3. Sách có NỘI HÀM không phải là sách có nhiều tầng nghĩa: bao nhiêu lớp nghĩa, cũng chỉ là bấy nhiêu biểu hiện của Tính - Mệnh trong cùng một tầng của sách. Một văn bản có Nội Hàm, là văn bản ấy phải có biểu hiện Tính - Mệnh ở tầng thứ khác, và các sinh mệnh viên đắc văn bản ấy phải có thể biến hóa tùy theo sự đồng hóa thông qua nhận thức các tầng thứ Tính - Mệnh của văn bản. Như vậy, văn bản có Nội - Hàm phải lưu chứa năng lượng cao tầng.

4. Một lời nói, ở Tính và Mệnh của nó, cũng như một văn bản, phải đảm bảo hai điều: về Tính không được bất Thiện, và hai nữa là, về Mệnh không được bất Chân. Nói đơn giản thì thế này: ngôn từ phải diễn tả trọn vẹn thực ý mà nó hướng đến (Thiện); và nữa, nó phải liền mạch và phù hợp với nhau (Chân).

5. Văn bản bất Thiện đến đỉnh điểm khi nó dùng để thực hiện ác ý: sỉ nhục, vu khống, hoặc làm tổn hại sinh mệnh hay thực tại mà nó hướng đến. Nặng hơn nữa, nếu văn bản được dùng để vũ nhục các biểu hiện của Thiện, thì nó là một văn bản Ác. Hãy lưu ý: một văn bản có thể Chân, nhưng bất Thiện. Nhưng một văn bản Chân thì không nhất định bất Thiện. Trên cùng ý tứ đó, một văn bản bất Chân khi các từ ngữ cấu thành nó không cùng diễn đạt một Ý, mà các từ tích cực lại dùng lẫn lộn với các từ tiêu cực để bao che nhau (Chân luôn liên quan tới Ý, TRÍ, TÍN, LÝ). Trong trường hợp này, ngôn từ thường được gọi là GIẢ DỐI, LỪA BỊP. Nó có thể tỏ ra tốt, nhưng để nâng đỡ Ý XẤU. Một kiểu như vậy. Ngôn từ bất Chân đến mức cao nhất, thì nó phải Giả Thiện (cái bất Chân lớn bao giờ cũng khiến Thiện thành giả).

6. Em thấy rồi đó, tính Thiện của văn bản thuộc về Nghĩa. Tính Chân của văn bản thuộc về Ý. Ý NGHĨA của văn bản lại liên quan đến Trí và Tâm. Nếu em muốn nhận thức được một văn bản, xem nó ra sao, cũng như nhận thức được lời nói của người khác ra sao, thì trước hết Trí và Tâm của em phải ĐÚNG và có LÝ. Phải Chân và Thiện. Điều hòa được sự hài hòa của Chân và Thiện, của Ý và Nghĩa, em lại phải Nhẫn. Nhẫn chân chính là vượt qua điều bất Chân và bất Thiện, là buông hạ được Giả và Ác.

Hôm sau anh sẽ nghĩ tiếp. Anh vẫn sẽ nghĩ về một cuốn sách hoàn hảo. Không phải để tìm kiếm.

Mà để Hiểu. Lý giải. Ngộ.

Em cũng thế nhé

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.