Đời sống thị dân rất đáng chán. Cũng không có gì nhiều để sống. Với một người bình thường, thì thật khó để sống thanh thản, ít vướng bận. Đọc sách nhiều quá khó, vì đọc sách cần động não và suy nghĩ. Sách nghiêm túc hoặc mang tính trí tuệ càng khó đọc, vì hễ đọc lại đòi hỏi đào sâu vào hiểu biết của mình, mà như thế nhanh mệt, nhanh chán. Chưa kể rằng, mỗi người có một ngưỡng trí tuệ, chẳng dễ để vượt qua được những giới hạn khô cứng của mình để đột phá lên. Thực vậy đấy, đột phá cần quyết tâm. Mà quyết tâm thì lại mệt tim mạch phổi huyết. Hoặc một sự chăm chỉ kiên nhẫn sẽ giúp người ta kiên trì nâng cao mình, nhưng như thế lại mệt ruột dạ dày gan mật vị thận các thứ. Quá mệt, con người vốn mệt vì mê, muốn đột phá Mê thì phải vượt qua cái ngưỡng nghỉ ngơi giải trí của mình.
Để tồn tại, qủa thật con người phải tự nghĩ ra một thứ gì đó khác với Thần sự: thú thực, những thứ Thần thánh và Thượng Đế ban cho con người làm con người mệt mỏi quá, khó theo, khó làm, khó hằng ngày thực hiện. Làm sao có một thứ gì đó giải trí, vô hại, thích thú, hấp dẫn. Nên nhớ rằng, con người tạo ra những thứ này là vì mình, nên cốt sao những điều giải trí đó phải vô hại với họ, còn có hại với ai có thể chưa nên quan tâm. Vì thế, tình dục, trò chơi, tin đồn, mua đồ... những thứ ấy nảy sinh ra và ngày càng quan trọng hơn với con người, đúng là có một lịch sử của những thứ đó, gắn liền với lịch sử đạo đức của con người. Tất thảy những thứ vô hại, lảm nhảm đó, tiếng Anh gọi là Junk. Anh nhắc lại, nó đáp ứng cho người cần nó, sao cho người đó thấy rằng những Junk đó không làm tổn hại đến mình, tức là không phương hại đến lợi ích của mình. Dĩ nhiên, con người thường quá junk để hiểu được cái hại của Junk.
Hễ là con người thì cần đến Junk để giải thoát mình khỏi sự nhàm chán của đời sống. Tuy vậy, một sự thể nghiêm trọng xuất hiện: trong chính những người tự cho rằng mình đang đi dưới sự ban ơn và do đó đang phụng sự Thần Thánh, xuất hiện một nhu cầu về Junk mãnh liệt. Nghĩ về Thần thì khó quá, vì Ngài ở xa mà lại khó hình dung. Nghĩ một chút thì được, nghĩ nhiều thì cũng không biết nghĩ gì. Mà Thần là ai cơ chứ? Khi người ta làm việc xấu, khi người ta phỉ báng tàn hại người khác, thì Thần ở đâu để phân định vậy? Vì thế, những người theo Thần dần có nhu cầu cứu vãn đời phụng sự của mình bằng Junk: họ cần giải trí, tin đồn, tình dục, mua đồ... để khỏa lấp sự trống rỗng tâm hồn. Quay trở lại, sự thể nghiêm trọng không phải ở những điều giải trí, tin đồn, tình dục, mua đồ đó, mà là một sự báng bổ: họ đưa Thần vào tất thảy những thứ Junk của họ, hoặc người tốt, hoặc những điều cao quý. Thật vậy, thú vui dã man nhất của con người, con người đã bắt đầu chán một đời đạo đức cao đẹp, chính là sỉ nhục, báng bổ, tiêu diệt, tàn hoại, đùa cợt về Thần, về những điều tốt đẹp, về người tử tế.
Sự thể này nghiêm trọng đến đâu? Trước hết, những kẻ sử dụng thứ Junk này nhờ đó lấy lại sự tự tin và niềm yêu thích sống. Sau nữa, bằng cách hủy báng những vị Thần không trong tôn giáo, đức tin của mình, họ lấy lại sự yêu thích vị Thần của họ. Nữa, những kẻ từ chối đức tin cũ của mình, tìm thấy sự an toàn trong đức tin mới bằng cách vũ nhục những vị Thần cũ. Vậy là những người này đạt được cùng lúc hai mục đích: vừa thấy mình cao đẹp (thật may mắn quá nhỉ), vừa được giải trí để thoát khỏi sức ép phải sống một đời nghiêm túc, chăm chỉ, cao thượng, sâu sắc. Dĩ nhiên, cái Junk-Thần thánh này khi đi quá đà, trở thành những trào lưu hộ Pháp dã man, ác độc, thích thú và đầy đủ màu lý tưởng. Chẳng có gì mới lạ đâu, con người có cả một lịch sử những thứ như vậy. Vũ nhục điều cao đẹp là cách để con người thấy mình an toàn vì cảm thấy cao đẹp hơn thứ mình vừa hủy báng.
Những gì anh trình bày trên đây chỉ là một nhát giải phẫu thôi, mà miêu tả cũng không phải là giải thích. Con người thích miêu tả và coi đó là giải thích, chính là vì họ chẳng có gì ngoài thiên kiến và sự dốt nát làm nền tảng tinh thần. Những gì đã tạo ra Junk của loài người là quá phức tạp. Tuy vậy, anh viết cả bài này để nói rằng, những kẻ yêu mến và thờ phụng thứ Junk kia, dù ở hình thức nào, cũng chỉ đơn giản là
một thứ junk bẩn thỉu của vũ trụ.
Và chẳng là gì hơn một thứ junk đó. Quan trọng nhất là, em hãy đừng làm một thứ junk như vậy.
Có khó quá không?
Phẫn Nộ Đại Tôn Giả
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
Junk - Con người cần gì? (Đệ nhất)
Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014
Nhất Sinh (15)
Từ H-N-T. Gửi đến qua Megara.
Đến người tưởng chừng vững mạnh nhất cũng lung lay, đến bọn anh cũng sai lầm. Vững mạnh hay bạc nhược, kiên định hay suy sụp, cũng không phải thực ý anh định nói đến đâu. Nếu có ai ngã xuống, thì anh chẳng trách. Nếu có ai đứng lên, thì anh chẳng khen. Mọi sinh mệnh của vũ trụ này, đến điểm mấu chốt quyết định tiến trình của nó, thì kết cục thuộc
về trách nhiệm của nó, là sứ mệnh của nó. Vậy đấy.
Hôm
nay anh nói với một người đã bắt đầu nhìn anh bằng con mắt thương hại và khinh bỉ, người mới chưa đầy một thời
gian trước hãy còn nêu cao lý trí và chân chính, rằng không có ai trí huệ mà lại mang tạp cảm, hệt như không có ai tâm tính
cao mà lại tích lũy tạp niệm. Vì Tâm tính là một
loại Trí huệ, và Trí huệ là một loại Tâm tính. Không có La Hán nào phiền não, không có Như Lai nào vướng vào thị phi, điều đơn giản ấy những kẻ tu luyện tự gọi mình là sẽ thành Phật Đạo Thần có hiểu nổi không? Anh chưa thấy
ai có Bất Động Tâm và Bình Đẳng Tính Trí mà lại mang phiền não, còn bị dao động vì nhân gian. Anh cũng chưa thấy kẻ phán xét thị phi nào có thể có Bất Động Tâm hay Bình Đẳng Tính
Trí. Nếu có, thì chỉ là giả hoặc tự lừa mình mà gọi mình là Trí
Huệ, là Tâm Tính cao, là Chân tu,
là Bất Động,
là Bình Đẳng. Thực vậy đấy.
Anh
nhìn vào mắt anh ta, nói rằng, đến chỗ của Đạo là chỗ không-lầm-lỗi, chỗ không sai trái, là bao quát tất thảy, quán sát hết cả. Hôm nay
kẻ muốn nói mình chân tu, nhưng
trước lầm lỗi không sửa nổi, ở chỗ bị tác động
mà không định nổi, ở chỗ bị tiêm nhiễm mà không thanh
tịnh nổi, thì nên coi đây là loại người gì. Những kẻ đã quá tối tăm để hiểu được ánh sáng, đã quen
nhơ bẩn để
thấu được thanh sạch - vào ngày mặt trời muốn soi rọi các ngươi, các ngươi vừa mừng rỡ vừa muốn đốt cháy mặt trời. Vào ngày các người
thấy bầu trời bao la giúp các người
rũ bỏ điều thấp hèn nhỏ bé, các người đã muốn rạch nát bầu trời và nhét vào một hố đen
trong lòng các người. Các người dám nói về điều Thiện lành hay sự Chân chính sao?
La
Hán bị vứt vào bùn đen vẫn thanh sạch. Bồ Tát bị đẩy vào bùn đen vẫn bay lên thanh tịnh. Như Lai có thể khiến bùn
đen muốn tinh khiết. Các người vừa nghe đến bùn đen đã sợ hãi, vừa thấy bùn đen đã muốn dùng nó bôi bẩn người khác. Các người không chịu đựng nổi thanh sạch, nên muốn
nguyền rủa điều Thánh khiết. Và ta phải nhìn các ngươi như thể
những kẻ đang muốn đồng hóa với Vũ trụ, hay là những quan tòa đang
giữ lấy cán cân của công lý?
Và
ta nữa, cũng sẽ không lui tới nơi của các người. Đó là một lời đoạn tuyệt. Nếu các người có thể hiểu, thì hãy hiểu đi.
Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014
Khởi nguồn của Vô Tình
Cách đây 1 năm, anh thật sự bị nhấn chìm trong quan niệm khiếm khuyết của Đạo gia: anh chỉ nhìn thấy mỗi con người là con người ấy, toàn bộ sinh mệnh ấy là toàn bộ sinh mệnh ấy. Vì thế anh đối diện với con người đó vì chính con người đó, tiếp xúc với bất cứ ai cũng vì chính họ. Pháp tướng chính là nhắm trực chỉ sinh mệnh mà nói giảng, cho sinh mệnh ấy rõ rằng cá tính và định mệnh của sinh mệnh ấy là một, là liên đới với nhau.
Vì thế, anh chẳng Ngộ được về chuyện xuất sinh quan hệ quần thể và khiến tâm tính sinh mệnh rớt xuống từng tầng từng tầng. Thực thế. Anh không quên, nhưng đã lờ đi việc người tu Đạo gia không phải và không nên đối mặt với các chủng tâm tính phức tạp của quá nhiều người. Cái nạn phải đến cũng đến. Một đám người hãm hại nhau.
Nhà Phật nói rằng đau khổ làm con người sâu sắc hơn. Anh hiểu rằng đổ vỡ là hoàn cảnh để anh phải Ngộ. Vì muốn bảo trì chân tính, sứ mệnh, anh đã chỉ nhìn vào sinh mệnh thuần túy, không thấy được những mối nối nhân gian hủy hoại lẫn nhau của chúng sinh. Người đồng hành cùng anh, vì cho rằng Tình và Tổn thương có thể hủy hoại hết thảy chúng sinh, nên đã khởi một niệm mà thành cái lý Vô Tình lan khắp cảnh giới. Anh trách một vị là Thiện quá bất Chân. Giờ đến bọn anh Chân quá bất Nhẫn. Thực vậy, thành ra Vô Tình có khởi nguồn từ bất Nhẫn. Đó là ở nơi anh như vậy.
Quan hệ quần thể quá phức tạp. Đó là nội hàm của Duyên. Là nội hàm của Nghiệp. Tại sao cần nói điều này, đến nay tự em hãy hiểu. Đó chính là con đường của em. Không ai đi thay được, ngoài em.
Vậy thôi, anh phải đi đây.
Vì thế, anh chẳng Ngộ được về chuyện xuất sinh quan hệ quần thể và khiến tâm tính sinh mệnh rớt xuống từng tầng từng tầng. Thực thế. Anh không quên, nhưng đã lờ đi việc người tu Đạo gia không phải và không nên đối mặt với các chủng tâm tính phức tạp của quá nhiều người. Cái nạn phải đến cũng đến. Một đám người hãm hại nhau.
Nhà Phật nói rằng đau khổ làm con người sâu sắc hơn. Anh hiểu rằng đổ vỡ là hoàn cảnh để anh phải Ngộ. Vì muốn bảo trì chân tính, sứ mệnh, anh đã chỉ nhìn vào sinh mệnh thuần túy, không thấy được những mối nối nhân gian hủy hoại lẫn nhau của chúng sinh. Người đồng hành cùng anh, vì cho rằng Tình và Tổn thương có thể hủy hoại hết thảy chúng sinh, nên đã khởi một niệm mà thành cái lý Vô Tình lan khắp cảnh giới. Anh trách một vị là Thiện quá bất Chân. Giờ đến bọn anh Chân quá bất Nhẫn. Thực vậy, thành ra Vô Tình có khởi nguồn từ bất Nhẫn. Đó là ở nơi anh như vậy.
Quan hệ quần thể quá phức tạp. Đó là nội hàm của Duyên. Là nội hàm của Nghiệp. Tại sao cần nói điều này, đến nay tự em hãy hiểu. Đó chính là con đường của em. Không ai đi thay được, ngoài em.
Vậy thôi, anh phải đi đây.
Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014
Con người và cuộc đời
1. Mấy ngày hôm nay anh đã sống nhiều cuộc đời, và phải dành thời gian một chút nghĩ về sự khinh bỉ trong anh đối với nhân gian này. Con người chính là con người, sự thực ấy đơn giản đến mức quá dễ để hòa mình vào nó và quá khó để nhận ra nó. Con người chính là cần tìm sự tốt đẹp hay giá trị của mình ở người khác. Con người chính là tình, vì thế cần yêu thương oán giận thần tượng căm thù ai đó. Con người chính là cuộc đời của con người, chẳng biết phải làm gì khác nữa. Đây là cuộc sống, con người sống cuộc sống đó, với nhau, tốt đẹp với nhau, tàn ác với nhau, dằn vật lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau, trả thù lẫn nhau, phấn đấu vì nhau. Đây là con người, cuộc đời, và cuộc sống. Phải mất bao lâu để thôi ngợi ca ba điều đó, cũng như để thôi khinh bỉ ba thực thể đó? Phải mất bao lâu để con người nhận ra con người, nhận ra cuộc đời và nhận ra cuộc sống?
2. Anh lại nghe rằng người ta băn khoăn về sự tốt đẹp hay xấu xa ở anh. Nếu anh xấu xa thì họ cần sỉ nhục và lên án để tốt đẹp lên sao? Nếu anh tốt đẹp thì họ cần ngợi ca để được cùng tốt đẹp lên sao? Anh sống cuộc đời anh và cuộc sống này bằng phẩm giá bất diệt mà anh sẽ không ngừng cố gắng để đi lên, đó chính là con người anh. Cần có con người để có cuộc đời và như thế phải có cuộc sống. Ai muốn sống thế nào, hãy để họ sống, lăn lộn, dằn vặt, thỏa mãn, trong đó. Anh nên can thiệp hay làm gì họ? Vàng đã luyện rồi, thứ bã cám tro trấu hãy để chúng tự tan đi, trong lửa đỏ và đất đen.
3. Người có thể tu khẩu thực sự, người đó đã có thể ước chế được tim và phổi, nghĩa là tay trái và tay phải, tâm cảm và lý trí. Con người có Tâm bằng Cảm, và có Trí bằng Lý. Anh, anh có cả hai bằng phẩm giá. Em có bằng gì, anh không quan tâm. Nếu em mất năng lực sống có phẩm giá, đó là em không xứng đáng để có phẩm giá. Em không thể cao thượng vì đã hèn hạ, không thể tôn quý vì đã ti tiện. Đúng không? Hãy nhớ rằng, anh không đếm xỉa đến sự hèn hạ và ti tiện. Chỗ ở cho sự hèn hạ, ti tiện, ác độc là địa ngục. Vậy thôi.
2. Anh lại nghe rằng người ta băn khoăn về sự tốt đẹp hay xấu xa ở anh. Nếu anh xấu xa thì họ cần sỉ nhục và lên án để tốt đẹp lên sao? Nếu anh tốt đẹp thì họ cần ngợi ca để được cùng tốt đẹp lên sao? Anh sống cuộc đời anh và cuộc sống này bằng phẩm giá bất diệt mà anh sẽ không ngừng cố gắng để đi lên, đó chính là con người anh. Cần có con người để có cuộc đời và như thế phải có cuộc sống. Ai muốn sống thế nào, hãy để họ sống, lăn lộn, dằn vặt, thỏa mãn, trong đó. Anh nên can thiệp hay làm gì họ? Vàng đã luyện rồi, thứ bã cám tro trấu hãy để chúng tự tan đi, trong lửa đỏ và đất đen.
3. Người có thể tu khẩu thực sự, người đó đã có thể ước chế được tim và phổi, nghĩa là tay trái và tay phải, tâm cảm và lý trí. Con người có Tâm bằng Cảm, và có Trí bằng Lý. Anh, anh có cả hai bằng phẩm giá. Em có bằng gì, anh không quan tâm. Nếu em mất năng lực sống có phẩm giá, đó là em không xứng đáng để có phẩm giá. Em không thể cao thượng vì đã hèn hạ, không thể tôn quý vì đã ti tiện. Đúng không? Hãy nhớ rằng, anh không đếm xỉa đến sự hèn hạ và ti tiện. Chỗ ở cho sự hèn hạ, ti tiện, ác độc là địa ngục. Vậy thôi.
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
Lục ác niệm
Con người ta tích lũy nghiệp tư tưởng có thể thông qua 6 giai đoạn:
giận - hờn - trách - oán - hận - thù
Giận phá bỏ trì giới. Kẻ không tu khẩu mọi giới đều yếu đi.
Hờn phá bỏ bố thí. Kẻ không tiết chế quan hệ xã hội thì hay tủi hổ tự ái thiếu đi tự tin.
Trách phá bỏ nhẫn nhục. Kẻ không lấy Pháp làm chỉ đạo thường dễ thấy bất công than thở.
Oán phá bỏ tinh tấn. Kẻ nuôi giữ cái ác và niệm đầu bất hảo thì ngày càng suy đồi.
Hận phá bỏ bát nhã. Kẻ tích lũy cái ác mà không phát tác được thì vô minh độc địa.
Thù phá bỏ thiền định. Kẻ không định nổi thân, để dục vọng ước chế, thì dễ phát tác điều ác mà không biết rõ.
Thế nên, kẻ giận người ta thì miệng nóng khó chịu, nước bọt đọng lại. Thái cực bảo trì tiêu biến.
Kẻ hờn người ta thì mũi thở mạnh, khí tức bực bội lồng ngực bức bối. Âm dương điên đảo.
Kẻ trách người khác thì tai không nghe thấy gì, âm thầm đau mỏi. Khí tinh hoa dần cạn.
Kẻ oán người ta thì mắt mờ đỏ, khô khan mệt mỏi. Nguyên khí đại hao.
Kẻ hận người ta thì đầu đau nhói, da ám đen trán cứng nhắc. Ma tính cường thịnh.
Kẻ thù người ta thì thân đau mệt, xương cốt bất an, tay chân run rẩy. Nhập ma.
Một vài kiến thức trung y sơ đẳng, quá sơ đẳng, để em biết rằng
Giận hờn trách oán hận thù
Chỉ dẫn tới khổ đau của kẻ mang lấy nó.
Hiểu không ^^
giận - hờn - trách - oán - hận - thù
Giận phá bỏ trì giới. Kẻ không tu khẩu mọi giới đều yếu đi.
Hờn phá bỏ bố thí. Kẻ không tiết chế quan hệ xã hội thì hay tủi hổ tự ái thiếu đi tự tin.
Trách phá bỏ nhẫn nhục. Kẻ không lấy Pháp làm chỉ đạo thường dễ thấy bất công than thở.
Oán phá bỏ tinh tấn. Kẻ nuôi giữ cái ác và niệm đầu bất hảo thì ngày càng suy đồi.
Hận phá bỏ bát nhã. Kẻ tích lũy cái ác mà không phát tác được thì vô minh độc địa.
Thù phá bỏ thiền định. Kẻ không định nổi thân, để dục vọng ước chế, thì dễ phát tác điều ác mà không biết rõ.
Thế nên, kẻ giận người ta thì miệng nóng khó chịu, nước bọt đọng lại. Thái cực bảo trì tiêu biến.
Kẻ hờn người ta thì mũi thở mạnh, khí tức bực bội lồng ngực bức bối. Âm dương điên đảo.
Kẻ trách người khác thì tai không nghe thấy gì, âm thầm đau mỏi. Khí tinh hoa dần cạn.
Kẻ oán người ta thì mắt mờ đỏ, khô khan mệt mỏi. Nguyên khí đại hao.
Kẻ hận người ta thì đầu đau nhói, da ám đen trán cứng nhắc. Ma tính cường thịnh.
Kẻ thù người ta thì thân đau mệt, xương cốt bất an, tay chân run rẩy. Nhập ma.
Một vài kiến thức trung y sơ đẳng, quá sơ đẳng, để em biết rằng
Giận hờn trách oán hận thù
Chỉ dẫn tới khổ đau của kẻ mang lấy nó.
Hiểu không ^^
Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014
Tầm thường
1. Anh gặp một người bạn chẳng cũ, trước đến giờ anh bạn này có tiếng là tốt, lý trí, vững mạnh. Hễ họ còn là con người, thì anh chẳng hy vọng gì ở họ, cũng chẳng thất vọng. Chẳng phải vì nên hay không nên, mà vì con người thì chẳng đáng. Có những người anh vĩnh viễn chẳng cần nhìn lại mặt họ một lần nữa, nhắc đến chỉ khiến anh thấy họ đáng thương, thế thôi. Anh cũng giúp người, có những người không xứng để giúp anh vẫn giúp. Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Giờ anh khá thản nhiên khi người ta gục ngã. Họ gục ngã, với anh, nghĩa là họ không xứng đáng để thẳng lưng, thế thôi. Anh bạn anh bắt đầu xuất sinh nghi tâm lớn, có thể rất lớn với anh, không biết chừng có thể khinh thường anh nữa. Nhưng anh đang giúp họ, anh thản nhiên vậy thôi. Họ ngã, cứ ngã. Họ đi được, anh giúp. Họ là nhân gian, cứ nhân gian. Họ muốn thay đổi, anh sẽ đi cùng họ đến khi anh còn thở. Mà anh còn thở hơi thở của đời này đến khi nào?
2. Có người thấy anh im lặng, họ nghĩ anh ngu dốt. Có người thấy anh cười nói, họ cho anh tầm thường. Có người thấy anh thảm hại, họ được thể thương hại. Có người thấy anh vướng chuyện vừa qua, cho anh là hạng mê gái, âm thầm khinh bỉ. Có người thế này thế nó. Vẫn là có người. Vẫn là tim gan thịt máu ấy đang nghĩ. Vẫn là cơ dịch da lông đó đang nghĩ. Ta có nên xúc động về thứ dốt nát của các người không? Ta nên đôi co hay thanh minh với các người? Các người mang tên gì vậy? Thần danh hay tên gì? Hay tên các người là Đôi co, Thanh minh, Ngờ vực, Phỉ báng, Vũ nhục?
3. Vào cuối ngày, anh gọi điện cho một kẻ bất chính thảm hại và độc ác. Anh chẳng còn nỗi sợ, và lời nói của anh khiến người đó bối rối im ắng. Anh không cần nghe lời thanh minh nào, anh dập máy khi đã nói xong. Anh chưa từng thừa lời, kể cả câu nói đùa.
4. Anh đã từng đùa sao?
2. Có người thấy anh im lặng, họ nghĩ anh ngu dốt. Có người thấy anh cười nói, họ cho anh tầm thường. Có người thấy anh thảm hại, họ được thể thương hại. Có người thấy anh vướng chuyện vừa qua, cho anh là hạng mê gái, âm thầm khinh bỉ. Có người thế này thế nó. Vẫn là có người. Vẫn là tim gan thịt máu ấy đang nghĩ. Vẫn là cơ dịch da lông đó đang nghĩ. Ta có nên xúc động về thứ dốt nát của các người không? Ta nên đôi co hay thanh minh với các người? Các người mang tên gì vậy? Thần danh hay tên gì? Hay tên các người là Đôi co, Thanh minh, Ngờ vực, Phỉ báng, Vũ nhục?
3. Vào cuối ngày, anh gọi điện cho một kẻ bất chính thảm hại và độc ác. Anh chẳng còn nỗi sợ, và lời nói của anh khiến người đó bối rối im ắng. Anh không cần nghe lời thanh minh nào, anh dập máy khi đã nói xong. Anh chưa từng thừa lời, kể cả câu nói đùa.
4. Anh đã từng đùa sao?
Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014
Sự thích thú ác độc
Trong tâm lý con người, có một hiện tượng tâm thần rất thú vị, và đáng ghê tởm: sự thích thú với đau khổ và suy bại của người khác.
Ví dụ thế này, có một người rất tốt với em, rồi một ngày người ấy qua đời. Em sẽ thấy rất đau khổ và có thể bật khóc, như thế cũng cho thấy em khá chân thành. Nhưng một sự thể sau đó xuất hiện: em nhớ về người ta và kì lạ thay, nhớ và cảm động nhất về lúc em bật khóc đó. Em có thể nói: vừa nghe tin, tôi thấy mình tê điếng và nước mắt cứ lăn dài. Nói cách khác, hiện tượng tâm thần ấy lập tức xảy ra: em thỏa mãn với sự cảm động của mình, thích thú và hạnh phúc về nó. Không phải sao, vào giây phút đó, em thấy mình có đủ mọi ý nghĩa và cao đẹp nhất. Em là con người. Hẳn vậy.
Ví dụ khác, có nhiều kẻ rất đau khổ và đầy cảm thương, hoặc xúc động khủng khiếp mỗi lần nhắc đến chuyện Jesus bị đóng đinh. Khi xúc động vì hình ảnh đó, họ thấy mình có nghĩa và tốt đẹp nhất, cứ như đang đồng nhất với Chúa vậy. Vì thế họ thích một cách khó hiểu hình ảnh Jesus bị đóng đinh trên thập giá. Họ nói rằng, hình ảnh đó cho thấy lòng yêu thương của Chúa đối với nhân loại. Nhưng họ làm sao giấu nổi sự thật rằng cảm giác thỏa mãn hạnh phúc khi được thương cảm Chúa.
Hiện tượng tâm thần này có biểu hiện trực tiếp hơn: thấy bị kích động với bất hạnh của người khác, hoặc thỏa mãn với bất hạnh của người khác. Triệu chứng mạnh hơn là sự thích thú khi bôi nhọ, giết người, tàn sát, trả thù...
Hiện tượng tâm thần này trong đức lý cổ gọi tên là: CÁI ÁC. Nó rất tầm thường, chỉ nên viết ra một cách giản đơn: cái ác. Cái ác dung tục, biết cách khơi gợi điều cao thượng để được tồn tại chính đáng. Hiện tượng tâm thần này đã cấu thành nên quan niệm của nhân loại, đến mức nỗi trăn trở về mối quan hệ giữa cái đẹp và cái ác trở thành một chủ đề rất lớn trong mỹ học và đạo đức học.
Em thử nghĩ xem: em thần tượng một ai đó, rồi mong người này bất hạnh, bị hủy hoại, bị chết đi. Thỉnh thoảng ý nghĩ đó xuất hiện. Nhưng em lại luôn nuôi dưỡng ý tưởng rằng mình cầu nguyện cho người đó điều tốt lành. Đừng vội mừng, sự cầu nguyện đó là chuẩn bị cho sự thỏa mãn khi thần tượng hoặc người em yêu quý chết, bị tổn thương, bị hủy hoại. Như 2 ví dụ anh đã nói ở trên. Đây chính là một phần nội hàm của pháp lý chính phản đồng xuất, thiện ác đồng tại.
Anh thì chẳng có ý kiến gì về việc người ta nên tốt hơn hay xấu đi thế nào. Khi em mang điều thực tốt đến cho ai, thì người đó vừa cảm kích em vừa chán ghét em. Khi em bảo họ sống một đời đức lý, thì họ vừa muốn sửa mình vừa muốn em bị hủy hoại. Trạng thái đó tồn tại trong bề mặt hoặc vi quan, ai mà biết được. An bài sau mỗi trạng thái đó càng chi li liên quan đến những pháp lý cao tầng khó mà em hiểu được.
Anh thì, chẳng quan tâm mấy nữa. Kẻ nói chuyện viên mãn Thần Phật các kiểu mà anh gặp, chẳng mấy ai chân tu. Toàn trốn tránh, tự ái, ác độc, giả dối, ngu dốt.
Nên anh chỉ cười thôi, anh không quan tâm đến con người. Anh có một giải pháp: chỉ giúp người chân chính, bỏ mặc kẻ giả ác.
Đấy. Chỉ giúp người chân chính.
Và không lý gì đến kẻ giả ác.
Nhưng anh nói vậy thôi, ở một thời không khác,
Anh đã làm những chuyện cần làm rồi.
Ví dụ thế này, có một người rất tốt với em, rồi một ngày người ấy qua đời. Em sẽ thấy rất đau khổ và có thể bật khóc, như thế cũng cho thấy em khá chân thành. Nhưng một sự thể sau đó xuất hiện: em nhớ về người ta và kì lạ thay, nhớ và cảm động nhất về lúc em bật khóc đó. Em có thể nói: vừa nghe tin, tôi thấy mình tê điếng và nước mắt cứ lăn dài. Nói cách khác, hiện tượng tâm thần ấy lập tức xảy ra: em thỏa mãn với sự cảm động của mình, thích thú và hạnh phúc về nó. Không phải sao, vào giây phút đó, em thấy mình có đủ mọi ý nghĩa và cao đẹp nhất. Em là con người. Hẳn vậy.
Ví dụ khác, có nhiều kẻ rất đau khổ và đầy cảm thương, hoặc xúc động khủng khiếp mỗi lần nhắc đến chuyện Jesus bị đóng đinh. Khi xúc động vì hình ảnh đó, họ thấy mình có nghĩa và tốt đẹp nhất, cứ như đang đồng nhất với Chúa vậy. Vì thế họ thích một cách khó hiểu hình ảnh Jesus bị đóng đinh trên thập giá. Họ nói rằng, hình ảnh đó cho thấy lòng yêu thương của Chúa đối với nhân loại. Nhưng họ làm sao giấu nổi sự thật rằng cảm giác thỏa mãn hạnh phúc khi được thương cảm Chúa.
Hiện tượng tâm thần này có biểu hiện trực tiếp hơn: thấy bị kích động với bất hạnh của người khác, hoặc thỏa mãn với bất hạnh của người khác. Triệu chứng mạnh hơn là sự thích thú khi bôi nhọ, giết người, tàn sát, trả thù...
Hiện tượng tâm thần này trong đức lý cổ gọi tên là: CÁI ÁC. Nó rất tầm thường, chỉ nên viết ra một cách giản đơn: cái ác. Cái ác dung tục, biết cách khơi gợi điều cao thượng để được tồn tại chính đáng. Hiện tượng tâm thần này đã cấu thành nên quan niệm của nhân loại, đến mức nỗi trăn trở về mối quan hệ giữa cái đẹp và cái ác trở thành một chủ đề rất lớn trong mỹ học và đạo đức học.
Em thử nghĩ xem: em thần tượng một ai đó, rồi mong người này bất hạnh, bị hủy hoại, bị chết đi. Thỉnh thoảng ý nghĩ đó xuất hiện. Nhưng em lại luôn nuôi dưỡng ý tưởng rằng mình cầu nguyện cho người đó điều tốt lành. Đừng vội mừng, sự cầu nguyện đó là chuẩn bị cho sự thỏa mãn khi thần tượng hoặc người em yêu quý chết, bị tổn thương, bị hủy hoại. Như 2 ví dụ anh đã nói ở trên. Đây chính là một phần nội hàm của pháp lý chính phản đồng xuất, thiện ác đồng tại.
Anh thì chẳng có ý kiến gì về việc người ta nên tốt hơn hay xấu đi thế nào. Khi em mang điều thực tốt đến cho ai, thì người đó vừa cảm kích em vừa chán ghét em. Khi em bảo họ sống một đời đức lý, thì họ vừa muốn sửa mình vừa muốn em bị hủy hoại. Trạng thái đó tồn tại trong bề mặt hoặc vi quan, ai mà biết được. An bài sau mỗi trạng thái đó càng chi li liên quan đến những pháp lý cao tầng khó mà em hiểu được.
Anh thì, chẳng quan tâm mấy nữa. Kẻ nói chuyện viên mãn Thần Phật các kiểu mà anh gặp, chẳng mấy ai chân tu. Toàn trốn tránh, tự ái, ác độc, giả dối, ngu dốt.
Nên anh chỉ cười thôi, anh không quan tâm đến con người. Anh có một giải pháp: chỉ giúp người chân chính, bỏ mặc kẻ giả ác.
Đấy. Chỉ giúp người chân chính.
Và không lý gì đến kẻ giả ác.
Nhưng anh nói vậy thôi, ở một thời không khác,
Anh đã làm những chuyện cần làm rồi.
Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014
Cuốn sách trong tôi (3)
1. Có một cuốn sách trong anh, chẳng biết nên gọi đó là Kinh Phật hay không. Chẳng biết nên nói sao, vì có nói cũng không hẳn có người hiểu, nhưng chắc đã đến lúc những sinh mệnh trong cuốn sách đó được trở về nơi nó vốn thuộc về. Hôm nọ ngồi với mấy người bạn, anh bảo họ rằng, xưa anh độ nhân không vì anh cũng không vì họ, nay anh không độ nhân không vì họ cũng không vì anh. Vì gì, thì những người quen thân anh đều biết. Không vì gì, thì những người từng đi cùng anh đều hiểu. Những ai không hiểu, thì là không thể hiểu, mà không hiểu cũng được, không đáng quan tâm nữa. Cuốn sách chẳng biết nên gọi là Kinh Phật hay không kia, đã đến lúc được trở về rồi. Hình dạng để lại nhân gian, trong một lớp tro tàn, còn điều cao quý bất diệt, thì quay về nơi vĩnh cửu. Chính là nên như thế.
2. Ý thuộc về Mệnh, Nghĩa thuộc về Tính, về căn bản là thế, giữa chúng và để điều hòa - cân bằng chúng, thì cần đến Ngôn-Từ. Cấu trúc của một phát ngôn, do đó, có thể hiển thị thế này: Ý (Mệnh) - Ngôn Từ (Kỳ-hình) - Nghĩa (Tính). Ý thuộc về vi quan, Nghĩa thuộc về hồng quan của một phát ngôn hoặc văn bản. Ý là hư hình, Nghĩa là thực tướng. Muốn Nghĩa càng rộng, thì người ta càng phải đột phá đến cái Ý càng sâu. Muốn đột phá cái Ý thật sâu, người ta lại phải tìm chỗ thực của Nghĩa. Cho nên nói rằng, muốn Chân phải Thiện, muốn Thiện phải Chân. Muốn thúc đẩy Thái Cực Chân-Thiện này, thì Ngôn Từ phải tải thể được Chân và Thiện. Theo anh, Ngôn từ có nội hàm, do đó, chia làm hai loại:
(a) Loại thứ nhất: Ngôn Từ kết hợp Chân của Chân và Chân của Thiện. Kỳ hình chính là thúc đẩy Chân tính, đột phá vi quan, đào sâu pháp lý, tính hướng nội của sinh mệnh này hẳn phải mạnh.
(b) Loại thứ hai: Ngôn từ kết hợp Thiện của Chân và Thiện của Thiện. Kỳ hình chính là thúc đẩy Thiện tính, đột phá hồng quan, liên tục hành Thiện (phổ độ), tính vị công của sinh mệnh này hẳn phải mạnh.
(c) Cũng còn một dạng thức nữa, chính là đề cao phần Nhẫn của Chân và Nhẫn của Thiện, như thế Ngôn Từ chính là đề cao sự đồng tồn của Chân Thiện, chịu áp lực của Chân và Thiện mà tăng trưởng. Kỳ hình chính là buông bỏ sự chi phối của bất Chân và bất Thiện, liên tục từ bỏ chấp trước, Chân Thiện Nhẫn của sinh mệnh này cùng lúc lớn lao, có thể chịu khổ ải, vừa hướng nội vừa vị công, sinh mệnh này nhất định có chủ ý thức ngày càng vững mạnh.
Ở tầng bề mặt, thì sự thể thế này: Ý thuộc về người phát ngôn, ngôn từ trung chuyển ý này, Nghĩa tồn tại như một ảnh hưởng mà cả người phát ngôn và người nhận phát ngôn đều hiểu theo đó. Ở sâu hơn, em có thể hiểu thế này, Ý là tín tức của chủ nguyên thần, Ngôn Từ là sản phẩm sau khi công xưởng trí não đã gia công xong, và Nghĩa là sự giao thoa giữa Tín tức bị gia công với sinh mệnh khác, thông qua một chu trình gần như ngược lại: ngôn từ, qua bộ máy gia công của người nhận phát ngôn, chuyển tín tức đến chủ nguyên thần. Quy trình ngược lại ấy gặp nhiều bất trắc hơn.
Dù em hiểu thế nào, thì quy trình anh vừa miêu tả bộc lộ một phần bản chất của Duyên. Là Thiện duyên hay Ác duyên thì là chuyện khác.
Ở tầng bề mặt, thì sự thể thế này: Ý thuộc về người phát ngôn, ngôn từ trung chuyển ý này, Nghĩa tồn tại như một ảnh hưởng mà cả người phát ngôn và người nhận phát ngôn đều hiểu theo đó. Ở sâu hơn, em có thể hiểu thế này, Ý là tín tức của chủ nguyên thần, Ngôn Từ là sản phẩm sau khi công xưởng trí não đã gia công xong, và Nghĩa là sự giao thoa giữa Tín tức bị gia công với sinh mệnh khác, thông qua một chu trình gần như ngược lại: ngôn từ, qua bộ máy gia công của người nhận phát ngôn, chuyển tín tức đến chủ nguyên thần. Quy trình ngược lại ấy gặp nhiều bất trắc hơn.
Dù em hiểu thế nào, thì quy trình anh vừa miêu tả bộc lộ một phần bản chất của Duyên. Là Thiện duyên hay Ác duyên thì là chuyện khác.
3. Khi anh đọc câu đầu trong Luận Ngữ: "Phật Pháp thị tối tinh thâm đích", anh thấy một sự thể đặc biệt diễn ra. Toàn bộ câu ấy là Ý. Toàn bộ câu ấy là Ngôn Từ. Lại nữa, toàn bộ câu ấy là Nghĩa. Để nói rõ thế này:
(a) Ý: Phật Pháp thị tối tinh thâm đích (Chân, Mệnh)
(b) Ngôn từ: Phật Pháp thị tối tinh thâm đích (Nhẫn)
(c) Nghĩa: Phật Pháp thị tối tinh thâm đích (Thiện, Tính)
Em hiểu không? Không thể tách rời Ý - Ngôn từ - Nghĩa của câu này được, vì Ý cùng Ngôn từ và Nghĩa cùng tồn tại, như Chân Thiện Nhẫn đồng tồn vậy. Không thể phân chia được. Không thể hiểu sai được. Không thể thiếu đi một từ được. Không thể nhầm lẫn một từ được. Vì Ý ấy chính xác là Ngôn Từ ấy, và người nhận được Ý và Ngôn từ ấy nhất thiết nên nhận được toàn bộ Nghĩa ấy.
4. Vì thế, lại có một sự thể nữa. Nếu em đọc Kinh Phật, sự đồng nhất các tầng lớp Chân Thiện Nhẫn nếu là như vậy, thì em phải phân biệt giữa:
(a) Ngộ từ Pháp
(b) Làm theo Pháp
(c) Làm theo Ngộ
(d) Được chỉ đạo bởi Pháp
(e) Được chỉ đạo bởi Ngộ
(f) Chuyển hóa theo Pháp
(g) Chuyển hóa theo Ngộ
5. Những kẻ sai với Pháp rồi sẽ tự đi đến chỗ tà đạo, thiên sai chính là vì như vậy.
4. Vì thế, lại có một sự thể nữa. Nếu em đọc Kinh Phật, sự đồng nhất các tầng lớp Chân Thiện Nhẫn nếu là như vậy, thì em phải phân biệt giữa:
(a) Ngộ từ Pháp
(b) Làm theo Pháp
(c) Làm theo Ngộ
(d) Được chỉ đạo bởi Pháp
(e) Được chỉ đạo bởi Ngộ
(f) Chuyển hóa theo Pháp
(g) Chuyển hóa theo Ngộ
5. Những kẻ sai với Pháp rồi sẽ tự đi đến chỗ tà đạo, thiên sai chính là vì như vậy.
Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014
Nghĩ ngợi
1. Có một thời tâm của anh rất bạc nhược: dễ ghen tức, dễ oán hận, dễ tủi thân, dễ tự ái... Có một vài người biết rõ điều đó, họ tin rằng nếu có hiện tượng đó, thì anh nhất định có máu tanh và thịt rữa, nghĩa là anh có thể chết nếu họ giết anh. Rồi anh mạnh mẽ hơn, lý trí hơn, anh có thể nhận thức các tâm thái của mình, ước chế các tâm ấy, bài trừ tạp niệm, giữ vững các chính niệm khi cần. Một đời sống kỷ luật, nghiêm khắc, thu liễm, tiết chế hơn khiến anh im lặng hơn.
2. Mỗi lần tiến thêm một bước, anh lại thấy mình có những tâm thái cần thanh trừ. Anh lại gắng thanh trừ các tâm chưa tốt. Mỗi lần đó, anh lại nghĩ, các chúng sinh trong vũ trụ của ta sẽ thế nào đây? Họ sẽ không sống trong tranh đấu, thù hận, nghi ngờ, oán ghét, điên loạn... Anh lại nghĩ, chúng sinh trong vũ trụ của anh sẽ sống Thiện lành, Chân chính, Nhẫn Pháp. Anh đã trải qua đủ thứ nhân gian rồi, từ mọi hướng cả trong và ngoài anh, anh không muốn bất cứ ai và bất cứ sinh mệnh nhỏ nhoi nào chịu đựng những gì anh chịu đựng. Muốn như vậy, chỉ có một cách thôi: chính anh phải tu bỏ những điều không tốt, các chấp trước, các niệm đầu bất hảo. Vì anh tin, biết và thấu suốt rằng, mỗi điều anh đang làm đây, khi từ bỏ và đoạn tuyệt với những điều xấu ác bẩn thỉu, là không chỉ cho anh, vì anh. Phẩm giá bất diệt mà anh có được sau con đường mà anh đi là điều tất thảy sinh mệnh trong anh hướng đến và trông chờ.
3. Mỗi lần anh thấy một điều xấu ác ngoài kia, anh lại nghĩ rằng: anh sẽ không như thế, không xấu ác như vậy, không để các tâm xấu ác đó kiểm soát mình. Khi anh thấy một kẻ mượn danh điều chân chính để tùy ý phát tác các tâm oán hận, khi anh thấy một kẻ mượn danh điều thánh sạch để tha hồ chửi rủa người khác... khi anh thấy bất kì điều xấu ác nào giả vờ thiện lành, anh luôn giữ một ý niệm: mình sẽ không như vậy, không để các chúng sinh trong mình khốn khổ vì điều ấy. Nếu còn được thở, thì anh còn cần phải tốt đẹp lên và tốt đẹp hơn nữa.
4. Con biết rằng mỗi lần con từ bỏ bụi trần và sạch sẽ hơn, con lại gần với kỳ vọng của Ngài hơn. Con biết rằng mỗi lần con thánh khiết hơn Ngài lại hài lòng hơn. Con sẽ không dừng lại. Những điều con nói ra đây không bao hàm bất cứ cảm xúc nào, vì điều dẫn lối con đây là những điều chân thành nhất trong Tâm Trí. Con sẽ chứng thực điều con tin tưởng. Con sẽ không để Ngài thất vọng.
2. Mỗi lần tiến thêm một bước, anh lại thấy mình có những tâm thái cần thanh trừ. Anh lại gắng thanh trừ các tâm chưa tốt. Mỗi lần đó, anh lại nghĩ, các chúng sinh trong vũ trụ của ta sẽ thế nào đây? Họ sẽ không sống trong tranh đấu, thù hận, nghi ngờ, oán ghét, điên loạn... Anh lại nghĩ, chúng sinh trong vũ trụ của anh sẽ sống Thiện lành, Chân chính, Nhẫn Pháp. Anh đã trải qua đủ thứ nhân gian rồi, từ mọi hướng cả trong và ngoài anh, anh không muốn bất cứ ai và bất cứ sinh mệnh nhỏ nhoi nào chịu đựng những gì anh chịu đựng. Muốn như vậy, chỉ có một cách thôi: chính anh phải tu bỏ những điều không tốt, các chấp trước, các niệm đầu bất hảo. Vì anh tin, biết và thấu suốt rằng, mỗi điều anh đang làm đây, khi từ bỏ và đoạn tuyệt với những điều xấu ác bẩn thỉu, là không chỉ cho anh, vì anh. Phẩm giá bất diệt mà anh có được sau con đường mà anh đi là điều tất thảy sinh mệnh trong anh hướng đến và trông chờ.
3. Mỗi lần anh thấy một điều xấu ác ngoài kia, anh lại nghĩ rằng: anh sẽ không như thế, không xấu ác như vậy, không để các tâm xấu ác đó kiểm soát mình. Khi anh thấy một kẻ mượn danh điều chân chính để tùy ý phát tác các tâm oán hận, khi anh thấy một kẻ mượn danh điều thánh sạch để tha hồ chửi rủa người khác... khi anh thấy bất kì điều xấu ác nào giả vờ thiện lành, anh luôn giữ một ý niệm: mình sẽ không như vậy, không để các chúng sinh trong mình khốn khổ vì điều ấy. Nếu còn được thở, thì anh còn cần phải tốt đẹp lên và tốt đẹp hơn nữa.
4. Con biết rằng mỗi lần con từ bỏ bụi trần và sạch sẽ hơn, con lại gần với kỳ vọng của Ngài hơn. Con biết rằng mỗi lần con thánh khiết hơn Ngài lại hài lòng hơn. Con sẽ không dừng lại. Những điều con nói ra đây không bao hàm bất cứ cảm xúc nào, vì điều dẫn lối con đây là những điều chân thành nhất trong Tâm Trí. Con sẽ chứng thực điều con tin tưởng. Con sẽ không để Ngài thất vọng.
Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014
Đáng lắm
Nếu 10 năm sau, mọi việc vẫn như bây giờ thì sao?
Em vẫn cố bỏ các tâm chấp trước. Em vẫn tu, có thể. Em vẫn lận đận giữa yêu và ghét. Em vẫn khổ đau vì gò bó và hạnh phúc với từng nhịp tim nhỏ, nếu vậy thì sao? Nếu 1000 năm nữa vẫn thế này, và ta vẫn gặp lại từng ấy duyên nghiệp ở nơi khác, vẫn tiếng cười và nước mắt, hy vọng và khổ đau, thì sao đây?
Nếu 10.000 năm nữa cũng vẫn thế này?
Có thể em sẽ phải tự hỏi mình những điều đó, câu hỏi của một đời tu khổ đau và ngơ ngác. Anh hiểu nỗi mong manh của trái tim con người, từng ánh lửa nhỏ, cho đến mặt trời lớn, một vũng nước thảnh thơi, hoặc một biển khơi dữ dội. Rồi sao nhỉ, con người?
Anh thì, chẳng thấy nên trả lời những câu vô nghĩa ấy. Em nhớ chứ, thái cực Ý và Nghĩa. Với anh, mấy lời đó, năng lượng của chúng, sinh mệnh trong chúng... đều quá tầm thường và thô thiển. Y như trật tự vật chất của chúng vậy.
Tồn tại để tốt đẹp hơn, trong sâu thẳm cho đến bề mặt? Đáng lắm chứ. Đi thôi.
Vì chúng ta tồn tại có mục đích: mục đích ấy
không phải cuộc sống này,
mà là đức lý
và Phẩm giá bất diệt.
Nhanh chân lên.
Em vẫn cố bỏ các tâm chấp trước. Em vẫn tu, có thể. Em vẫn lận đận giữa yêu và ghét. Em vẫn khổ đau vì gò bó và hạnh phúc với từng nhịp tim nhỏ, nếu vậy thì sao? Nếu 1000 năm nữa vẫn thế này, và ta vẫn gặp lại từng ấy duyên nghiệp ở nơi khác, vẫn tiếng cười và nước mắt, hy vọng và khổ đau, thì sao đây?
Nếu 10.000 năm nữa cũng vẫn thế này?
Có thể em sẽ phải tự hỏi mình những điều đó, câu hỏi của một đời tu khổ đau và ngơ ngác. Anh hiểu nỗi mong manh của trái tim con người, từng ánh lửa nhỏ, cho đến mặt trời lớn, một vũng nước thảnh thơi, hoặc một biển khơi dữ dội. Rồi sao nhỉ, con người?
Anh thì, chẳng thấy nên trả lời những câu vô nghĩa ấy. Em nhớ chứ, thái cực Ý và Nghĩa. Với anh, mấy lời đó, năng lượng của chúng, sinh mệnh trong chúng... đều quá tầm thường và thô thiển. Y như trật tự vật chất của chúng vậy.
Tồn tại để tốt đẹp hơn, trong sâu thẳm cho đến bề mặt? Đáng lắm chứ. Đi thôi.
Vì chúng ta tồn tại có mục đích: mục đích ấy
không phải cuộc sống này,
mà là đức lý
và Phẩm giá bất diệt.
Nhanh chân lên.
Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014
Nghĩ khi ngồi suông
Hồi anh học Đại học, anh rất mê Lục Nhâm Đại độn và các thuyết văn minh Lạc Việt. Hồi đó, khi anh lên mạng tìm hiểu và đọc, người nổi tiếng nhất lúc ấy mà anh được trao đổi là bác Thiên Sứ, Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Bác ấy rất nổi tiếng. Thế rồi thời gian qua đi, anh không ở lại cuộc trao đổi với bác ấy nữa, cũng không đam mê Lạc Việt Độn toán của bác nữa. Anh được học nhiều điều khác, và anh đồng ý với những điều ngược hẳn những gì bác ấy đề xuất và tin tưởng.
Một ngày nọ anh thấy và nghe người ta cười nhạo bác ấy. Chê cười có. Coi làm trò đùa có. Dĩ nhiên những người tin vào lập thuyết của bác ấy vẫn nhiều. Không hiểu sao, dù có chính kiến về đúng hay sai, anh lại có chút tâm thấy cần bênh vực: đừng cười cợt những lập luận lý trí và cống hiến của bác ấy cho Huyền học, những gì bác ấy nêu ra và tranh luận để làm sáng tỏ nhiều điều cần nghĩ biết. Nhưng anh im lặng, và cười, chẳng bao giờ tham gia vào cuộc tranh luận về bác ấy.
Anh chẳng rõ kiếp trước bác và anh duyên nợ thế nào. Anh chỉ biết, khi còn trẻ, anh đã nợ ơn tư tưởng với bác ấy: bác ấy cho anh đam mê Huyền học, cho anh sức sống và nhiệt huyết, cho anh một con đường để đi và từ đó anh đã đi con đường của anh. Đi qua rồi, anh chưa từng quay lại đả kích bác ý, dù anh nhận thức tương phản với bác về mọi vấn đề.
Có một đạo lý nhỏ nhoi này, mà anh tin chưa bao giờ sai trái, rằng kẻ khinh bỉ hòn đá dưới chân mình, thì chẳng xứng bước chân trên hòn đá ấy.
Anh khinh bỉ một người anh nợ ơn tinh thần, cánh cửa đầu tiên đưa anh vào huyền học, thì anh không xứng bước vào Huyền học.
Đó là đạo lý tối thiểu. Em có thể gọi nó là biết ơn, là trân trọng nghĩa lý, là gì cũng được. Nhưng nếu không hiểu rõ nó và làm được nó
thì em chẳng là gì. Chẳng xứng đáng là gì.
Một ngày nọ anh thấy và nghe người ta cười nhạo bác ấy. Chê cười có. Coi làm trò đùa có. Dĩ nhiên những người tin vào lập thuyết của bác ấy vẫn nhiều. Không hiểu sao, dù có chính kiến về đúng hay sai, anh lại có chút tâm thấy cần bênh vực: đừng cười cợt những lập luận lý trí và cống hiến của bác ấy cho Huyền học, những gì bác ấy nêu ra và tranh luận để làm sáng tỏ nhiều điều cần nghĩ biết. Nhưng anh im lặng, và cười, chẳng bao giờ tham gia vào cuộc tranh luận về bác ấy.
Anh chẳng rõ kiếp trước bác và anh duyên nợ thế nào. Anh chỉ biết, khi còn trẻ, anh đã nợ ơn tư tưởng với bác ấy: bác ấy cho anh đam mê Huyền học, cho anh sức sống và nhiệt huyết, cho anh một con đường để đi và từ đó anh đã đi con đường của anh. Đi qua rồi, anh chưa từng quay lại đả kích bác ý, dù anh nhận thức tương phản với bác về mọi vấn đề.
Có một đạo lý nhỏ nhoi này, mà anh tin chưa bao giờ sai trái, rằng kẻ khinh bỉ hòn đá dưới chân mình, thì chẳng xứng bước chân trên hòn đá ấy.
Anh khinh bỉ một người anh nợ ơn tinh thần, cánh cửa đầu tiên đưa anh vào huyền học, thì anh không xứng bước vào Huyền học.
Đó là đạo lý tối thiểu. Em có thể gọi nó là biết ơn, là trân trọng nghĩa lý, là gì cũng được. Nhưng nếu không hiểu rõ nó và làm được nó
thì em chẳng là gì. Chẳng xứng đáng là gì.
Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014
Hư hình - Thực tướng
* Những việc được kể dưới đây là theo một giấc mơ, chẳng phải có ý giảng giải, cũng chẳng nói lên sự thực nào. Mà hay thay, sự thực chân chính cũng không ở đầu môi chót lưỡi*
Kiếp đó anh có mở một trường dạy Đạo nhỏ, ước chừng cứ 100 năm thu nhận 1 đến 2 người, đến khi trường chật kín học sinh thì anh có đến hơn 10 học sinh rồi. Một buổi nọ anh dẫn 10 đệ tử ấy đến nhìn lên một mỏm núi ngất ngưởng sắc bén, trên mỏm ấy có một hòn đá tưởng chừng sắp rơi, nhưng hẵng chưa rơi, mà có lẽ còn chưa rơi. Anh hỏi các học trò Sao mà tảng đá ấy chưa rơi, nói ta nghe. Một người đáp: Là vì mỏm núi có một luồng chân khí dâng lên, hóa hình thành đá chặn, khiến hòn đá kia muốn rơi cũng không rơi được. Anh mỉm cười. Một người khác đáp: Nhìn lên trời cao mây nhẹ, thấy gió mây thuận hòa, hướng chim trời cá bể đều yên ổn, sự tình đã yên ổn vậy, đá hẳn thuận theo yên ổn mà không rơi. Anh bật cười . Một người khác đáp: Tuy hòn đá ấy thế thì như muốn rơi, mà đã truyền tải một thái cực định hình gắn chặt vào nền đá, xu hướng rơi không mạnh bằng xu hướng định. Anh cười phá lên. Một người khác nữa gãi đầu nói: phàm sự thể trên đời đều có tính nhân quả tuần hoàn, duyên nghiệp bất tuyệt, Đá có duyên với Núi, không thể nói rơi là rơi. Một người khác chen vào: Hòn đá ấy còn chờ chư tiên thưởng lãm, có muốn rơi liệu được chăng.
Anh bảo các học trò: các trò nói không sai, nên rằng không đúng. Chính khi ấy một học trò râu ria nhìn anh cười: Thưa Thầy, hòn đá chưa rơi là vì nó chưa rơi, phải thế chăng? Anh hỏi: Con nghĩ sao mà thưa vậy? Cậu bé đó cúi lạy anh rồi đáp: Thưa Thầy, con nghĩ như sau: Đạo có Hư hình, lại có Thực tướng. Ví như mặt nước có sức căng của nước vậy. Sức căng ấy khiến nước là nước, đó là Hư Hình của nước. Nước được gọi là nước, đó là Thực tướng của Nước. Hòn đá kia có Hư hình là ở ngay đó. Lại có Thực tướng là ở ngay đó. Hư hình chưa rơi, thì Thực tướng rơi chăng? Nếu Hư hình chưa rơi, mà Thực tướng đã có sự rơi ấy, chẳng phải là điều nghịch Đạo chăng? Nếu đã đến buổi hòn đá cũng nghịch Đạo, thì chúng ta có còn nhìn thấy ngọn núi ấy nữa chăng?
Anh xoa đầu chàng trai, bảo nó rằng: Hay thay. Cho nên vật chất kẻ Lớn thì Vi quan liền lạc, vật chất kẻ tầm thường thì thô kệch rời rạc, đó là Hư hình của chúng. Sinh mệnh mà thuận theo Đạo, thì Hư hình ấy chính là Thực tướng, Thực tướng ấy cũng như Hư hình, nên gọi là từ Đạo mà sinh, theo Đạo mà diệt, sinh hay diệt đều vẫn bất tử, đầy đủ Hư hình Thực tướng. Nên chăng, kẻ ác sợ người Thiện, vì sinh mệnh Thiện ước chế kẻ Ác từ vi quan, cũng là từ Hư Hình, khiến cho thực tướng của chúng bị vô hiệu triệt để. Nên chăng, sự ước chế từ Vô Hình đó, chính là điều Thiện của nhà Đạo.
Chàng trai râu ria nhìn anh ngơ ngác, rồi thở dài: Bạch Thầy, vậy Thầy dạy chúng con thuận theo Đạo mà sinh diệt sao. Anh cười hỏi: Ta bảo các con thuận theo Đạo mà sinh diệt sao? Chàng râu ria đáp: Bạch Thầy, con thấy sinh mệnh vốn mang Khổ, Khổ là tự trong họ. Vì lẽ con thấy, Đạo thì bất diệt mà sinh mệnh lại có sinh có diệt. Sinh mệnh mà không như Đạo, thì có Hạnh Lạc nào chăng? Vừa có Thực tướng đã Khổ, ấy là Sinh đã Khổ. Hư hình Thực tướng vừa biến đổi đã mất mát, đó là Lão đã Khổ. Mất mát rồi khó mà phục hồi, ấy là Bệnh đã Khổ. Không phục hồi nổi mà mất đi Thực tướng, ấy là Tử là Khổ. Bạch Thầy, Thực tướng không giữ được, chỉ giữ được Hư Hình, chúng sinh thực là Khổ, Khổ ấy khiến Hư Hình trôi giạt mãi. Vậy con nên làm sao đây?
Anh gãi đầu đáp: Hay thay, con thấy được chỗ Khổ của Sinh mệnh chẳng hợp nhất với Đạo. Sao con dám nghĩ thuận theo Đạo là Khổ
Chàng râu ria lắc đầu: Bạch Thầy, Sinh Lão Bệnh Tử là Khổ của sinh mệnh ấy, cảm thụ ấy là chân thực như thế, hẳn phải vì sinh mệnh có Sinh Lão Bệnh Tử là vì vẫn trong luân hồi tam giới, là vì vốn thực lìa xa với Đạo?
Anh bật cười: Thuận theo Đạo có thể lìa xa Đạo chăng?
Chàng râu ria lại đáp: Đạo nếu chưa được thuyết cho tỏ tường, có thể thực sự thuận theo chăng? Thuận theo điều chưa tỏ tường, có phải là vô minh chăng thưa Thầy? Con thấy rằng đã đắc được Đạo, thì Hư Hình không đổi, Thực tướng bất biến. Đạo là bất sinh bất diệt, thì đắc Đạo cũng vô sinh vô diệt. Khi ấy không có Hư Hình, chẳng nói Thực tướng, chỉ nói viên mãn. Thưa Thầy, phải vậy chăng?
Anh nghe đến đó lấy làm băn khoăn lắm. Bỗng anh thở dài, hỏi: Con thấy ta sống 9000 năm, là nghịch Đạo chăng?
Chàng trai bật khóc, quỳ xuống thưa rằng: Con đến đây vì Đạo. Ngày nào Đắc Đạo, xin được trở về phụng dưỡng Thầy.
Thế là bọn anh chia cách 2500 năm. Mấy hôm trước vừa gặp lại chàng râu ria ấy.
Thế đấy.
Kiếp đó anh có mở một trường dạy Đạo nhỏ, ước chừng cứ 100 năm thu nhận 1 đến 2 người, đến khi trường chật kín học sinh thì anh có đến hơn 10 học sinh rồi. Một buổi nọ anh dẫn 10 đệ tử ấy đến nhìn lên một mỏm núi ngất ngưởng sắc bén, trên mỏm ấy có một hòn đá tưởng chừng sắp rơi, nhưng hẵng chưa rơi, mà có lẽ còn chưa rơi. Anh hỏi các học trò Sao mà tảng đá ấy chưa rơi, nói ta nghe. Một người đáp: Là vì mỏm núi có một luồng chân khí dâng lên, hóa hình thành đá chặn, khiến hòn đá kia muốn rơi cũng không rơi được. Anh mỉm cười. Một người khác đáp: Nhìn lên trời cao mây nhẹ, thấy gió mây thuận hòa, hướng chim trời cá bể đều yên ổn, sự tình đã yên ổn vậy, đá hẳn thuận theo yên ổn mà không rơi. Anh bật cười . Một người khác đáp: Tuy hòn đá ấy thế thì như muốn rơi, mà đã truyền tải một thái cực định hình gắn chặt vào nền đá, xu hướng rơi không mạnh bằng xu hướng định. Anh cười phá lên. Một người khác nữa gãi đầu nói: phàm sự thể trên đời đều có tính nhân quả tuần hoàn, duyên nghiệp bất tuyệt, Đá có duyên với Núi, không thể nói rơi là rơi. Một người khác chen vào: Hòn đá ấy còn chờ chư tiên thưởng lãm, có muốn rơi liệu được chăng.
Anh bảo các học trò: các trò nói không sai, nên rằng không đúng. Chính khi ấy một học trò râu ria nhìn anh cười: Thưa Thầy, hòn đá chưa rơi là vì nó chưa rơi, phải thế chăng? Anh hỏi: Con nghĩ sao mà thưa vậy? Cậu bé đó cúi lạy anh rồi đáp: Thưa Thầy, con nghĩ như sau: Đạo có Hư hình, lại có Thực tướng. Ví như mặt nước có sức căng của nước vậy. Sức căng ấy khiến nước là nước, đó là Hư Hình của nước. Nước được gọi là nước, đó là Thực tướng của Nước. Hòn đá kia có Hư hình là ở ngay đó. Lại có Thực tướng là ở ngay đó. Hư hình chưa rơi, thì Thực tướng rơi chăng? Nếu Hư hình chưa rơi, mà Thực tướng đã có sự rơi ấy, chẳng phải là điều nghịch Đạo chăng? Nếu đã đến buổi hòn đá cũng nghịch Đạo, thì chúng ta có còn nhìn thấy ngọn núi ấy nữa chăng?
Anh xoa đầu chàng trai, bảo nó rằng: Hay thay. Cho nên vật chất kẻ Lớn thì Vi quan liền lạc, vật chất kẻ tầm thường thì thô kệch rời rạc, đó là Hư hình của chúng. Sinh mệnh mà thuận theo Đạo, thì Hư hình ấy chính là Thực tướng, Thực tướng ấy cũng như Hư hình, nên gọi là từ Đạo mà sinh, theo Đạo mà diệt, sinh hay diệt đều vẫn bất tử, đầy đủ Hư hình Thực tướng. Nên chăng, kẻ ác sợ người Thiện, vì sinh mệnh Thiện ước chế kẻ Ác từ vi quan, cũng là từ Hư Hình, khiến cho thực tướng của chúng bị vô hiệu triệt để. Nên chăng, sự ước chế từ Vô Hình đó, chính là điều Thiện của nhà Đạo.
Chàng trai râu ria nhìn anh ngơ ngác, rồi thở dài: Bạch Thầy, vậy Thầy dạy chúng con thuận theo Đạo mà sinh diệt sao. Anh cười hỏi: Ta bảo các con thuận theo Đạo mà sinh diệt sao? Chàng râu ria đáp: Bạch Thầy, con thấy sinh mệnh vốn mang Khổ, Khổ là tự trong họ. Vì lẽ con thấy, Đạo thì bất diệt mà sinh mệnh lại có sinh có diệt. Sinh mệnh mà không như Đạo, thì có Hạnh Lạc nào chăng? Vừa có Thực tướng đã Khổ, ấy là Sinh đã Khổ. Hư hình Thực tướng vừa biến đổi đã mất mát, đó là Lão đã Khổ. Mất mát rồi khó mà phục hồi, ấy là Bệnh đã Khổ. Không phục hồi nổi mà mất đi Thực tướng, ấy là Tử là Khổ. Bạch Thầy, Thực tướng không giữ được, chỉ giữ được Hư Hình, chúng sinh thực là Khổ, Khổ ấy khiến Hư Hình trôi giạt mãi. Vậy con nên làm sao đây?
Anh gãi đầu đáp: Hay thay, con thấy được chỗ Khổ của Sinh mệnh chẳng hợp nhất với Đạo. Sao con dám nghĩ thuận theo Đạo là Khổ
Chàng râu ria lắc đầu: Bạch Thầy, Sinh Lão Bệnh Tử là Khổ của sinh mệnh ấy, cảm thụ ấy là chân thực như thế, hẳn phải vì sinh mệnh có Sinh Lão Bệnh Tử là vì vẫn trong luân hồi tam giới, là vì vốn thực lìa xa với Đạo?
Anh bật cười: Thuận theo Đạo có thể lìa xa Đạo chăng?
Chàng râu ria lại đáp: Đạo nếu chưa được thuyết cho tỏ tường, có thể thực sự thuận theo chăng? Thuận theo điều chưa tỏ tường, có phải là vô minh chăng thưa Thầy? Con thấy rằng đã đắc được Đạo, thì Hư Hình không đổi, Thực tướng bất biến. Đạo là bất sinh bất diệt, thì đắc Đạo cũng vô sinh vô diệt. Khi ấy không có Hư Hình, chẳng nói Thực tướng, chỉ nói viên mãn. Thưa Thầy, phải vậy chăng?
Anh nghe đến đó lấy làm băn khoăn lắm. Bỗng anh thở dài, hỏi: Con thấy ta sống 9000 năm, là nghịch Đạo chăng?
Chàng trai bật khóc, quỳ xuống thưa rằng: Con đến đây vì Đạo. Ngày nào Đắc Đạo, xin được trở về phụng dưỡng Thầy.
Thế là bọn anh chia cách 2500 năm. Mấy hôm trước vừa gặp lại chàng râu ria ấy.
Thế đấy.
Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014
Một chút suy nghĩ
1. Đợt này anh đau đớn thân xác rất ghê gớm đến mức như nứt ra và vỡ vụn. Chắc những người ghét hay khinh bỉ anh sẽ vui mừng về điều này. Nhưng kiên định bài trừ sự can nhiễu giúp anh vững mạnh trở lại. Anh quyết định Chân: anh thừa nhận các vị đã bảo trợ và giúp đỡ anh, cũng như thừa nhận những gì là mình và mình thuộc về. Anh xuất những niệm bài trừ quá lớn và quá lâu, đến mức anh xa lạ với chính mình.
2. Anh vừa định nói vài điều về họ, vợ anh đập vào đầu anh, bảo rằng, suy nghĩ chân chính là dành cho điều chân chính. Và nữa, cô ấy bảo anh: hãy nghĩ đến những gì anh cần làm, dành đầu óc và không gian trong anh cho những điều cao thượng. Thì rõ rồi. Vậy là anh xóa sạch mấy thứ bẩn bẩn khỏi đầu.
3. Bà chị anh Chân hơn, thành ra Thiện hơn. Có lẽ sắp bao dung hơn, nên có chút yếu đuối và con trẻ hơn. Này em, anh thấy hạnh phúc khi gặp một người tử tế và vững mạnh, một người lý trí và biết Thiện.
4. Về những chuyện rắc rối mà em gặp hoặc bạn em gặp, anh nói ngắn gọn thế này: KHÔNG LÀ GÌ. Hãy kiên nhẫn, chăm chỉ, làm tốt mọi việc phải làm, có trách nhiệm, phát triển trí huệ, nhận thức lý trí hơn nữa. Sự tốt đẹp và tử tế bất tử, cái ác và sự giả dối chóng tàn lắm. Anh nghĩ những người tử tế đều thấu rõ điều đó. Em, em thì sao?
5. Điều anh được thấy là: cái ác triệt tiêu nhau. Còn anh, anh thậm chí không quan tâm được gì nữa, anh phải sống cho Tốt. Em, hãy sống cho Tốt. Thế nào là Tốt, thế nào là Xấu, hẳn em vẫn nhớ?
6. Nếu anh còn một chút suy nghĩ, anh mong đó là Chính niệm
Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014
Cuốn sách trong tôi (2)
Anh có một bà chị, rất giỏi, lỡ làng, bị vùi dập. Chị ấy có một vốn ngôn ngữ mạnh, khỏe, chắc chắn là đẹp. Đợt trước chị ấy dịch Kinh do Phật chủ giảng - vì khi đọc bản dịch cũ chị cảm thấy có nhiều điều bất ổn, mà bất cứ một ai có nhiều kinh nghiệm về ngôn ngữ cũng lờ mờ hiểu rẳng giữa bản gốc và bản dịch có nhiều vấn đề quá. Và quả thực vậy, vì thế chị đã dịch lại Kinh.
Biết nói thế nào nhỉ, chị ấy làm chăm chỉ và trách nhiệm như thể đó là sứ mệnh của chị ý. Hãy tin anh, những người Chân và Thiện đích thực biết cách thực sự để hoàn thành một văn bản đẹp và thanh sáng. Ít nhất, em nghĩ xem, với chị ấy, một văn bản của Thần thì không thể sai và thiếu. Khi địch lại, chị ấy quả thực đã thấy rõ chỗ sai thiếu đó, bổ sung để không một từ nào bị đánh mất, để Lời của Phật đến được với chúng sinh.
Rồi chuyện của anh xảy ra, chuyện của anh ầm ĩ và chẳng vui vẻ gì: rất nhiều người chứng minh cho chị ấy thấy anh là một thằng đểu, một đứa chẳng ra gì, một thứ khốn nạn mang hình hài người và mượn danh Phật Pháp làm điều xằng bậy. Thật khốn nạn là, anh lại chính là người cổ vũ nhiều nhất cho việc dịch lại Kinh Phật của chị ý. Nên khi trong lòng bị chấn động mạnh về anh, chưa nói chị ý có thái độ với anh ra sao, thì bỗng nhiên, chị ý chấp nhận ý niệm được nhiều người khác đưa vào đầu chị ý: rằng thì là, việc dịch lại là sự xui khiến của ma quỷ, cũng như ý định ban đầu của anh là một mớ xúi bẩy vô luân.
Chị ý phải bước vào một thử tâm cực lớn: liệu điều Chân Thiện của chị ý, liệu sứ mệnh ngay ở nhân gian này là canh giữ sự thuần tịnh của các văn bản, là quan trọng. Hay lời nói và những ý niệm về thế giới ngoài chị ý là quan trọng? Liệu sự Chân và Thiện, thêm nữa là tính Nhẫn bản nguyên của chị, và Phật Pháp mà chị ý hướng tới, sẽ dẫn đường cho chị, hay sự lay động mãnh liệt của nỗi sợ và bản năng nhân gian sẽ điều hướng chị?
Rốt cuộc thì đó là quan của chị ấy. Điều duy nhất anh mong, là Pháp của vũ trụ dẫn lối cho chị, cũng như chị được Pháp chỉ đạo. Điều duy nhất anh mong, là chị hiểu rằng Pháp đích thực là gì trong chị, và sinh mệnh trong chị minh bạch được sự thực nằm trong bản nguyên.
Anh vẫn chưa được đọc cuốn sách hoàn hảo. Và vẫn đang chờ đợi.
Còn em?
Vài người bạn
1. Cậu thợ cắt tóc, vật vã trong một Hà Nội tàn nhẫn và đáng sợ, vẫn tự tin nhờ sự từng trải nửa vời và đồng tiền kiếm được. Này ông em, Tiền không đảm bảo cho lý trí, càng không biện hộ cho nhân cách và phẩm giá. Lại nữa, Tiền của cậu em có thể bị người ta cướp, lừa đảo. Còn phẩm giá thì không. Sự tử tế chính là có giá trị như vậy. Nên anh đã nói với mày, hãy chân thành và thực dụng, theo nghĩa duy nhất mà anh luôn bảo: khi em vô tư, biết trân trọng sự tử tế, biết nhìn vào phẩm giá cá nhân mình, em sẽ hành xử đúng, và chẳng hối hận bao giờ.
2. Cô cháu mới vào Đại học: đừng đánh mất tuổi trẻ, hãy sống cho đích đáng. Chú chỉ có một ý duy nhất: bất kể lời đàm tiếu hay sự sỉ nhục nào, bất kể cám dỗ nào và tâm tình ra sao, cháu cần biết rằng, sự cao thượng của tâm hồn mình là chân-tướng của cháu. Nếu tâm hồn cháu méo mó lệch lạc, dù ai nói gì tốt về cháu, tự cháu có tự-trọng được không? Nếu tâm hồn cháu đúng đắn tròn đầy, dù ai sỉ nhục cháu, cháu có thấy mình nhục nhã được không? Hãy mạnh mẽ lên, vì sự cao thượng đích thực không tổn thương bao giờ.
3. Vài cô bạn: đừng sợ cô độc và đừng lo rằng các bạn thiệt thòi khi cống hiến cho lý tưởng và khát vọng đích thực trong các bạn. Nếu máu, mồ hôi, nước mắt và nhiều hơn thế phải dùng để đánh đổi, thì điều gì xứng đáng? Lý tưởng, khát vọng của chính các bạn, hay dục vọng, hay thiên kiến của đời này? Tôi tin các bạn, như trong sâu thẳm các bạn tin tôi.
2. Cô cháu mới vào Đại học: đừng đánh mất tuổi trẻ, hãy sống cho đích đáng. Chú chỉ có một ý duy nhất: bất kể lời đàm tiếu hay sự sỉ nhục nào, bất kể cám dỗ nào và tâm tình ra sao, cháu cần biết rằng, sự cao thượng của tâm hồn mình là chân-tướng của cháu. Nếu tâm hồn cháu méo mó lệch lạc, dù ai nói gì tốt về cháu, tự cháu có tự-trọng được không? Nếu tâm hồn cháu đúng đắn tròn đầy, dù ai sỉ nhục cháu, cháu có thấy mình nhục nhã được không? Hãy mạnh mẽ lên, vì sự cao thượng đích thực không tổn thương bao giờ.
3. Vài cô bạn: đừng sợ cô độc và đừng lo rằng các bạn thiệt thòi khi cống hiến cho lý tưởng và khát vọng đích thực trong các bạn. Nếu máu, mồ hôi, nước mắt và nhiều hơn thế phải dùng để đánh đổi, thì điều gì xứng đáng? Lý tưởng, khát vọng của chính các bạn, hay dục vọng, hay thiên kiến của đời này? Tôi tin các bạn, như trong sâu thẳm các bạn tin tôi.
Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014
Cuốn sách trong tôi (1)
Những ngày này rỗi việc, cũng chằng có gì làm, anh ngồi đọc sách. Vì mấy năm nay anh toàn đọc Kinh-Pháp, nên giờ đọc sách các loại thấy chướng. Đa phần các cuốn sách anh được đọc đợt này, dù là lịch sử, chính trị, xã hội... có một thứ ngôn ngữ lộn xộn, thực sự rất lộn xộn. Nhưng anh chẳng biết phải làm sao: anh chẳng biết sửa cuốn sách đó thế nào. Giữa điều đúng trong anh và điều cuốn sách nên đúng lại, liệu có mối quan hệ nào không? Có điều gì Chân trong anh có thể thay đổi điều Chân của cuốn sách không? Anh cho là có, có điều một lớp cứng mờ như sương ngăn cách giữa anh và cuốn sách.
Anh chỉ có thể nhìn cuốn sách sai trái. Sự sai trái này phản ánh điều gì trong anh vậy? Anh nghĩ vài điều, ghi chép ở đây, để nếu ai có sở thích đọc sách sẽ chia sẻ với anh được. Anh chẳng cần sự chia sẻ ấy, nhưng không từ chối nó. Nó không phải vì để làm gì,sự thể trong anh bản nhiên là vậy thôi.
1. Ngôn từ là một sinh mệnh. Sự mất trật tự của một văn bản cũng là chỗ méo mó của sinh mệnh ấy. Sự mất trật tự của lời nói cũng vậy. Một ngôn từ ĐÚNG là một ngôn từ trong sáng (thanh tịnh).
2. Ngôn từ và lời nói, muốn ĐÚNG, phải có LÝ. Lý ấy đến từ Ngữ Cảnh. Ngữ cảnh gồm hai phần: điều mà ngôn từ hướng đến để diễn tả (Tính) và mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong cùng văn bản hoặc đối thoại (Mệnh). Muốn chỉnh lý được chỗ sai của một văn bản, nhất định phải hiểu rõ Tính và Mệnh của nó. Vì nó là một Sinh Mệnh. Một Sinh Mệnh, trước nhất, cấu thành từ Tính và Mệnh. Thái cực Tính Mệnh này sẽ có biểu hiện đúng nhất ở tầng bề mặt.
3. Sách có NỘI HÀM không phải là sách có nhiều tầng nghĩa: bao nhiêu lớp nghĩa, cũng chỉ là bấy nhiêu biểu hiện của Tính - Mệnh trong cùng một tầng của sách. Một văn bản có Nội Hàm, là văn bản ấy phải có biểu hiện Tính - Mệnh ở tầng thứ khác, và các sinh mệnh viên đắc văn bản ấy phải có thể biến hóa tùy theo sự đồng hóa thông qua nhận thức các tầng thứ Tính - Mệnh của văn bản. Như vậy, văn bản có Nội - Hàm phải lưu chứa năng lượng cao tầng.
4. Một lời nói, ở Tính và Mệnh của nó, cũng như một văn bản, phải đảm bảo hai điều: về Tính không được bất Thiện, và hai nữa là, về Mệnh không được bất Chân. Nói đơn giản thì thế này: ngôn từ phải diễn tả trọn vẹn thực ý mà nó hướng đến (Thiện); và nữa, nó phải liền mạch và phù hợp với nhau (Chân).
5. Văn bản bất Thiện đến đỉnh điểm khi nó dùng để thực hiện ác ý: sỉ nhục, vu khống, hoặc làm tổn hại sinh mệnh hay thực tại mà nó hướng đến. Nặng hơn nữa, nếu văn bản được dùng để vũ nhục các biểu hiện của Thiện, thì nó là một văn bản Ác. Hãy lưu ý: một văn bản có thể Chân, nhưng bất Thiện. Nhưng một văn bản Chân thì không nhất định bất Thiện. Trên cùng ý tứ đó, một văn bản bất Chân khi các từ ngữ cấu thành nó không cùng diễn đạt một Ý, mà các từ tích cực lại dùng lẫn lộn với các từ tiêu cực để bao che nhau (Chân luôn liên quan tới Ý, TRÍ, TÍN, LÝ). Trong trường hợp này, ngôn từ thường được gọi là GIẢ DỐI, LỪA BỊP. Nó có thể tỏ ra tốt, nhưng để nâng đỡ Ý XẤU. Một kiểu như vậy. Ngôn từ bất Chân đến mức cao nhất, thì nó phải Giả Thiện (cái bất Chân lớn bao giờ cũng khiến Thiện thành giả).
6. Em thấy rồi đó, tính Thiện của văn bản thuộc về Nghĩa. Tính Chân của văn bản thuộc về Ý. Ý NGHĨA của văn bản lại liên quan đến Trí và Tâm. Nếu em muốn nhận thức được một văn bản, xem nó ra sao, cũng như nhận thức được lời nói của người khác ra sao, thì trước hết Trí và Tâm của em phải ĐÚNG và có LÝ. Phải Chân và Thiện. Điều hòa được sự hài hòa của Chân và Thiện, của Ý và Nghĩa, em lại phải Nhẫn. Nhẫn chân chính là vượt qua điều bất Chân và bất Thiện, là buông hạ được Giả và Ác.
Hôm sau anh sẽ nghĩ tiếp. Anh vẫn sẽ nghĩ về một cuốn sách hoàn hảo. Không phải để tìm kiếm.
Mà để Hiểu. Lý giải. Ngộ.
Em cũng thế nhé
Anh chỉ có thể nhìn cuốn sách sai trái. Sự sai trái này phản ánh điều gì trong anh vậy? Anh nghĩ vài điều, ghi chép ở đây, để nếu ai có sở thích đọc sách sẽ chia sẻ với anh được. Anh chẳng cần sự chia sẻ ấy, nhưng không từ chối nó. Nó không phải vì để làm gì,sự thể trong anh bản nhiên là vậy thôi.
1. Ngôn từ là một sinh mệnh. Sự mất trật tự của một văn bản cũng là chỗ méo mó của sinh mệnh ấy. Sự mất trật tự của lời nói cũng vậy. Một ngôn từ ĐÚNG là một ngôn từ trong sáng (thanh tịnh).
2. Ngôn từ và lời nói, muốn ĐÚNG, phải có LÝ. Lý ấy đến từ Ngữ Cảnh. Ngữ cảnh gồm hai phần: điều mà ngôn từ hướng đến để diễn tả (Tính) và mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong cùng văn bản hoặc đối thoại (Mệnh). Muốn chỉnh lý được chỗ sai của một văn bản, nhất định phải hiểu rõ Tính và Mệnh của nó. Vì nó là một Sinh Mệnh. Một Sinh Mệnh, trước nhất, cấu thành từ Tính và Mệnh. Thái cực Tính Mệnh này sẽ có biểu hiện đúng nhất ở tầng bề mặt.
3. Sách có NỘI HÀM không phải là sách có nhiều tầng nghĩa: bao nhiêu lớp nghĩa, cũng chỉ là bấy nhiêu biểu hiện của Tính - Mệnh trong cùng một tầng của sách. Một văn bản có Nội Hàm, là văn bản ấy phải có biểu hiện Tính - Mệnh ở tầng thứ khác, và các sinh mệnh viên đắc văn bản ấy phải có thể biến hóa tùy theo sự đồng hóa thông qua nhận thức các tầng thứ Tính - Mệnh của văn bản. Như vậy, văn bản có Nội - Hàm phải lưu chứa năng lượng cao tầng.
4. Một lời nói, ở Tính và Mệnh của nó, cũng như một văn bản, phải đảm bảo hai điều: về Tính không được bất Thiện, và hai nữa là, về Mệnh không được bất Chân. Nói đơn giản thì thế này: ngôn từ phải diễn tả trọn vẹn thực ý mà nó hướng đến (Thiện); và nữa, nó phải liền mạch và phù hợp với nhau (Chân).
5. Văn bản bất Thiện đến đỉnh điểm khi nó dùng để thực hiện ác ý: sỉ nhục, vu khống, hoặc làm tổn hại sinh mệnh hay thực tại mà nó hướng đến. Nặng hơn nữa, nếu văn bản được dùng để vũ nhục các biểu hiện của Thiện, thì nó là một văn bản Ác. Hãy lưu ý: một văn bản có thể Chân, nhưng bất Thiện. Nhưng một văn bản Chân thì không nhất định bất Thiện. Trên cùng ý tứ đó, một văn bản bất Chân khi các từ ngữ cấu thành nó không cùng diễn đạt một Ý, mà các từ tích cực lại dùng lẫn lộn với các từ tiêu cực để bao che nhau (Chân luôn liên quan tới Ý, TRÍ, TÍN, LÝ). Trong trường hợp này, ngôn từ thường được gọi là GIẢ DỐI, LỪA BỊP. Nó có thể tỏ ra tốt, nhưng để nâng đỡ Ý XẤU. Một kiểu như vậy. Ngôn từ bất Chân đến mức cao nhất, thì nó phải Giả Thiện (cái bất Chân lớn bao giờ cũng khiến Thiện thành giả).
6. Em thấy rồi đó, tính Thiện của văn bản thuộc về Nghĩa. Tính Chân của văn bản thuộc về Ý. Ý NGHĨA của văn bản lại liên quan đến Trí và Tâm. Nếu em muốn nhận thức được một văn bản, xem nó ra sao, cũng như nhận thức được lời nói của người khác ra sao, thì trước hết Trí và Tâm của em phải ĐÚNG và có LÝ. Phải Chân và Thiện. Điều hòa được sự hài hòa của Chân và Thiện, của Ý và Nghĩa, em lại phải Nhẫn. Nhẫn chân chính là vượt qua điều bất Chân và bất Thiện, là buông hạ được Giả và Ác.
Hôm sau anh sẽ nghĩ tiếp. Anh vẫn sẽ nghĩ về một cuốn sách hoàn hảo. Không phải để tìm kiếm.
Mà để Hiểu. Lý giải. Ngộ.
Em cũng thế nhé
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)