Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Phù Vân, Thế gian (02)

Thằng bé giật mình lùi lại, tái mặt lắp bắp: "Con nghe Sư phụ con dạy rằng Tiên Môn Chi Chiến là chuyện không bao giờ xảy ra, đó là việc không thuộc về người tu Đạo. Tại sao người thuộc Hỏa Môn với Bạch Môn lại có mâu thuẫn được?" "Tiểu tử, chuyện ngươi không lý giải được thì là vô Đạo sao? Ngươi thấp trí lại có tâm phán xét lớn, ắt sau này sẽ nhiều lần làm tổn hại đến Đạo. Nguyên sự vụ đặt định ngay tại Nhân gian có các Nhân Thần và Thánh Nhân, nhưng giữa họ không phải lúc nào cũng là đồng nhất chí hướng, do đó khó tránh sinh ra trái ngược mà phải đạo lí phải lấy pháp lực ra làm chỗ so sánh. Đừng tưởng việc đó là ngẫu nhiên tùy ý, chính là trong việc đó sẽ lại có Thiên Ý đứng sau điều chuyển, lại phải xem xem tận lực tri Thiên Mệnh." "Cô cô, dù sao con cũng không tin rồi sư môn con sẽ xung đột với Liễu Hạnh Tiên Chúa mà gây ra Đại Phong Ấn khắp cõi phong bế Thanh Long Đại Mạch và cả 36 kỳ sơn, 72 dị tuyền." "Tiểu tử, đó lại không phải là chuyện ngươi dấy tâm can thiệp hay nhận định. Chuyện của Thần không như chuyện của người. Tiểu tử, ngày nào con người không hướng Thần thỉnh ý nữa, mà từ mình xét đoán Thần linh, ngày đó chính là lúc Thần không trđỡ con người nữa, để mặc họ do duyên nghiệp và sự hủy hoại của họ." Thằng bé vò đầu bực bội nói: "Cô cô, nói một là Thần, nói hai là Thần, vậy chứ trí óc con đđâu, kẻ không tự chủ được cả suy nghĩ, phải đón tuân Thiên ý, chẳng phải là mất đi lý trí, làm chuyện ngông cuồng cũng dễ sao?"  La Bình gõ đầu thằng bé, bảo rằng: "Ngươi chỉ tự khiến ngươi khổ. Ví bằng trẻ con muốn biết như người lớn, liền đòi tự lập tự nghĩ sao? Chúng phải học cách người lớn đoán xét, rồi dần dà theo sự trưởng dưỡng của Thiên Địa mới trưởng thành mà nghĩ như người lớn. Lại nữa, con người nếu thật muốn hòa với trí huệ của Thiên Địa, chẳng lẽ không phải là học cách Thiên Địa vận hành, tự mình hòa vào sự vận hành đó, rồi mới qua năm tháng cải sửa mới có thể có lý trí ở mức trí huđó sao? Ngươi tuy nói là bảo vệ lý trí mình, chẳng phải đang thốt ra những lời hủy báng Thần sao? Có điều ngươi tuổi nhỏ vô tri, lại thực ý là không muốn nói thế mà chỉ muốn đôi co với ta, nên ta thứ cho điều ấy".

Nó phụng phịu ngồi bệt xuống, băn khoăn suy tư. Đoạn lại hỏi: "Thưa cô cô, mà đây là đâu, tại sao trông u tịch thế này." La Bình chợt hỏi: "Này tiểu tử, ngươi không nhớ Sư Phụ của ngươi sao?" "Cô cô, Sư Phụ con có căn dặn con và sư muội rằng chúng con có duyên lớn, sau này thuận đâu đi nấy, đừng lưu luyến." "Vậy là người bèn không lưu luyến?" "Cô cô, Sư Phụ con dặn rằng Tình sẽ hành hạ con, sau này dẫu có Tình cũng tuyệt không được tỏ lộ, dù có bị Tình gặm nhấm cũng phải ứng xử bằng Trí, vậy nên dẫu con buồn hay không buồn, con đều không để cô cô thấy." La Bình mỉm cười gật đầu: "Tuy vậy đó không phải là mấu chốt trừ bỏ Tình, xem ra Sư Phụ ngươi dặn vậy vì sớm biết ngươi tất khổ vì Tình. Nhưng ta không có thêm thời gian nói với ngươi nữa, phía trước kia là một cửa động, ngươi phải học với vị trong đó, nếu sau ba năm ta quay lại ngươi không được học, thì cứ việc tự đi con đường của mình, ta xem như ngươi đã chết rồi, sau này cũng không cần cố tìm đến ta nữa." Nói đến đó La Bình đẩy thẳng bé lên phía trước, nó thấy mắt mình tối sầm lại. Lúc tỉnh dậy thì trời đã tối, phía trước là một cửa động nhỏ, nó tò mò quá liền đi vào. Có điều khi đi vào thì chđược mười bước đã thấy động cạn rồi, không có lối đi nữa, lại lạnh tối bốc mùi, thật khiến nó khó chịu. Nhưng trời đã tối, nó đành chọn một chỗ gần cửa động rồi nằm ngủ. Tuy vậy nó cũng không ngđược, vì bụng nó rất đói, lại rất khát. Nghĩ đến đó nó chợt tự nói: "Cô cô thật hồ đồ, đưa ta đến một động không người bảo ta học, lại còn không để lại đăn thức uống gì cho ta, vậy bảo ta phải làm gì? Sáng mai ta phải tự tìm đường ra khỏi nơi này." Nó nghĩ đến đó thì tâm lại động, khí tức khó chịu, liền đứng lên. Tự nhiên sự bực bội trong bụng không ngừng lớn, liền tự dậm chân lên nền đá. Nó lại nghĩ: "Ta chưa từng tự hỏi một hang động của núi thì ứng với điều gì trong con người. Núi là Cấn ở hành Âm Thủy, nói về nội tạng là ứng với sự chu chuyển dịch qua Thận. Thật lạ kỳ, làm sao núi lại là Thận được nhỉ? Nhưng cũng có lý, Núi là nơi dịch của Đất chảy ra đđiều hòa Thiên Địa, dưỡng Vật trợ Nhân. Nhưng Núi tượng là lớn cứng cố định, sao lại là Âm Thủy, phần thủy trong thủy cho được. Có thể cổ nhân nhầm chăng? Ta thấy quẻ Khôn thế vào chỗ quẻ Cấn thì thích ứng hơn. Sau này gặp Sư Phụ, ta phải đề cập kiến giải này." Thật ra thằng bé còn bé, không hiểu được rằng cái lý trong tu luyện là kẻ ở tầng nào nói chuyện tầng đó, nó còn chưa tu đến chỗ vượt qua tiêu chuẩn sinh mệnh của Núi, vậy mà tđàm chuyện Núi, ắt sẽ có kiến giải thiên lệch sai lầm.

