Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Cuốn sách trong tôi (3)

1. Có một cuốn sách trong anh, chẳng biết nên gọi đó là Kinh Phật hay không. Chẳng biết nên nói sao, vì có nói cũng không hẳn có người hiểu, nhưng chắc đã đến lúc những sinh mệnh trong cuốn sách đó được trở về nơi nó vốn thuộc về. Hôm nọ ngồi với mấy người bạn, anh bảo họ rằng, xưa anh độ nhân không vì anh cũng không vì họ, nay anh không độ nhân không vì họ cũng không vì anh. Vì gì, thì những người quen thân anh đều biết. Không vì gì, thì những người từng đi cùng anh đều hiểu. Những ai không hiểu, thì là không thể hiểu, mà không hiểu cũng được, không đáng quan tâm nữa. Cuốn sách chẳng biết nên gọi là Kinh Phật hay không kia, đã đến lúc được trở về rồi. Hình dạng để lại nhân gian, trong một lớp tro tàn, còn điều cao quý bất diệt, thì quay về nơi vĩnh cửu. Chính là nên như thế.

2. Ý thuộc về Mệnh, Nghĩa thuộc về Tính, về căn bản là thế, giữa chúng và để điều hòa - cân bằng chúng, thì cần đến Ngôn-Từ. Cấu trúc của một phát ngôn, do đó, có thể hiển thị thế này: Ý (Mệnh) - Ngôn Từ (Kỳ-hình) - Nghĩa (Tính). Ý thuộc về vi quan, Nghĩa thuộc về hồng quan của một phát ngôn hoặc văn bản. Ý là hư hình, Nghĩa là thực tướng. Muốn Nghĩa càng rộng, thì người ta càng phải đột phá đến cái Ý càng sâu. Muốn đột phá cái Ý thật sâu, người ta lại phải tìm chỗ thực của Nghĩa. Cho nên nói rằng, muốn Chân phải Thiện, muốn Thiện phải Chân. Muốn thúc đẩy Thái Cực Chân-Thiện này, thì Ngôn Từ phải tải thể được Chân và Thiện. Theo anh, Ngôn từ có nội hàm, do đó, chia làm hai loại:

(a) Loại thứ nhất: Ngôn Từ kết hợp Chân của Chân và Chân của Thiện. Kỳ hình chính là thúc đẩy Chân tính, đột phá vi quan, đào sâu pháp lý, tính hướng nội của sinh mệnh này hẳn phải mạnh.

(b) Loại thứ hai: Ngôn từ kết hợp Thiện của Chân và Thiện của Thiện. Kỳ hình chính là thúc đẩy Thiện tính, đột phá hồng quan, liên tục hành Thiện (phổ độ), tính vị công của sinh mệnh này hẳn phải mạnh.

(c) Cũng còn một dạng thức nữa, chính là đề cao phần Nhẫn của Chân và Nhẫn của Thiện, như thế Ngôn Từ chính là đề cao sự đồng tồn của Chân Thiện, chịu áp lực của Chân và Thiện mà tăng trưởng.  Kỳ hình chính là buông bỏ sự chi phối của bất Chân và bất Thiện, liên tục từ bỏ chấp trước, Chân Thiện Nhẫn của sinh mệnh này cùng lúc lớn lao, có thể chịu khổ ải, vừa hướng nội vừa vị công, sinh mệnh này nhất định có chủ ý thức ngày càng vững mạnh.

Ở tầng bề mặt, thì sự thể thế này: Ý thuộc về người phát ngôn, ngôn từ trung chuyển ý này, Nghĩa tồn tại như một ảnh hưởng mà cả người phát ngôn và người nhận phát ngôn đều hiểu theo đó. Ở sâu hơn, em có thể hiểu thế này, Ý là tín tức của chủ nguyên thần, Ngôn Từ là sản phẩm sau khi công xưởng trí não đã gia công xong, và Nghĩa là sự giao thoa giữa Tín tức bị gia công với sinh mệnh khác, thông qua một chu trình gần như ngược lại: ngôn từ, qua bộ máy gia công của người nhận phát ngôn, chuyển tín tức đến chủ nguyên thần. Quy trình ngược lại ấy gặp nhiều bất trắc hơn.

Dù em hiểu thế nào, thì quy trình anh vừa miêu tả bộc lộ một phần bản chất của Duyên. Là Thiện duyên hay Ác duyên thì là chuyện khác.

3. Khi anh đọc câu đầu trong Luận Ngữ: "Phật Pháp thị tối tinh thâm đích", anh thấy một sự thể đặc biệt diễn ra. Toàn bộ câu ấy là Ý. Toàn bộ câu ấy là Ngôn Từ. Lại nữa, toàn bộ câu ấy là Nghĩa. Để nói rõ thế này:

(a) Ý: Phật Pháp thị tối tinh thâm đích (Chân, Mệnh)
(b) Ngôn từ: Phật Pháp thị tối tinh thâm đích (Nhẫn)
(c) Nghĩa: Phật Pháp thị tối tinh thâm đích (Thiện, Tính)

Em hiểu không? Không thể tách rời Ý - Ngôn từ - Nghĩa của câu này được, vì Ý cùng Ngôn từ và Nghĩa cùng tồn tại, như Chân Thiện Nhẫn đồng tồn vậy. Không thể phân chia được. Không thể hiểu sai được. Không thể thiếu đi một từ được. Không thể nhầm lẫn một từ được. Vì Ý ấy chính xác là Ngôn Từ ấy, và người nhận được Ý và Ngôn từ ấy nhất thiết nên nhận được toàn bộ Nghĩa ấy.

4. Vì thế, lại có một sự thể nữa. Nếu em đọc Kinh Phật, sự đồng nhất các tầng lớp Chân Thiện Nhẫn nếu là như vậy, thì em phải phân biệt giữa:

(a) Ngộ từ Pháp
(b) Làm theo Pháp
(c) Làm theo Ngộ
(d) Được chỉ đạo bởi Pháp
(e) Được chỉ đạo bởi Ngộ
(f) Chuyển hóa theo Pháp
(g) Chuyển hóa theo Ngộ

5. Những kẻ sai với Pháp rồi sẽ tự đi đến chỗ tà đạo, thiên sai chính là vì như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.