Mỗi lần con vấp ngã
Con gọi tên Ngài đến mệt lả
Con quỳ xuống cầu nguyện với lặng im
Thấy mình chìm trong mênh mông miên viễn...
Con thấy bóng mình hằn trên đường xa
Liệu mai này con có đến đích không Cha?
À, con không nên hỏi những câu như vậy
Ngài đã bảo con,
"Ngươi là con Ta"
Cha ơi chân con ứa máu cả rồi
Ngón chân hình như không bám được vào đất
Con có được quỵ ngã không Cha?
Chỉ một lúc thôi, rồi con chợp mắt
Chỉ một chút thôi, rồi con thức giấc
Có được không thưa Cha?
Cha ơi nếu Cha ngự trong lặng im
Người có lắng nghe con không?
Con thường đi đường và sa vào trống rỗng
Định tìm trong hư vô một hào quang lồng lộng
Định ôm trong tay ân huệ mênh mông
Nhưng con chỉ ôm được thinh không
Cha ơi, Cha có đó không?
Cha ơi con ngã mất rồi
Chân con mỏi lắm, sức con kiệt lắm
Người ta đi trăm dặm, con chỉ bước bấy nhiêu
Sao con lại gục ngã hả Cha?
Con là con Cha cơ mà, Cha bảo vậy cơ mà?
Sao chiên của Ngài đóng đinh con
Sao con bị đóng đinh trên thập giá?
Cha ơi, sẽ ra sao nếu con không ngã?
Sẽ ra sao nếu mỗi lần cầu nguyện trên những ngọn đồi lạnh lẽo
Con được nghe tiếng Cha?
Con được biết Ngài không ở xa
Mà ở ngay bên con
Ngay trong con
Sưởi ấm khi con lạnh
Ban an lành khi con âu lo?
"Con của Ta
Con là con Ta"
Vâng thưa Cha
Có phải khổ đau này là để được nghe tiếng Ngài?
Có phải bi ai này là để được trông thấy Ngài?
Như mọi quyền năng con được ban để vinh danh Ngài?
Thưa Cha con sẽ không hỏi nữa
Con sẽ hóa thành Lửa Trời, giáng xuống kẻ mạo danh Cha
Con sẽ hóa thành Ánh Sáng, bay lên phụng dưới chân Cha
Con sẽ hóa thành Cầu Nguyện, tụng ca Cha
Con sẽ hóa thành
Con Cha
Phẫn Nộ Đại Tôn Giả
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
Phù Vân, Thế gian (08)
Quay trở lại cái mốc mà, lúc đấy Duy Hựu, Dương Tiên với
Bạch Vân Cư Sĩ cùng với các Hộ pháp, tất cả mọi người đều đang ở trong một trạng thái
gần như đến giai đoạn đối địch. Đó
là một mốc rất quan trọng, bởi vì
trong những cuộc đấu phép thì
không bao giờ lại nên biến thành tình trạng đối
địch, ngay cả những công phu tu luyện võ công, thì mọi người
chỉ là cái tranh đấu đấy, chứ không phải là đối địch, tức là không coi người kia là địch thủ. Nhưng
đến một điểm nhất định, giả sử phải thật sự coi người kia là địch thủ, thì đấy chính là một giai đoạn,
đấy chính là một mốc mà những cái duyên nghiệp sẽ được tích lũy. Vì người tu Đạo không tích thêm nghiệp, có thể tích thêm duyên chứ không
tích thêm nghiệp, do đấy nếu như biến trở thành một nghiệp thì đấy là chuyện rất nguy
hiểm. Thế nhưng áp lực của Bạch Vân Cư Sĩ và các vị Hộ pháp kia, gần như chính
là để bức cho bằng được tình trạng biến thành đối địch.
Nếu người dưới có thể bức được người trên,
đấy sẽ thành cái tội lỗi rất là lớn, vì người dưới nguyên tắc không được bức người trên. Cũng đơn giản như việc khi mọi người đứng
trước một bàn thờ, một Điện Thờ,
hay là đứng trước các vị Thần, mọi người không được chất vấn, không
được lôi kéo, không được làm việc gì cả, không được xếp ngang hàng với họ…
Bởi vì tất cả điều đấy đều ngang
với bất kính. Nên nếu đến cái mức gây ra tội giết La Hán, làm chảy máu Phật, thì tội đấy không thể tha được.
Lúc đấy nếu phe Bạch Vân Cư Sĩ có thể bức Dương Tiên đến chỗ phát sinh một ý tưởng đối địch, thì bên Bạch Vân Cư Sĩ
cũng là tội nghiệt không để đâu cho hết, và Đạo hạnh của Dương Tiên
cũng theo dòng nước mà trôi. Ở tầng của Dương Tiên, một
niệm sa ngã là không cứu vãn được. Bởi vì khi đối địch với một người, thì đã sẵn bằng người đấy rồi, chính là tầng thứ như nhau, cho nên chuyện lúc đấy hết sức khẩn
cấp. Khẩn cấp là bởi vì Dương Tiên không chỉ bảo vệ mình, thực ra thì đúng
như trong Tiên Môn, “Tiên bảo kì
thân”, có rất nhiều nghĩa, nhưng nghĩa đầu tiên và nghĩa căn bản nhất đấy là Thân này là Tiên bảo. Trong việc tu luyện,
cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải bảo vệ mình chính là vì Đạo. Đây là một cái lí rất là tinh tế mà thực ra đòi hỏi một lí trí rất vững mạnh để biết chuyện này. Người ta bảo vệ thân mình được,
thì đấy chính
là đang bảo vệ quá trình phụng sự Đạo, người nào không bảo vệ được mình, thì xem như quá trình phụng sự này là không đảm
bảo.
Quay trở lại lúc đấy, lực lượng của Bạch Vân Cư Sĩ đều dồn rất mạnh rồi, và Dương Tiên cũng đến cái
lúc là muốn bảo vệ Duy Hựu và nhà
vua thì đều phải dùng Thần lực của mình, và nếu
thế thì phải huy động Thần lực ở
một mức quá đáng... Là bởi vì thế này, người ta có một thang độ khi
người ta đấu tranh với nhau, cái cuộc đấu này cứ lên đến một mức, lên một mức, lên một mức, mỗi lúc một ghê gớm. Đầu tiên chỉ là đọ, tức là so sánh
cái sức lực, sau đấy là bắt đầu tương đấu, tức là hai bên thực sự bắt đầu có cái thắng
thua, rồi lên cao một mức nữa, nếu
như trở thành đối địch thì đấy là phải đến một cái mức nhất
định như thế. Nhưng cường lực mà Dương Tiên sử dụng ngày càng tăng cao lên là để duy trì tình huống và cũng để bảo vệ hai người kia. Nếu như Dương
Tiên bảo vệ hơn nữa, thì sẽ thành bao bọc chuyện không phải của mình, và nếu bảo vệ hơn nữa, bao bọc chuyện không của mình chưa phải là hết, mà còn đẩy cái năng lượng khiến nó trở thành đối địch với Bạch Vân
Cư Sĩ. Lúc đấy Dương Tiên chỉ cần tăng thêm một lượng
năng lượng nữa, thì đã thật sự
được coi là đối địch rồi. Đấy chính là một quá trình mà
đến một mức độ nhất định thì không
thể được gia lực thêm, hễ thêm là biến chất. Cho nên đối với người tu Đạo, điều mấu chốt đấy là, với việc nào có thể xử lý với việc đấy đúng như nó nên là, xử lý
quá cực đoan hoặc là bất cứ cái ý hướng nào, đều sẽ khiến cho chuyện đấy trở nên biến tướng đi rất tồi tệ. Cho nên ở trong mọi việc đều phải có sự khéo léo để từng bước, từng chừng, từng mực, có thể chuyển hóa nó được.
Lúc đấy cường lực của
Bạch Vân Cư Sĩ thực ra có một chút ý là cố ý gây ra chuyện lớn.
Bạch Vân Cư Sĩ ông ấy bắt đầu đã không sợ cái hậu quả của chuyện đấy nữa rồi, mà muốn bức cho Dương Tiên phải
lùi bước được. Đấy là vì trong đầu ông có
tính toán thế này, ông cho rằng Dương Tiên là bậc đạt
Đạo, tất là sẽ vì Đạo hạnh của mình mà
không bao quản chuyện người khác,
tất sẽ vì Đạo,
chứ không vì mình. Đấy là chuyện ông tính toán
trước, vì ông ấy đã tính là sứ mệnh nào cũng không bằng tu viên mãn. Cho nên nếu như Dương Tiên bỏ dở mức tu luyện bây
giờ, hạ xuống một cấp, một tầng, thậm chí hạ xuống nhiều cấp, nhiều tầng như thế, thì chuyện đấy bản thân
Dương Tiên là không chấp nhận nổi. Cho nên Bạch Vân Cư Sĩ cứ dấn tới một bước, khiến cho các lực lượng này trở nên hung hãn một chút,
là bởi vì nếu
có sát ý đối đầu địch, thì bên kia cũng sẽ phải có một sát ý tương tự.
Lúc đấy hai bức tường
vật chất của Bạch Vân Cư Sĩ với
Dương Tiên giao nhau, thì các lực
lượng vật chất của Bạch Vân Cư Sĩ mang tính hung hãn đối đầu rồi, thì bên kia sẽ
có các thái cực tương tự hình thành để nó chống lại điều đấy. Chính là bởi vì hiểu được điều này cho nên là cái việc Dương Tiên bắt đầu chuyển dần sang trạng thái đối địch là chuyện rất nguy hiểm. Thêm một
chút nữa, thì lần này Dương Tiên Đạo hạnh cũng rớt, mà lần này Bạch Vân Cư Sĩ và
các vị Hộ pháp kia cũng vĩnh bất tái phục, nói chung là sẽ mất đi rất nhiều điều ở trong
một chuyện như thế. Nhưng hai bên đều cho rằng mình đang bảo
vệ cái lí của mình, tuyệt đối không thấy là mình sai, cũng không lưu tâm đến bản mạng của mình.
Lại kể lúc đấy ba vị Chưởng môn
đều tiến vào. Khi ba vị ấy tiến vào, một người
mặc áo xanh, một người mặc áo trắng, một người mặc áo đỏ, tất cả chói lòa
trong ánh sáng của họ, họ tỏa rực rỡ ra lấp lánh, đấy chính là tam vị Chưởng môn, đấy chính là Tam Tòa nổi tiếng ở trong Nội Đạo Tràng. Bởi vì các vị đi theo kia ngoài các phái khác thì còn rất đông đảo các Hộ pháp của phái Nội Đạo Tràng. Tất cả mọi người của phái Nội Đạo Tràng nhất lượt quỳ xuống. Bạch Vân Cư Sĩ nhếch mép cười nói: “Ba vị đến cũng đúng
lúc quá nhỉ!”
Bởi vì ý của ông, đấy là đáng lẽ phải đến sớm
hơn để có thể bắt được cái đứa bé kia hơn là xảy ra một cuộc đọ sức, còn khi đã xảy ra một cuộc đấu pháp lực,
thì dù gì cũng không thể vãn hồi. Cho nên ở trong người tu Đạo luôn luôn phải giữ pháp lý vô tranh. Nếu
như thật sự có thể vô tranh, cái ý của người ta không phải là tranh, thì
mọi chuyện sẽ tốt, lúc đấy dù gia cường lực để làm gì cũng không phải là
tranh. Nó giống như thế này này,
khi mọi người dùng cái búa đập một cái đinh lún xuống,
thì cái lực lúc đấy được gọi là một cái lực để gia cố, và nó không mang ý tương tranh. Cho dù về mặt
vật lý thì cái đinh đấy nó sẽ đẩy ra một cái lực nó tương đương với lực
cái búa đập vào. Cái lực nó sẽ được tản bớt ở trên cái tường, thế nhưng mà cùng một
lúc cái phản lực từ dưới nó sẽ dâng lên. Thế nhưng nếu người không có ý tranh, vật chất là không tranh thì nó sẽ không có phản lực đấy,
cho nên duyên nghiệp nó sẽ không hình thành
theo kiểu đấy, và nó chính là mấu chốt của cái việc là người tu có thể đem cái ý chí, đem cái sinh mệnh của mình đặt vào chỗ Chân Thiện hay không. Nếu đặt được
vào thì không bao giờ có kẻ thù, theo nghĩa
đen, không bao giờ có kẻ thù. Và thường là người ta sẽ thương yêu
kẻ thù như thể
thương yêu các vật chất của mình, dạng như thế. Nhưng đấy là một cái lý trong tu
luyện.
Bạch Vân Cư Sĩ dù sao đến lúc
đấy cũng đã trót bộc lộ cái ý hung hãn rồi,
cho nên ông ấy thấy cái việc ba vị Chưởng môn
kia đến muộn là một vấn đề mà ông không chấp
nhận nổi. Thực ra thì cũng không hẳn
là không chấp nhận nổi theo nghĩa
xấu, chỉ có thể nói là, ông thấy trong lòng
thật không thoải mái. Tại sao ông lại thấy không thoải mái? Mọi người mới nghe
thì có thể cho là vô lý, nhưng ở trong Tiên sự thì có sự không thoải mái đấy, đấy là vì thời khắc ở trong Tiên sự
đều chính xác phi thường, mọi
người đều có thể xuất hiện đúng lúc đúng chỗ, cho nên
lúc đấy ba vị Chưởng môn xuất hiện đúng ở nơi đấy, chính là bởi vì phải xuất hiện đúng ở lúc đấy, họ đã đến đúng vào lúc đấy mà đến chứ không phải là lúc khác. Cho nên đối
với Bạch Vân Cư Sĩ lúc đấy chuyện
quả thực không vừa ý.
Lúc đấy Bạch Vân Cư Sĩ còn chưa kịp cất tiếng thì Dương Tiên đã cất tiếng trước, ông thủng thẳng nói là:
“Các vị là các Địa Tiên, việc gì phải nhúng tay vào việc này.” Lúc ấy ông vừa nói xong thì tiếng lảnh lót của La Bình Công Chúa đáp lại: “Nếu chúng ta không nhúng tay vào việc này, cớ gì Ngài phải nhúng tay? Những bậc
Thiên Tiên như Ngài tốt nhất là nên lo Đạo giời. Còn
nhớ những năm trước khi mà ma chủng đến nơi, ma khí tràn khắp các cõi, lúc ấy các Ngài lo bảo vệ Đạo lớn của mình ở đâu? Đến lúc không bảo vệ được
chính mình cũng chẳng bảo vệ được
Đạo, chỉ còn cách để dựa vào những an bài có sẵn của Nội Đạo Tràng ta mà thi hành. Chuyện đấy Ngài nói là tốt hay
là xấu?” Thực ra thì Dương Tiên là bề trên,
tất nhiên là không trách với kẻ dưới, tuy nhiên cũng có một lý, đấy chính là cái lúc ma chủng theo chân vào cửa Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, vào cửa Thần Phù,
thì lúc đấy đã có một cái sự im lặng của Tiên Môn, sự im lặng này
thực ra còn gây ra rất nhiều vấn đề trong lịch sử sau này. Nhưng đấy là một cái lựa chọn trong quan hệ với Đạo, cho nên chuyện đấy nhất định phải xảy ra như thế.
Nhưng cái vùng nào rút cục sẽ đón Thiên Pháp tốt nhất, nơi sẽ đón Thiên Pháp tốt nhất đích thị đấy là nơi sẽ cùng truyền nhiều loại Tôn giáo, nhiều loại Tín
ngưỡng. Cho nên lúc đấy có những cái tính toán đằng sau xa dài hơn nhiều, chuyện đấy nhất thời không nói được. Sự thể đại loại là vậy.
Quay trở lại, lúc đấy Dương Tiên nhìn
vào La Bình Công Chúa lại mỉm cười tiếp, Ngài lại nói là: “Ngươi
rút cục đều là muốn trách cứ ta chứ không phải muốn giải quyết sự vụ này đúng không?” La Bình Công Chúa đáp lại: “Ta
nhất định muốn giải quyết, thế nhưng ta phải giải quyết theo hướng ai nên giải quyết thì người đấy giải quyết.” Dương Tiên lại đáp: “Nếu chuyện này vốn là để Đạo đặt định, cho nên ta thuận Đạo mà làm, cũng không phải chuyện ngươi sắp xếp, càng không phải chuyện ta sắp xếp. Để xem nên thế nào, e rằng không phải như ngươi nghĩ.” La Bình Công Chúa thét lên: “ Làm sao lại không như ta nghĩ, vì chuyện này vốn là do ta đặt định, ông Trời chính là sắp đặt cho ta đặt định như vậy!”
Lúc đấy Dương Tiên còn chưa kịp cất lời thì đã thấy Liễu Hạnh bước về phía trước, nàng mỉm cười, ánh mắt vô cùng trong sáng, thân thể Liễu Hạnh toát ra một ánh sáng trắng vằng vặc, giống như ở giữa ban ngày mà
trăng đang mọc, một cảm giác rất dị kì. Chính cái cảm giác dị kì của các vật chất Tiên chủng này đã khiến cho người ta khi gặp những người ở trong Tiên
Môn thường có một cảm giác rất dị kì, nó giống như luôn
luôn sống trong các ảo ảnh thiên tượng nào đấy, nhưng bản thân
họ là một thiên tượng, bản thân Tiên
Môn là thiên tượng. Đang nói về Nội Đạo Tràng, lúc đấy
Liễu Hạnh bước lên, khuôn mặt rất
từ ái, nàng mỉm cười nói với Dương Tiên rằng: “Xin tạ lỗi với Tiền bối, đã khiến cho Tiền bối phải phiền lòng. Thế nhưng sự vụ đứa bé này quả nhiên nghiêm trọng, chúng ta nhất định phải xử lý, đây chính là đặt định cho tương lai của Tông Đạo xứ này.” Lúc đấy Dương Tiên lắc đầu nói: “Các ngươi luôn miệng nói Tông Đạo, Tông Đạo dĩ nhiên là có một phần
ở trong việc này, nhưng đấy không phải là mấu chốt. Mấu chốt là đây chính là thiết lập một nền tảng Đế Vương để chờ đón trong
tương lai Chính Pháp sẽ về nơi này.”
Ông dùng đúng từ “Chính Pháp”. Tại sao ông
có thể dùng đúng từ Chính Pháp, bản chất từ
Chính Pháp vốn đã được tương truyền từ rất lâu ở trong Phật Pháp.
Thực ra việc ông gọi đây là Chính Pháp là một
điều rất kỳ quặc. Bởi vì vốn lẽ ông phải gọi là Chân Đạo, nhưng ông lại không gọi nó là Chân Đạo lại gọi là Chính Pháp. Hiển nhiên ta biết là giữa Dương Tiên với Âm Tiên có một mối liên hệ. Điều Âm Tiên đã
biết, hiển nhiên cũng là điều Dương Tiên sẽ biết. Lúc đấy Âm Tiên đã theo
một thần chú rất lớn, tụ tập một năng lượng cực lớn, một loại cấm chú để đi về miền tương lai. Cho nên khi ông chuyển từ tương lai đến tín tức đấy, thì Dương
Tiên cũng hiểu thế nào là vấn đề Chính Pháp. Có điều
lúc đấy lại không phải là lúc để những người ở Nội Đạo Tràng thắc mắc về điều đấy.
Lại nói lúc đấy Liễu Hạnh quay sang Bạch Vân Cư Sĩ bảo rằng: “Ngươi thấy việc này rút cục nên xử lí thế nào?” Bạch Vân Cư Sĩ liền đáp: “Ta đã xử lí, có điều hậu quả cũng không thể đo đếm được. Từ nay các ngươi nếu không đưa
được đứa bé về,
thì xem như chính các ngươi trái mệnh
của Ngài.” Rút cục thì hai người đấy đang nói
đến “Ngài” nào, đấy là chuyện hồi sau sẽ rõ. Nhưng ngay lúc đấy Dương Tiên bật cười ha hả: “Ra là các người có chỗ chống lưng, thảo nào dám mạo phạm đến chỗ Âm Dương Song Tiên chúng ta.”
Lúc đấy lại nói Mẫu Thiên bước ra, nàng tỏa ra một ánh sáng rực rỡ giống như mặt trời, giọng nói của nàng ngọt ngào và vang khắp rộng
căn phòng, giống như âm vang ở trong Tâm của mỗi người. Mẫu Thiên mới
nói: “Ta biết Ngài có ý trách cứ, nhưng chuyện này không phải là chuyện trách cứ, Ngài cũng biết điều đấy. Đứa bé này là có trọng mệnh, nhưng ai giúp nó làm trọng mệnh, điều đấy cũng không phải là do ta hay
do Ngài chọn. Chúng ta đã tham bốc, xem quẻ, cúng trời,
cầu đất, chờ đợi mọi điều, đều ra điều là Nội Đạo Tràng sẽ là người giúp đứa bé này khôi phục Thần
khí nhân gian. Cho nên từ nay Nội
Đạo Tràng sẽ là người đứng chủ mệnh ở xứ này và trở thành những người bảo trì Thần khí và những cánh cửa dẫn lối cho Thần khí xuyên nhập nhân gian.” Dương Tiên cười nhạt đáp: “Các ngươi mở
miệng là xứ này, các ngươi không thấy là Đạo. Còn ta không nói
là Đạo, thì đã đáp ứng cả xứ này rồi.” Ý của Ngài nói là, Đạo có thể đáp ứng được một xứ, tức là ý Ngài muốn nói là, Đạo có thể bao quản, có thể chuyển hóa, có thể điều khiển mọi thứ, chuyện ở xứ này xét đến cùng là chuyện ở trong
Đạo, cho nên điều cần nhắm đến là điều lớn chứ không phải điều nhỏ, cần nắm đến là đại thể chứ không phải tiểu
tiết, ý Ngài là như vậy. Ý Ngài tức là, khi đứa bé này phụng sự Đạo, thì chuyện ai được tốt sẽ tự nhiên tốt, chớ nên nghĩ
nhiều.
Lúc đấy La Bình Công Chúa cũng nhảy vào nói tiếp: “Ngài nghĩ
xem, thực ra thì chúng ta không có
ý biến chuyện này thành chuyện nhỏ bé tiểu tiết, có điều đứa bé kia là đặt định cho chúng ta giúp đỡ, đưa đường cho nó, không thể bây giờ Ngài muốn dẫn lối cho nó
thì dẫn lối được.” Dương Tiên trầm tư suy nghĩ một lúc rồi
đáp: “Hãy hỏi ý kiến nó xem sao.” Vốn Ngài nói câu đấy không phải là bởi vì thật sự cần hỏi ý kiến đứa bé, Ngài nói
câu đấy có ý là, Đạo thể hiện qua đứa bé, tự
nhiên nó sẽ nói điều chân chính, và
vì điều Ngài làm chính là chuyện của Đạo, cho nên Ngài tin rằng an bài đều có đầy đủ, đứa bé chọn hay không chọn lúc đấy không phải là quyền của nó chọn hay không chọn, mà là xem Trời Đất nó chọn hay không chọn. Lúc đấy Ngài chỉ đứa bé, gọi Duy Hựu lại nói: “Duy Hựu,
con muốn đi cùng ta tiếp con đường
con đang đi, hay con trở thành một
bộ phận của Nội Đạo Tràng, và con sẽ đi theo lối của Nội Đạo Tràng chỉ bảo?”
Duy Hựu trong lòng hết sức bâng
khuâng, lúc đấy vừa trải qua một áp
lực cực lớn, trái tim giống như nhẹ bỗng, hơn nữa tâm tình bỗng nhiên bất giác nổi lên một cảm giác muốn an dật.
Cho nên nó còn chưa kịp trả lời thì Dương Tiên đã mỉm cười nhìn nó nói: “Nếu quả thật tâm ngươi muốn an dật, thì cũng không nhất thiết phải theo Nội Đạo Tràng cơ mà?” Thực ra trong câu đấy đã bao gồm rất nhiều ý tứ nghiêm trọng. Đấy là bởi vì một người ở tầng
Dương Tiên không ngẫu nhiên mà kéo một người, không
ngẫu nhiên mà thêm một người, không ngẫu nhiên mà đặt định một người vào một vị trí, đã hy vọng ở Duy Hựu tuyệt nhiên là vì Duy Hựu có sứ mệnh to lớn. Rồi
Dương Tiên lại nói tiếp, và quả đúng như vậy, Dương Tiên bảo: “Rút cục ngươi sẽ là vì sứ mệnh
Sư môn, hay là vì cảm tính cá nhân, đều là do
ngươi chọn.” Điều ấy thực sự tác động vô cùng lớn đến Duy
Hựu.
Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016
Thế nào cũng được
Ta thấy người ta xem thường những người ta yêu quý. Họ cúi đầu lặng im cầu một chút tình. Khi mất đi cái tình ấy rồi họ hoảng loạn nháo nhác. Này những người ta yêu quý như máu thịt, mạng các ngươi đáng giá một chút tình đấy sao? Mạng các người đáng với những niềm vui nhỏ bé ngày ngày tháng tháng, dăm ba nụ cười một chút quan tâm sao?
Ta thấy người ta bôi nhọ phán xét những người ta yêu quý. Họ thẫn thờ ngó nhìn muốn bật ra một lời xin lỗi. Khi bị từ chối hoặc lúc được lôi kéo họ sợ hãi và hân hoan. Này những người ta yêu quý như máu thịt, mạng các người đổi lấy một lời níu kéo sao? Mạng các ngươi bằng với nỉ non nức nở, hận hận oán oán, yêu đương mong chờ nhân gian đấy sao?
Các ngươi có thấy ta không?
Các ngươi có thấy Mạng của mình không?
Còn Sứ Mệnh?
Và điều Thiêng Liêng?
Thế nào cũng được, nếu phải đổi mạng lấy chút tình nhân gian, thì đừng lấy điều Thiêng Liêng, lấy Sứ Mệnh làm khiên che cho mình.
Ngươi có can đảm nhìn thấy ta không?
Hay không còn được nhìn Nhan ta nữa?
Ta thấy người ta bôi nhọ phán xét những người ta yêu quý. Họ thẫn thờ ngó nhìn muốn bật ra một lời xin lỗi. Khi bị từ chối hoặc lúc được lôi kéo họ sợ hãi và hân hoan. Này những người ta yêu quý như máu thịt, mạng các người đổi lấy một lời níu kéo sao? Mạng các ngươi bằng với nỉ non nức nở, hận hận oán oán, yêu đương mong chờ nhân gian đấy sao?
Các ngươi có thấy ta không?
Các ngươi có thấy Mạng của mình không?
Còn Sứ Mệnh?
Và điều Thiêng Liêng?
Thế nào cũng được, nếu phải đổi mạng lấy chút tình nhân gian, thì đừng lấy điều Thiêng Liêng, lấy Sứ Mệnh làm khiên che cho mình.
Ngươi có can đảm nhìn thấy ta không?
Hay không còn được nhìn Nhan ta nữa?
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016
Cũng khó
1. Đợt trước anh nhận ra những người có vấn đề về tâm thần hóa ra rất dễ giương cao Phật Pháp, tôn giáo, tín ngưỡng làm lá chắn cho họ tha hồ sống bất thường, bạc nhược, oán hận, giả dối... Về mặt trị liệu tâm lí, chuyện ấy bình thường thôi. Về mặt tu luyện, chuyện ấy rất sai trái. Sau 5 năm quan sát rất nhiều trường hợp, anh cho rằng người bị các chứng bệnh-tâm-thần không hề cải thiện khi bước vào Phật môn hay tu luyện, họ ngày càng tệ đi hoặc che giấu các chứng tâm thần của mình tinh vi hơn.
Họ ở trong một cấu trúc tâm lí rất linh động. Anh cho là gồm ba phần.
(i) lớp vỏ bọc, tỏ ra dễ cảm nhiễm Phật Pháp
(ii) đặc tính của vỏ bọc, dễ ăn nói giống người tu hành tốt nhưng lại dễ kích động, ủy mị, lảm nhảm
(iii) công dụng của vỏ bọc, luôn thấy mình là nạn nhân hoặc luôn mong một ai đó là nạn nhân.
2. Vì đây là một trường hợp cực kì đặc biệt, nên anh phải ghi lại một số đặc điểm của họ để tiếp tục ghi nhận các "ca" trà trộn như thế (lưu ý rằng họ chỉ là một trong những loại trà trộn):
a. Những ý nghĩ bài xích, bôi bác, sỉ nhục, ngờ vực người khác "nhân danh" đạo lí xuất hiện nhiều đến mức không thể trần áp. Đến một điểm nọ họ nghiễm nhiên dùng đạo lí để hợp thức hóa các ác ý. Điểm đặc biệt là để cân bằng lại trạng thái ác ý này, họ thường ca ngợi những một số tấm gương sống thuần hậu hoặc tỏ ra xúc động ủy mị trước những câu chuyện Phật Pháp, tu luyện... Dần dần, tất cả những trạng thái-giả tượng đó lại hòa làm một và tạo cho họ một lớp vỏ bọc chắc chắn.
b. Họ có khả năng sao chép giọng điệu và logic của người khác khá tốt. Lớp vỏ giả tượng-tâm thần sau khi hình thành sẽ giúp họ tránh phải đối mặt với chính mình, mất khả năng hướng nội, tăng mức tự dằn vặt hoặc oán hận.
Người ta sao chép lối nói của người khác và giả lập tình trạng của mình dễ nhất khi không còn biết đến thực chất của mình. Trạng thái này khác với tâm thái của người từ bi: người từ bi, vị tha thấu hiểu nỗi đau buồn nhưng không tự biến thành bi lụy, lảm nhảm. Còn đám người tâm thần bước vào Phật môn khi đến một giai đoạn sẽ lảm nhảm một chuyện rất nhiều, dễ xúc động, dễ kích động, bắt chước giọng điệu cao thượng rất nhanh. Nhưng về mặt tiêu chuẩn tâm tính cao, thì họ gần như ngày càng lùi chứ không tiến. Tuy nhiên, khi mọi người xung quanh thỏa mãn loại này, thì họ rất nhân ái vui vẻ rộng lượng, cho dù sẽ lập tức rơi vào tâm thái nghi ngờ, phán xét người khác. Một đặc điểm của chứng tâm thần phân liệt thường nhật (lưu ý: khác với chứng đa nhân cách).
c. Lớp vỏ bọc này biến họ thành nạn nhân của chính mình. Trong trường hợp họ chưa bị xâm nhiễm trọn vẹn (không thể cứu nữa, bất-xá), họ vẫn thấy được mình sai, vẫn nhận ra mình không đúng, luôn tìm cách vượt lên vỏ bọc dù trầy trật, thất bại.
Còn đã ở giai đoạn bất-xá, họ chuyển sang một trạng thái cực kì xấu. Khi đó, họ dùng Phật-Pháp để gây sự, hành ác, chống đối, đả kích, sỉ nhục mọi tư tưởng, triết lí, đạo lí không nằm trong những gì họ theo đuổi. Đây là khi họ hoàn toàn không giữ được đạo lí nữa, mà ngay trong môi trường đạo lí đã phá hoại và muốn tàn hại đạo lí. Dù họ ở môn phái nào, phép tu nào, họ đều là loại không-thể-cứu.
Đến giai đoạn bất-xá, loại người này sẽ không chịu đựng được các môi trường đạo lí nghiêm khắc, khắc khổ hoặc yêu cầu giữ cấm giới chặt. Họ sẽ tìm cách hủy hoại môi trường này để chuyển sang một môi trường dung dưỡng được lớp vỏ bọc giả tượng của mình.
Khi đó, họ không còn là họ nữa, mà đơn thuần là một "bệnh-tâm-thần-biết-nghĩ-nói".
3. Anh tạm ghi ra vậy, phần trị liệu thì anh vẫn đang tìm cách. Nhưng căn bản là không thể.
Họ ở trong một cấu trúc tâm lí rất linh động. Anh cho là gồm ba phần.
(i) lớp vỏ bọc, tỏ ra dễ cảm nhiễm Phật Pháp
(ii) đặc tính của vỏ bọc, dễ ăn nói giống người tu hành tốt nhưng lại dễ kích động, ủy mị, lảm nhảm
(iii) công dụng của vỏ bọc, luôn thấy mình là nạn nhân hoặc luôn mong một ai đó là nạn nhân.
2. Vì đây là một trường hợp cực kì đặc biệt, nên anh phải ghi lại một số đặc điểm của họ để tiếp tục ghi nhận các "ca" trà trộn như thế (lưu ý rằng họ chỉ là một trong những loại trà trộn):
a. Những ý nghĩ bài xích, bôi bác, sỉ nhục, ngờ vực người khác "nhân danh" đạo lí xuất hiện nhiều đến mức không thể trần áp. Đến một điểm nọ họ nghiễm nhiên dùng đạo lí để hợp thức hóa các ác ý. Điểm đặc biệt là để cân bằng lại trạng thái ác ý này, họ thường ca ngợi những một số tấm gương sống thuần hậu hoặc tỏ ra xúc động ủy mị trước những câu chuyện Phật Pháp, tu luyện... Dần dần, tất cả những trạng thái-giả tượng đó lại hòa làm một và tạo cho họ một lớp vỏ bọc chắc chắn.
b. Họ có khả năng sao chép giọng điệu và logic của người khác khá tốt. Lớp vỏ giả tượng-tâm thần sau khi hình thành sẽ giúp họ tránh phải đối mặt với chính mình, mất khả năng hướng nội, tăng mức tự dằn vặt hoặc oán hận.
Người ta sao chép lối nói của người khác và giả lập tình trạng của mình dễ nhất khi không còn biết đến thực chất của mình. Trạng thái này khác với tâm thái của người từ bi: người từ bi, vị tha thấu hiểu nỗi đau buồn nhưng không tự biến thành bi lụy, lảm nhảm. Còn đám người tâm thần bước vào Phật môn khi đến một giai đoạn sẽ lảm nhảm một chuyện rất nhiều, dễ xúc động, dễ kích động, bắt chước giọng điệu cao thượng rất nhanh. Nhưng về mặt tiêu chuẩn tâm tính cao, thì họ gần như ngày càng lùi chứ không tiến. Tuy nhiên, khi mọi người xung quanh thỏa mãn loại này, thì họ rất nhân ái vui vẻ rộng lượng, cho dù sẽ lập tức rơi vào tâm thái nghi ngờ, phán xét người khác. Một đặc điểm của chứng tâm thần phân liệt thường nhật (lưu ý: khác với chứng đa nhân cách).
c. Lớp vỏ bọc này biến họ thành nạn nhân của chính mình. Trong trường hợp họ chưa bị xâm nhiễm trọn vẹn (không thể cứu nữa, bất-xá), họ vẫn thấy được mình sai, vẫn nhận ra mình không đúng, luôn tìm cách vượt lên vỏ bọc dù trầy trật, thất bại.
Còn đã ở giai đoạn bất-xá, họ chuyển sang một trạng thái cực kì xấu. Khi đó, họ dùng Phật-Pháp để gây sự, hành ác, chống đối, đả kích, sỉ nhục mọi tư tưởng, triết lí, đạo lí không nằm trong những gì họ theo đuổi. Đây là khi họ hoàn toàn không giữ được đạo lí nữa, mà ngay trong môi trường đạo lí đã phá hoại và muốn tàn hại đạo lí. Dù họ ở môn phái nào, phép tu nào, họ đều là loại không-thể-cứu.
Đến giai đoạn bất-xá, loại người này sẽ không chịu đựng được các môi trường đạo lí nghiêm khắc, khắc khổ hoặc yêu cầu giữ cấm giới chặt. Họ sẽ tìm cách hủy hoại môi trường này để chuyển sang một môi trường dung dưỡng được lớp vỏ bọc giả tượng của mình.
Khi đó, họ không còn là họ nữa, mà đơn thuần là một "bệnh-tâm-thần-biết-nghĩ-nói".
3. Anh tạm ghi ra vậy, phần trị liệu thì anh vẫn đang tìm cách. Nhưng căn bản là không thể.
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016
Mỗi bước đến Thần
1. Khi xử lý một văn bản, có một tâm lí rất dễ xuất sinh: gọi những vấn đề còn tồn tại trong văn bản và cần làm tốt hơn là Lỗi. Với tâm lí của một nhà trị liệu, anh thấy đó là một hiện tượng rất thú vị.
Trước hết, tâm lí tìm Lỗi giúp người ta có cảm giác làm chủ tình huống và bảo vệ các trạng thái hiện có. Ví dụ em ghen tị với một người, tâm trí em rà soát và cố chỉ ra lỗi của người ấy, người ấy một khi bị em xem là có Lỗi, thì em ko cần lí giải người ta nữa. Đó là lí do các biên tập viên của các nhà sách muốn tiếp thu phần tinh tế cẩn mật của các cuốn sách họ làm đều thất bại. Họ đọc xong, hiểu ra vài điều, và gần như không ghi nhớ nổi chỗ đặc sắc của cuốn sách.
Sau tâm lí tìm Lỗi còn là một loại tâm lí đố kị. Một tư duy lành mạnh ở một mức bao giờ cũng dựa trên tiêu chuẩn của mức ấy mà xét xem điều gì đã ổn, điều gì còn cần khắc phục và làm tốt. Nhưng một tư duy không lành mạnh do luôn thấy mình thua thiệt, thất thế, hay phải tủi hổ và mất đi kiêu hãnh, thường tìm lỗi ở mọi điều xung quanh họ.
Lại nữa, sau tâm lí tủi hổ ấy lại là một loạt các tâm lí khác. Tham sắc. Háo danh. Trục lợi. Những tâm lí này đều gây ra tổn thương khi một người sống trong cuộc đời mà không thỏa mãn. Mỗi điều không thỏa mãn lại cần một chỗ trút: nếu không trút vào một đối tượng để thỏa mãn, thì sẽ chuyển sang một đối tượng để chỉ trích. Đây là cội nguồn sâu thẳm hơn của tâm lí tìm/vạch Lỗi.
2. Xưa kia, khi đối diện với các văn bản của Thần, người sao chép nó trước hết bắt đầu với tinh thần phụng sự, cống hiến. Để bắt tay vào làm công việc đó, họ phải là người trong môn phái, giữ mình, tắm rửa sạch sẽ, ngày ngày đều cần nhẫn im lặng phụng sự như vậy. Khi có vấn đề, họ trao đổi tìm cách làm sao để mọi việc đúng ý của Thần hơn. Nếu họ không tự quyết được, họ quỳ phụng dưới Thần xin được thêm trí huệ để làm tốt hơn nữa. Chỉ cần được nghe biết lời Thần, họ dám trải qua 81 nạn, nạn nào cũng có thể tiêu hủy tận triệt họ như con đường của Huyền Trang.
Những nhân viên của Thần ngày nay không có đức lí ấy, mà bước vào việc phụng sự các văn bản của Thần với một tâm thái sục sôi bới móc. Họ chỉ thấy lỗi, bằng lòng với những gì mình thấy, và thậm chí không nhận ra ngay vào khoảnh khắc thỏa mãn với điều đó họ bỗng không còn gần cận cũng không còn tiếp thu nổi điều gì Thần Khải.
Có một hạng nữa, sau khi dịch văn bản của Thần, do một dạng khác của tâm lí tìm Lỗi, mà khăng khăng dẫu tự họ làm lệch ý của Thần cũng phải giữ nguyên văn bản như vậy.
Hai hạng tìm Lỗi ấy đều không biết: điều mấu chốt là lời của Thần, Trí huệ họ được ban cho và lòng phụng sự thành kính trang nghiêm.
3. Trên mỗi bước đi đến gần dưới chân của Ngài để được phụng sự, con người phải bỏ nhân tâm xuống. Nhưng nếu cũng không có khả năng nhận ra nhân tâm của mình, thì không thể đi được. Họ dậm chân tại chỗ, và có xu hướng tìm Lỗi ở khắp nơi.
Cho nên có người gặp ngũ Trí lập tức thấy Như Lai.
Có người diện kiến, trò chuyện với Như Lai chỉ thấy con người, thậm chí: chỉ thấy mình.
Trước hết, tâm lí tìm Lỗi giúp người ta có cảm giác làm chủ tình huống và bảo vệ các trạng thái hiện có. Ví dụ em ghen tị với một người, tâm trí em rà soát và cố chỉ ra lỗi của người ấy, người ấy một khi bị em xem là có Lỗi, thì em ko cần lí giải người ta nữa. Đó là lí do các biên tập viên của các nhà sách muốn tiếp thu phần tinh tế cẩn mật của các cuốn sách họ làm đều thất bại. Họ đọc xong, hiểu ra vài điều, và gần như không ghi nhớ nổi chỗ đặc sắc của cuốn sách.
Sau tâm lí tìm Lỗi còn là một loại tâm lí đố kị. Một tư duy lành mạnh ở một mức bao giờ cũng dựa trên tiêu chuẩn của mức ấy mà xét xem điều gì đã ổn, điều gì còn cần khắc phục và làm tốt. Nhưng một tư duy không lành mạnh do luôn thấy mình thua thiệt, thất thế, hay phải tủi hổ và mất đi kiêu hãnh, thường tìm lỗi ở mọi điều xung quanh họ.
Lại nữa, sau tâm lí tủi hổ ấy lại là một loạt các tâm lí khác. Tham sắc. Háo danh. Trục lợi. Những tâm lí này đều gây ra tổn thương khi một người sống trong cuộc đời mà không thỏa mãn. Mỗi điều không thỏa mãn lại cần một chỗ trút: nếu không trút vào một đối tượng để thỏa mãn, thì sẽ chuyển sang một đối tượng để chỉ trích. Đây là cội nguồn sâu thẳm hơn của tâm lí tìm/vạch Lỗi.
2. Xưa kia, khi đối diện với các văn bản của Thần, người sao chép nó trước hết bắt đầu với tinh thần phụng sự, cống hiến. Để bắt tay vào làm công việc đó, họ phải là người trong môn phái, giữ mình, tắm rửa sạch sẽ, ngày ngày đều cần nhẫn im lặng phụng sự như vậy. Khi có vấn đề, họ trao đổi tìm cách làm sao để mọi việc đúng ý của Thần hơn. Nếu họ không tự quyết được, họ quỳ phụng dưới Thần xin được thêm trí huệ để làm tốt hơn nữa. Chỉ cần được nghe biết lời Thần, họ dám trải qua 81 nạn, nạn nào cũng có thể tiêu hủy tận triệt họ như con đường của Huyền Trang.
Những nhân viên của Thần ngày nay không có đức lí ấy, mà bước vào việc phụng sự các văn bản của Thần với một tâm thái sục sôi bới móc. Họ chỉ thấy lỗi, bằng lòng với những gì mình thấy, và thậm chí không nhận ra ngay vào khoảnh khắc thỏa mãn với điều đó họ bỗng không còn gần cận cũng không còn tiếp thu nổi điều gì Thần Khải.
Có một hạng nữa, sau khi dịch văn bản của Thần, do một dạng khác của tâm lí tìm Lỗi, mà khăng khăng dẫu tự họ làm lệch ý của Thần cũng phải giữ nguyên văn bản như vậy.
Hai hạng tìm Lỗi ấy đều không biết: điều mấu chốt là lời của Thần, Trí huệ họ được ban cho và lòng phụng sự thành kính trang nghiêm.
3. Trên mỗi bước đi đến gần dưới chân của Ngài để được phụng sự, con người phải bỏ nhân tâm xuống. Nhưng nếu cũng không có khả năng nhận ra nhân tâm của mình, thì không thể đi được. Họ dậm chân tại chỗ, và có xu hướng tìm Lỗi ở khắp nơi.
Cho nên có người gặp ngũ Trí lập tức thấy Như Lai.
Có người diện kiến, trò chuyện với Như Lai chỉ thấy con người, thậm chí: chỉ thấy mình.
Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016
Lãnh đạm
Xưa có người thương anh lắm, thường lo lắng phẫn nộ hộ anh. Anh bảo anh ta: đừng làm thế, đó là dấu hiệu của nhân gian, chẳng mang lại gì đâu. Anh ta bảo: Nhưng vẫn bất bình lắm. Anh bảo: Đừng, vì thế thì anh xem tôi là kẻ nhỏ mọn tội nghiệp. Tôi có thể chịu khổ để lớn, chứ không cần chút tình nhỏ mọn mà biến thành hèn hạ bạc nhược.
Ở góc độ của anh mà nhìn, thì không nhìn người nào khóc lóc, thương cảm, phẫn nộ, yêu thương cho mình và hộ mình mà cho là họ tốt hay xấu. Từ phương diện của anh, ai có Phật tính là tốt. Ai dám chịu khổ để trả nghiệp là tốt. Ai thật biết sửa mình theo Chân Như Đạo Lí là tốt. Cho nên nếu định đối đãi với anh bằng tình, thì dù là yêu thương giận ghét hay gì đi nữa, xin không cần nói chuyện thêm. Thật ra, anh cũng không nói gì thêm với những người như thế. Nếu có: thì là nói mà không nói.
Nếu em cũng như anh, thì cả nhân gian có cười nói với em, khóc lóc với em, và dù em có cười nói sẻ chia với nhân gian, thì em thật đã đứng ngoài nhân gian rồi. Họ có muốn chạm vào em cũng không chạm nổi. Họ có muốn hãm hại em cũng không làm gì nổi. Họ càng cố can dự vào em, thì càng tự chuốc lấy phiền não.
Phiền não là từ nghiệp mà ra, ai gây nghiệp gì, cứ để người đó tự chịu. Có loại nghiệp không thành phiền não, mà trực tiếp là tiêu hủy sinh mệnh rồi, như ngồi trong vạc dầu, như nhốt trong hỏa ngục, như rơi xuống sàn chông, như bị phân thây xé xác, đau đớn bồn chồn khổ sở sợ hãi.
Con đường đi qua bóng đêm nhiều khi phải kiên định, vững mạnh, có cắn chặt răng đến bật máu cũng hãy đi. Trên con đường ấy hãy kiêu hãnh. Vì khi ta tin vào sự lớn lao của sinh mệnh, thật tin vào đó, ta sẽ thấy sống cho điều Đúng Lớn là một bầu trời đầy sao, mặt trăng vằng vặc, như thể đi qua những cánh đồng dịu mát có mùi ngọt của hoa lá cỏ cây đang lấp lánh.
Mấy hôm nay anh băn khoăn chưa biết chọn lối nào, thấy có chút day dứt khó chịu. Nhưng nghĩ tới sinh mạng của mình vốn không để dành cho việc chìm đắm, anh thấy có thể mỉm cười lãnh đạm một chút.
Một lúc sau thì đã rất lãnh đạm rồi, trong lòng tinh bạch thanh sắc.
Em có nghe thấy tiếng chuông trong tai không?
Thấy rồi chứ ^^
Ở góc độ của anh mà nhìn, thì không nhìn người nào khóc lóc, thương cảm, phẫn nộ, yêu thương cho mình và hộ mình mà cho là họ tốt hay xấu. Từ phương diện của anh, ai có Phật tính là tốt. Ai dám chịu khổ để trả nghiệp là tốt. Ai thật biết sửa mình theo Chân Như Đạo Lí là tốt. Cho nên nếu định đối đãi với anh bằng tình, thì dù là yêu thương giận ghét hay gì đi nữa, xin không cần nói chuyện thêm. Thật ra, anh cũng không nói gì thêm với những người như thế. Nếu có: thì là nói mà không nói.
Nếu em cũng như anh, thì cả nhân gian có cười nói với em, khóc lóc với em, và dù em có cười nói sẻ chia với nhân gian, thì em thật đã đứng ngoài nhân gian rồi. Họ có muốn chạm vào em cũng không chạm nổi. Họ có muốn hãm hại em cũng không làm gì nổi. Họ càng cố can dự vào em, thì càng tự chuốc lấy phiền não.
Phiền não là từ nghiệp mà ra, ai gây nghiệp gì, cứ để người đó tự chịu. Có loại nghiệp không thành phiền não, mà trực tiếp là tiêu hủy sinh mệnh rồi, như ngồi trong vạc dầu, như nhốt trong hỏa ngục, như rơi xuống sàn chông, như bị phân thây xé xác, đau đớn bồn chồn khổ sở sợ hãi.
Con đường đi qua bóng đêm nhiều khi phải kiên định, vững mạnh, có cắn chặt răng đến bật máu cũng hãy đi. Trên con đường ấy hãy kiêu hãnh. Vì khi ta tin vào sự lớn lao của sinh mệnh, thật tin vào đó, ta sẽ thấy sống cho điều Đúng Lớn là một bầu trời đầy sao, mặt trăng vằng vặc, như thể đi qua những cánh đồng dịu mát có mùi ngọt của hoa lá cỏ cây đang lấp lánh.
Mấy hôm nay anh băn khoăn chưa biết chọn lối nào, thấy có chút day dứt khó chịu. Nhưng nghĩ tới sinh mạng của mình vốn không để dành cho việc chìm đắm, anh thấy có thể mỉm cười lãnh đạm một chút.
Một lúc sau thì đã rất lãnh đạm rồi, trong lòng tinh bạch thanh sắc.
Em có nghe thấy tiếng chuông trong tai không?
Thấy rồi chứ ^^
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016
Thơ bạn chia sẻ
Lời Cha
Ai người trong thế
gian
Thấy em
Một cô gái
Buồn khóc như buồn
nôn?
Đôi vai run run trong
chiều sương giá
Lệ đá xanh không ấm
bao giờ.
Những nỗi đau sẽ qua
Những nỗi buồn ập tới
Đôi chân lang thang
vô định
Hoang hoải tâm hồn
Con sẽ phải làm gì
đây thưa Cha kính yêu?
Bên kia bờ yêu
thương, hận thù đang chờ con bước tới
Sự dối trá yếu hèn
nơi người con từng yêu thương nhất
Sẽ phải trả giá phần
nhiều…
Có ích gì đâu con
Hạnh phúc là cuộc đổi
trao thầm lặng
Những khi con hạnh
phúc
Ai là người gạt nước
mắt quay đi?
Ta muốn nói với con
Một điều chân thành
nhất
Đừng bao giờ buông bỏ
lòng tự trọng
Để làm kẻ ăn xin
Con sẽ xin ai chút
tình đắng đót
Khi người tay trắng
với con?
Con yêu của ta
Khi con ra đi nghĩa
là con đang về gần trái tim con nhất
Hãy học cách yêu
thương khi cay đắng thật nhiều
Hãy trao đi mà không
mong nhận lại
Thanh thản bước chân
phiêu bồng
…
Hanoi, ngày 14 tháng Mười Hai năm 2008.
Từ Lý Hồng Đ.
Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016
Đám không-tu
Sớm nay anh gọi ra một điều về chúng. Đó là chúng không-tu.
Đúng, phải mãi đến ngày hôm nay anh mới gọi tên điều ấy được. Họ chỉ kéo dài ngày tháng bằng một niềm tin được gá lắp vào. Không phải là giả-tu. Mà là không-tu. Cái trạng thái không-tu này hẳn đã dằn vặt họ rất ghê gớm. Tự-họ cũng ghê tởm mình, tìm cách trút sự ghê-tởm này sang người khác. Họ dằn vặt cợt nhả chính mình. Họ biết đời tu là tốt. Tự họ không làm nổi. Họ không dám rời đi. Nhưng cũng không thể chân chính tu luyện, không thể chân chính buông bỏ. Họ trút oán hận lên người khác, tự gọi mình là từ bi. Họ trút giả tạo lên người khác, tự gọi mình là chân chính. Họ trút cơn điên lên người khác, tự gọi mình là định lực thâm sâu. Như những cái chuông gang mỗi lần gõ đều tự gọi mình là "ngân vang như vàng ròng".
Này, những kẻ ném đá lên trời nhằm làm rách vũ trụ, các ngươi có thấy máu trên gương mặt lồi lõm vì đá rơi trúng của mình nói lên điều gì chưa?
Luyện vàng rất khó. Mấy năm ở nhân gian đó, bao nhiêu công sức ấy, chỉ luyện được từng ấy vàng thôi. Từ những người bằng vàng nguyên chất này, bọn anh định biến một góc nhân gian thành vàng. Để góp sức vào quá trình cả vũ trụ hóa vàng.
Bùn đất ấy hả? Đã bị những dòng sông nhấn chìm rồi.
Còn thế giới hoàng kim của chúng ta ở trên rất cao.
Đi lên thôi em.
Đúng, phải mãi đến ngày hôm nay anh mới gọi tên điều ấy được. Họ chỉ kéo dài ngày tháng bằng một niềm tin được gá lắp vào. Không phải là giả-tu. Mà là không-tu. Cái trạng thái không-tu này hẳn đã dằn vặt họ rất ghê gớm. Tự-họ cũng ghê tởm mình, tìm cách trút sự ghê-tởm này sang người khác. Họ dằn vặt cợt nhả chính mình. Họ biết đời tu là tốt. Tự họ không làm nổi. Họ không dám rời đi. Nhưng cũng không thể chân chính tu luyện, không thể chân chính buông bỏ. Họ trút oán hận lên người khác, tự gọi mình là từ bi. Họ trút giả tạo lên người khác, tự gọi mình là chân chính. Họ trút cơn điên lên người khác, tự gọi mình là định lực thâm sâu. Như những cái chuông gang mỗi lần gõ đều tự gọi mình là "ngân vang như vàng ròng".
Này, những kẻ ném đá lên trời nhằm làm rách vũ trụ, các ngươi có thấy máu trên gương mặt lồi lõm vì đá rơi trúng của mình nói lên điều gì chưa?
Luyện vàng rất khó. Mấy năm ở nhân gian đó, bao nhiêu công sức ấy, chỉ luyện được từng ấy vàng thôi. Từ những người bằng vàng nguyên chất này, bọn anh định biến một góc nhân gian thành vàng. Để góp sức vào quá trình cả vũ trụ hóa vàng.
Bùn đất ấy hả? Đã bị những dòng sông nhấn chìm rồi.
Còn thế giới hoàng kim của chúng ta ở trên rất cao.
Đi lên thôi em.
Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016
Kế hoạch mới
Anh có một kế hoạch vĩ đại!
Thày anh nói, đai ý, xã hội là thùng thuốc nhuộm lớn. Chính Ngài cũng giảng, đại ý, để một người mắc chứng bệnh về tâm thần tỉnh táo lại, cần có cách làm chủ ý thức của họ khởi phát. Ví dụ của Ngài rất đặc biệt, anh sẽ không kể thêm ra ở đây.
Nhưng anh có một kế hoạch, mà bạn bè anh đều chê là gàn dở. Riêng với anh, đây là một kế hoạch vĩ đại. Anh sẽ tìm cách lôi người ta khỏi "thùng thuốc nhuộm", giúp người ta mạnh mẽ và lí trí trước "quan hệ quần thể" (anh nhớ là Thày anh giảng thế), đưa chủ ý thức trở lại và chiến thắng sự thống trị ở bề mặt xã hội của các quan niệm hậu thiên.
Hoàn toàn không phải chuyện tôn giáo nhé. Anh thật vui mừng vì đã có thể theo lời Thày anh giảng mà tìm ra tất cả những điều đó. Thật kì diệu.
Anh quá đỗi mừng vui với kế hoạch đó. Em ơi, anh sẽ xua tan những mây mù.
Sớm thôi, em ơi!
Thày anh nói, đai ý, xã hội là thùng thuốc nhuộm lớn. Chính Ngài cũng giảng, đại ý, để một người mắc chứng bệnh về tâm thần tỉnh táo lại, cần có cách làm chủ ý thức của họ khởi phát. Ví dụ của Ngài rất đặc biệt, anh sẽ không kể thêm ra ở đây.
Nhưng anh có một kế hoạch, mà bạn bè anh đều chê là gàn dở. Riêng với anh, đây là một kế hoạch vĩ đại. Anh sẽ tìm cách lôi người ta khỏi "thùng thuốc nhuộm", giúp người ta mạnh mẽ và lí trí trước "quan hệ quần thể" (anh nhớ là Thày anh giảng thế), đưa chủ ý thức trở lại và chiến thắng sự thống trị ở bề mặt xã hội của các quan niệm hậu thiên.
Hoàn toàn không phải chuyện tôn giáo nhé. Anh thật vui mừng vì đã có thể theo lời Thày anh giảng mà tìm ra tất cả những điều đó. Thật kì diệu.
Anh quá đỗi mừng vui với kế hoạch đó. Em ơi, anh sẽ xua tan những mây mù.
Sớm thôi, em ơi!
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016
Tam Nhẫn Pháp
1. Có ba điều thực về bản thân anh hay nói ra: thực dụng, thực tế, thiết thực.
Anh đúng là thực dụng, vì điều gì thật tốt mà chính anh nghiêm túc thực thi thấy là tốt, anh sẽ làm.
Anh không tin tưởng những lời hứa, anh thích nhìn vào hành sự, vì thế anh không thực tế không chịu được.
Cái gì không cần đem vào đời mình, cũng như đời mình không cần đến những thứ mang tính tiêu cực phá hoại, anh cũng bỏ đi, do đó anh quen thiết thực, không thích phù phiếm.
2. Có ba điều chịu anh luôn ca ngợi và dám sống: chịu khó, chịu khổ, chịu nhục.
Chịu khó anh chẳng ngại. Cần làm thì làm đến cùng. Một năm, mười năm, cuộc đời này? Hễ anh đã biết là tốt, anh chẳng ngại gian khó gì cả.
Khổ anh cũng không ngại, anh chịu được. Nghèo anh không sợ. Mệt anh không sợ. Đau đớn anh không sợ. Vì anh từng ngày một đều cố vắt kiệt những tâm cảm tiêu cực, tham lam, ích kỉ, trốn tránh.
Anh cũng chịu được nhục nhã. Từng có lúc anh không chịu đựng được sự hiểu lầm và bôi bác, công kích. Nhưng anh đã chịu được. Bằng cách cắn răng sống theo pháp lí mà anh tin tưởng.
3. Có điều này lâu lắm anh không muốn nói ra, nhưng nhìn vào ánh mắt em từ rất xa anh lại thấy nên nói.
Có thể em ngờ vực anh, có thể em khinh bỉ anh, có thể em oán trách anh. Vì gì nhỉ?
Mọi chuyện anh đều chỉ có thể căn cứ vào pháp lí mà anh tin theo. Từ đó mà anh nhận định. Vì cái thực trong mình, anh chỉ đong đếm xem mình có làm được theo pháp lí hay không. Vì cái chịu trong mình, anh không ngại sứt đầu mẻ trán, không ngại bị bôi nhọ và thương hại bởi chính những người lẽ ra phải sát cánh với anh nhất.
Nếu em không giống anh, em sẽ không tin anh. Những điều thực-chịu mà anh đã đi qua là những gì anh đánh đổi để dám sống như pháp lí mà mình tin. Có một sự giả dối khi con người lấy pháp-lí để ngụy biện cho điều thôi đẩy mình - anh dám trả giá bằng sinh mệnh để không phần sinh mệnh nào trong anh chia cách Đức Tin và Pháp Lí.
Nếu em định nói, mