Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Mỗi ngày nhớ lại một chút (1)

 Ông Kata, bài học về Công-sở và Việc-Công: Nhân viên của Công-sở phải nâng cao phẩm chất cá nhân, vì việc-Công, đừng sa vào việc-Tư.

Sự tự do chân chính trong việc nâng cao phẩm chất cá nhân của mọi người chính là việc quan trọng.

Bên nhóm H.L hôm nay tôi thấy dù sao họ cũng xứng đáng, T.H xứng đáng là người điều hành công-vụ mới, tôi thấy như vậy, người của Ông rất có ý thức, rất mạnh, đoàn kết và chăm chỉ cho việc Công. Việc lập Công-sở như hôm nay mọi người bắt đầu là việc tốt lớn. Thật tốt cho Công-ty.

Thật ra mọi người vẫn nặng chuyện đời Tư nặng quá, toàn chuyện đời Tư nên lúc nào cũng là “thưa, tôi bắt buộc phải làm chuyện này, nên không làm chuyện kia được”, nhưng toàn là chuyện đời tư. Tôi không bảo mọi người phá hoại hình thức đời thường. Nhưng đối với mọi người có vẻ rất khó, chuyện cá nhân có vẻ nặng quá, lúc nào cũng là chuyện cá nhân, lúc nào cũng “nhà anh có chuyện này”, “nhà chị có chuyện kia”, “hôm nay việc nhà em, em không đến được, nhất thiết là không đến được”. Cái tâm người thường luôn đổ lỗi, trong cái sức ép của đời thường, mọi thứ đều rất nặng.

Người chân chính sửa mình, vẫn phải giải quyết được chuyện Tư ở nhà, nhưng vẫn viên dung được chuyện Công, tôi đảm bảo như vậy. Mọi người làm việc phải có lí, phải hợp lí, không có lí cũng không hợp-lí nên mới thành ra như vậy, hướng ngoại nên toàn chỉ đòi hỏi hoàn cảnh, ‘hoàn cảnh không tạo điều kiện cho tôi làm, thì tôi không làm được’, đấy chính là tâm hướng ngoại. Tất nhiên đây không phải phê phán, nhưng tôi rất mong về sau mọi người ý thức hơn. Mọi người ở đây đã là rất xuất sắc nhưng hãy ý thức hơn, con đường của mọi người và con đường cống hiến.

Ở đây có người ở bên B.H nơi tôi phụ trách, tôi biết đặc tính họ lộn xộn thế nào, tôi biết là tại sao không đến đây được, người B.L không đến thì tôi rất bất ngờ, có thể từ khi Methas đi, mọi người thiếu kỷ luật.

Việc mọi người làm đều là đang đặt định cho tương lai, nhưng tại sao những người đang làm việc-Công để tự nâng cao mình, mà hôm nay chưa làm được? Những người B.H và B.L và kể cả H.L rất khó làm được, là bởi vì mỗi lần kêu gọi thì cũng ngang bằng van xin mọi người. Chưa nói đến chỗ cao. Ai trong số mọi người sẵn sàng?

Bên H.L xuất sắc ở một mức nhờ họ có phần Tahani chân chính, Nhẫn thật. Còn B.L, B.H hãy còn có điểm hạn chế. Nhưng mà trước việc Công thì lại có người lại rất đỏng đảnh “tôi muốn điều này, tôi còn muốn điều kia”, không được thì đau khổ, được thì cũng chẳng vui mừng, chẳng thấy là hàm ơn gì, không có điều cao quý trong lòng, con người nhân gian là vô ơn, vì cái thật là ơn họ không thấy, họ chỉ thấy cái ơn họ muốn thấy, đúng là nghịch đạo. Nhưng nếu có ai hỏi đến thì lại giãy nảy lên “vẫn có chứ, sao lại không, chẳng qua do cái này do cái kia”. Đừng nói thế, đừng bao giờ mặc cả. Mọi người phải luôn nhắc nhở nhau, cuộc sống nâng cao phẩm chất thực sự phải gắn bó với việc-Công , còn càng gắn bó kiểu việc-Tư bao nhiêu, nhất là cứ nặng nề tâm tình danh lợi, thì càng tệ bấy nhiêu. Mọi người có thể lấy cớ “không, tôi vẫn cô sửa mình mà, đúng là tôi bận, nhưng tôi là đang cố sửa mình”. Anh em chỉ tin điều thấp trong mình, không tin điều cao hơn và trong mình sao? Thật là sai lầm.

Cho đến hôm nay, nhóm H.L thật xuất sắc, họ làm việc rất xuất sắc, còn B.L, B.H vẫn thiếu sự kiên chú với kỷ luật, kỹ năng và trung thực.

Tôi kể chuyển này, có lần một vị Thày hỏi Học trò, “có nhìn thấy cái hồ kia không?”, học trò bảo có. Thày hỏi tiếp là “cái hồ đấy mang theo khí nào, nằm ở vùng nào, đất nào?” Học trò bảo, con chưa để ý, để con quay lại xem. Vừa nói xong Thày tát một cái như trời giáng, Ông nói là “không nói được, thì cứ 15 phút lại bị tát một lần”. Mọi người nghĩ xem, nếu là mọi người, chắc tát một cái xong, mọi người bỏ về. Có điều đang sửa mình mà, điều mà Thày dạy Trò, trước hết phải để người ta biết Nhẫn, tôn trọng Sư môn; phải chú tâm học hỏi trong quá trình nhận thức bằng Trí huệ; và thứ ba là lúc nào cũng đang liên tục để ý đến môi trường, hoàn cảnh xung quanh mình để gia tăng tính Thiện và trí huệ của mình. Còn rất nhiều điều ở đằng sau cái tát đấy, ấy là dụ ngôn, dụ ngôn thật sự.

Anh em thì động chút chuyện là tự ái, vậy còn sửa mình gì nữa. Người muốn sửa mình, đừng nói quá nhiều về quá khứ. Nói chuyện hành giả trong nhà Phật nhà Đạo đi. Một hành giả chân chính, họ hành sự như vậy, thống khổ như vậy, không được oán tránh Sư môn, thì mới sửa mình được. Như vị La Hán, nhờ “cái chổi” mà tu xuất thành La Hán, trong câu chuyện đấy ông ý không hề oán trách bảo là “các đồng môn nói con tu chán lắm, chắc con tu chán lắm thầy nhỉ?” ông không nói câu đấy, mà chỉ thắc mắc “trí huệ như con bây giờ làm sao để tu được thưa thầy?”. Mọi người có thấy chỗ phân biệt, tâm người tu chân chính sẽ như vậy, chỉ xem làm sao để tu luyện tốt hơn, thì lúc đấy mới tẩy được Lục trần – Lục căn. Đừng thành ra quét cho mọi người một đám bụi, mọi người lại hắt ra thêm một đám rác.

Người chân chính sửa mình thì dù xảy ra bất kỳ chuyện gì, cũng xem xem mình có vấn đề đấy không và mình có thể thanh trừ vấn đề theo lối nào, chứ còn người không thể tự sửa mình thì lúc nào cũng xem người ta có chuyện gì, xong bắt đầu suy nghĩ trong đầu. Dù chỉ một ý nghĩ phán xét và nhận xét về người khác cũng phải tẩy ra khỏi đại não, như vậy mới sửa mình được. Không làm được thế, mọi người không chỉ phán xét hãm hại nhau, có ngày sẽ còn hãm hại cả người chỉ đường nữa.

Chuyện sửa mình là vô cùng nghiêm túc, từng chuyện từng chuyện, điều gì cũng cần vừa góp vào việc Công, vừa sửa mình trong đó, cần chân chính nhận thức vấn-đề. Bình thường mọi người cũng nhận mình là ở chỗ cao, nhưng thế nào là cao vậy? 

Phải chân chính làm việc Công vì việc Công, tất cả tâm vì mình, vì cái cảm xúc hứng khởi của mình, hay mọi trạng thái tiêu cực của mình, đều phải hạ xuống khi làm việc Công. Khổ cũng bỏ được, tất cả đều bỏ xuống được, thì lúc đấy mới đáng là đã sửa được mình. Mọi người làm việc Công vì việc Công, không phải vì mình, thì làm đến đâu là đứng ở đó. Mọi người tưởng tượng, các vị ở cấp cao hơn mọi người, mọi người không đạt tiêu chuẩn đến hạng cao thì họ không cho mọi người hiểu chuyện trên cao, đơn giản như vậy. Không có tiêu chuẩn Mệnh ứng với Tính ở mức cao, không thể sửa mình và nâng cao cá nhân đâu, mọi người rõ ràng là không đạt đến tiêu chuẩn Mệnh-Tính ở mức cao như thế. Mãi không nâng cao được, tất đâm ra muốn tiêu hủy cái thật-cao.

Đến lúc mọi người vừa là trợ-lý, vừa là phụ-tá, hãy nhớ kĩ đều này, mọi người phải làm gì để khiến cho người khác cũng muốn sửa mình chân chính hơn, thật sự chân chính hơn. Còn đối diện với việc Công, đừng mặc cả, đừng lấy lý do kiểu "nhưng mà lúc đấy thực sự tôi có vấn đề cá nhân", đừng lấy lý đo dấy, đừng bao giờ trước việc Công lấy những lý do đấy. Nếu một ngày người tu nhân danh sự mệt mỏi cá nhân để không làm việc Công, thì ngày đấy mọi người cũng chỉ xứng đáng là một người dưới. Để nói với mọi người, người ở vị trí cao có tiêu chuẩn của vị trí cao, không đạt đến tiêu chuẩn đấy thì còn nói gì nữa.

Từ những chuyện nhỏ nhất cũng xem mọi người có tự nâng cao nổi hay không. Tôi nghĩ là hãy thật sự cần nghiêm chính nhìn lại mình. Mấy người B.H, nói tôi nghe, thế anh em làm việc Công gì thế, làm cho nhau vui chăng? Thỉnh thoảng gặp một vài cơ hội thì cũng giúp chúng người ta, nhưng có ai thật sự làm việc Công vì việc Công, ai thực sự cống hiến như vậy?

Mọi người lưu giữ đời sống cá nhân hơn giữ vàng, thì còn làm việc Công kiểu gì? Chỉ có việc Tư thôi, có làm cũng thật ra là làm cho cá nhân thôi. Thật đấy, từ người cấp cao mà nhìn xét, thì là vậy. Còn ở vị trí thấp mà xét thì cứ vỗ tay, nói rằng “mọi người rất xuất sắc, tự bồi dưỡng rất xuất sắc, dần dần sẽ có được không khí rất xuất sắc”. Nhưng nói dối mọi người để làm gì, nói với mọi người cứ giữ tiêu chuẩn thấp để làm gì, không lẽ để mọi người vĩnh viễn ở vị trí thấp. Này, sửa mình là chuyện vô cùng vĩ đại, mọi người chắc chưa thật thấu điều cực kì to lớn đằng sau.

Tôi từng nói chuyện với H.N, ông ý nói về loại người H.L. Nếu với mọi người, có một ngày, tất cả những chuyện Công đều làm cho mọi người nhắc đến ngoài miệng theo kiểu ăn to nói lớn, rất lớn lao, “thật sự thay đổi tôi”, nhưng bên trong thì không thực sự kết nối, thậm chí là đời sống cá nhân vừa bị động đến đã giãy nảy lên bảo vệ, sống chết cũng phải lưu giữ nó. Ngày đấy thì mọi người nên xem lại bản thân mình. Hãy tự xem bản thân mọi người đã vượt qua những điều đấy chưa? Quay trở lại những chuyện đồng nghiệp của mọi người, chuyện giữa các trợ-lí và phụ-tá. Việc của bao nhiêu người khác, vô số lớp lớp đằng sau, là phụ thuộc vào mọi người, còn mọi người chỉ lo bảo vệ đời sống cá nhân dưới cái bóng của việc Công chăng, chuyện như thế thì có được không?
Lập ra một Công-sở thế này, ít nhất một tuần một buổi tối mọi người hãy cùng ngồi bàn thảo lại mọi chuyện, cùng nấu ăn đi, thật tốt.

Hãy thử làm món cơm nắm. Cơm làm dẻo một chút, sau đó dùng gừng, muối và hạt tiêu, Để hạt tiêu vào làm nhân, giống như làm bánh, gói lại, rồi ăn cơm đấy, ăn như vậy vừa no bụng, vừa thoải mái. Dùng gừng thái lát mỏng, cho hạt tiêu vào dải đều, sau đó cho thêm tương đối muối, vị vừa phải thôi, rồi gói lại ăn. Ăn chỉ cần 4, 5 cái nhỏ nhỏ, sau đó uống nước.

Hỏi: Xin hỏi, tại sao lại là gừng?
            Trả lời: Mọi người cứ ăn thử sẽ biết.
            Hỏi: Bột mì cũng được ạ?
            Trả lời: Thuộc loại chất đấy. Mọi người có thể dùng bánh mì, nhưng tôi khuyên là nên dùng cơm bởi vì nó rẻ nhất.

Tương lai, mọi người đi nên mang theo một chai nước riêng, có dán tên cho đỡ nhầm. Mọi người sẽ được học các Kỳ-Thuật, Kỹ-Năng, Công-vụ ở mức cao hơn.

 Nhắc lại mọi người chuyện ăn uống, hãy ăn uống rất đơn giản, mọi người làm cơm nắm mà ăn. Chuyện ăn càng về sau càng nhạt càng tốt, ăn cho no bụng là được, đừng truy cầu ngon quá, chẳng hạn như phải mua bánh mì ăn cho hợp miệng, món này món kia, tôi nghĩ không cần thiết. Người ta giản dị và tiết kiệm là rất tốt, giả sử mọi người về sau quen với cách sống đấy sẽ thấy cuộc đời nó đơn giản lắm, chẳng còn bị những vật chất xung quanh làm cho đầu óc mình kiểu, "ôi, cái kia đẹp thế, cái kia thích thế, mình nhất định phải có nó", cái tâm đấy bỏ dần đi. Tôi nghĩ cái tâm đấy, bây giờ ai cũng còn, nhưng cái tâm đấy cứ hạ dần xuống, sau này mọi người sẽ thấy rất nhẹ nhàng. Khi mọi người thật sự không chìm vào mấy thứ dục vọng, tâm cảm bình phàm, mọi chuyện đều xem nhẹ một chút, mọi người sẽ thấy cái rất nhẹ nhàng ở trong đấy, thật sự sâu, rất tuyệt.

Tôi là người chưởng quản nhóm B.H, mong mọi người chân chính sửa và nâng cao mình. Chân chính sửa mình và làm việc Công, phải coi mình là người cần nỗ lực, ước chế các tâm tham đòi, đừng mặc cả với việc Công, ý thức chuyện việc sửa mình cho rõ, tự nguyện nâng cao mình, còn nếu không rồi sẽ ra sao, mọi người sẽ thấy sớm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.