Nó nghĩ đến chuyện người xưa ắt sai, thì rất đắc ý. Lại chợt thở dài: "Thận là nơi dung dưỡng tạp tính, một đằng lọc bỏ các tạp chất, một đằng chu chuyển hấp thụ các tinh chất. Nói rằng Kim sinh Thủy, thì chính là ở chỗ chức năng ấy của Thận mà sinh ra Thận. Động này thật giống như tâm ta, đen tối bế tắc mà xung lên uế khí, tiêu cực, ta lại theo uế khí đó mà phát tác, lại còn hình thành niệm đầu bất hảo, thật là tâm can ta tùy theo ác ý tạp niệm dưỡng thành mà hiện hóa. Ta thật đáng trách, tự nhìn lại chu trình sinh mệnh trong ta, thì cứ như vì điều xấu bẩn mà tuần hoàn, vậy thì chẳng biết đến đời nào mới có vòng vận chuyển tuần hoàn như Trời Đất (Chu Thiên). Nếu cô cô biết ta dám bình luân người như vậy, thật sẽ rất buồn." Thật ra trong tu Mệnh chính là có mấu chốt rất nhỏ như vậy: nếu từ ngoại cảnh mà tự biết Mệnh của mình có chỗ bất toàn, cái bất toàn đó biểu hiện cả trong việc làm ô uế Niệm, Tưởng, Ý, Trí lẫn cảm xúc hành xử, thì người đó chính là biết từ Thiên Địa mà nhận thức mình. Đây chính là biểu hiện của Chân Tu, vì thế trong nhà Đạo thường dạy chuyện phong thủy, Thiên Địa, Âm Dương, chính là muốn từ trong đó mà thấu biết Chân Tượng, cải sửa bản mệnh, luyện xuất Pháp Lực. Tuy vậy cũng cần nói rằng thằng bé có quan Tình rất lớn, mà Tình là theo từ ngoài mà hủy hoại, rất dễ lẫn với Hướng Nội, có khi còn hủy diệt cả năng lực Hướng Nội của người tu đạo. Một khi Niệm Tưởng Ý Trí đều bị Tình xâm nhiễm, thì khí tức nghịch hành, Mệnh đã hỏng cả rồi, dẫu có ngồi lì trước tượng Thần mà tụng Kinh giả tu, cũng không được gì nữa. Lại kể, thằng bé nghĩ tới đó thở dài ngồi xuống xếp bằng. Nó ngồi một lúc thấy lưng lại đau, ngực khó thở, nó lại nghĩ: "Ta thật đáng trách. Sư Phụ dạy ta rằng tư thế nghiêm mật của người có Đạo là lưng thẳng để Thân làm chỗ dựa cho Nội tạng, chính là có kiên định, Ngực thu làm chđịnh cho lồng ngực, chính là vững mạnh, đầu cúi để Khiêm Cung mà nhận được Thiên Khí, chân trùng để bình thản, chính là biết theo với Đất mà được sự nhàn. Vậy mà bình thường ta vặn vẹo tùy ý, nghiêng ngả loạn xạ, không Kiên Định, Vững Mạnh, Khiêm Cung, Thanh Thản ở Thân được, thì còn mong gì Thân ta tựu thành. A, vậy mà vừa nãy ta còn dám bình luận chuyện Núi là Thận hay Khôn là Thận, đúng là không ứng với Trời Đất mà luận chuyện Càn Khôn, không hiểu trời cao đất dày, thật đáng xấu hổ." Nó liền cố định thân lại, lưng càng đau, ngực càng khó thở, càng khó chịu nó càng cắn răng chịu. Đến mức nước mắt nó ứa ra, nó nghĩ: "Ta chịu không nổi thì sau này cũng chịu không nổi, căn bản là không có ý chí ấy." Nhưng nó đã đói mệt quá, lại cộng thêm ý chí không đủ mạnh, liền xoài người ra nằm trên mình động. Trong lòng nó tự thất vọng về nó vô cùng. Thật ra tâm cảm nó mạnh, nên khi thất vọng cũng cực đoan, người cực đoan khó mà đi xa được, cũng là khiếm khuyết của tuổi nhỏ chưa trải qua khổ nạn, chỉ quen vui đùa phán xét.

Trong khi nó còn đang mơ màng, thì trời đã sáng từ lúc nào không hay. Nó mệt nhọc tỉnh dậy, tìm đường đi xuống. Khi ấy nó mới thấy đây là một vùng núi kì quặc, núi tuy cao mà đất cũng dày lớn, thành ra không gây cản trở. Tuy vậy cây cối xanh tươi lạ thường, khiến tâm ý nó khá thoải mái, cũng do cung Pad còn mạnh quá, chỉ có điều không có cây ăn quả nào, toàn loài cây nó không biết tên. Nó cứ lững thững đi mãi cho đến Chính Ngọ thì mệt nhoài vì đói mệt. Nó lại ngã xuống. Mắt nó nhìn lên Mặt Trời gay gắt. Nó chợt nghĩ: "Thiên Khí mà chiếu thẳng vào mạch Âm trước Thân ta sẽ làm ta vốn đã kiệt lực càng phí sức." Nó liền lăn lại, mặt úp xuống Đất, lưng hướng lên Trời. Trong khoảnh khắc ấy nó lại muốn cảm nhận hơi ấm của Đất và sức nóng của Trời, liền thấy bụng ấm lại, lưng bừng lên, bỗng có thêm sinh khí. Nó tự bật cười nghĩ: "Ta khi kiệt sức mà mượn được tinh hoa của Thiên, tinh hoa của Địa, nên vòng vận chuyển theo Trời Đất mạnh lên, sinh khí tái hồi, đúng là đắc phúc. Tuy ta vẫn đói, nhưng phấn chấn được." Nó nằm như vậy đến khi thấy da mình bỏng rát, tự ngồi dậy vỗ đầu mình mà rằng: "Thật hồ đồ, hồ đồ, ta còn tham với Thiên Địa. Thân ta chưa đột phá, chỉ nhận được chừng ấy Thiên Địa khí, thêm nữa thì hoại Thân, đúng là Tham thì không biết dừng, suýt nữa tự hủy thêm Mệnh. Thân người vốn là cơ xương da huyết, tuy vậy vững mạnh thì không bằng Núi cao, lưu chuyển thì không bằng Sông dài, dẻo dai thì không bằng Cây cối, nên hấp thụ tinh hoa Thiên Địa đâu có được nhiều như vậy. A, con người sống trong Trời Đất, thật là nhỏ bé, ta muốn lớn lao như Trời Đất, phải hòa với Trời Đất, chẳng kể bản ngã mới được. Tuy vậy ta là theo tri kiến của mình mà tđắc, chứ chưa phải là thật đã chuyển hóa đến đó, hẳn là còn sót lại điều gì sai lầm trong nhận thức mà không tự biết. Muốn tự biết, thì ta có học được từ Thiên Địa không đây?" Nó nghĩ thế thì cũng đứng lên, cứ vậy mải miết đi về hướng Đông.

Đi mãi nó gặp một cây to bằng mười người ôm, trên cây mọc vô số quả, nhìn rất ngon lành đẹp mắt. Nó mừng quá vội trèo lên bứt quả ăn. Đang ăn thì cây gãy cành mà nó đang leo, ngã xuống đất đau điếng. "Ah, ta lấy của vật mà vô ơn, chỉ biết thụ hưởng theo dục vọng ăn uống. Thật đáng xấu hổ." Nó liền đứng dậy phủi đất, rồi chắp tay bái cái cây, đoạn nói to rằng: "Xin Cây thứ lỗi cho ta, tham của không biết kiềm, lại còn gây tội không biết hối, làm gãy cả cành của ngươi rồi. Nhưng ta biết cây cho quả vốn vì muốn đem quđi xa, ta xin đem những hạt giống của ngươi đi khắp nơi có đất đẹp mà gieo xuống." Đoạn nó nhìn lại quả trong tay nó, thấy màu tươi sáng rất thích mắt, nó nhắm mắt nghĩ: "Quả ngon mùi như đào vậy. Địa khí Mộc hóa rồi tiếp thu Thiên Khí đủ ngày tháng mới thành Quả, nên nói viên mãn là đạt được quả vị, thật không sai." Bỗng thằng bé giật mình nghĩ: "Ta tđêm qua tới giờ bỗng toàn nghĩ đến Thiên Địa, là do ngộ tính ta tốt, hay do có người chỉ bảo vậy." Nó nghĩ đến đó thì thức ngộ. Bèn quỳ xuống lạy ba lạy mà rằng: Thưa, con thật vô tri, xin cảm ơn Vị nào đã giáo huấn con, nhận của con ba lạy như là trọng ân con khó báo đền." Khi đó từ cái cây lớn bỗng có một cánh cửa mở ra, nhìn vào bên trong thấy là cả một cơ ngơi rộng lớn. Rồi một nhà sư trông rất cao lớn xuất hiện. Vị ấy cười lớn bảo: "Giỏi cho tiểu tử, thật có Phật tính. Ngươi có muốn theo ta tu Phật không?" Thằng bé không hiểu sao thấy xúc động phi thường, liền quỳ thế, không dám ngẩng lên, thưa rằng: "Con tạ ân Ngài. Xin Ngài cho con được biết xưng hô ra sao?" "Gọi ta là Không Lộ, hoặc gọi là Vô Đạo cũng được. Nếu ngươi theo ta, thì gọi là đệ tử Không Lộ phái, không thì là Vô Đạo phái, tùy ngươi thích sau cũng được, nhưng phải gọi ta là Sư Phụ."

Thằng bé nghe đến đó không kìm nổi ngước mắt lên bật thốt: "Không Lộ Thần Tăng. Bắc Nam có Tây Đông/ Đáy để tất có Rồng/ Vua mắc họa khó cứu/ Hãy hỏi Nguyễn Minh Không. Ôi!"


Nó liền dập đầu chín cái, cũng không dám đứng dậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.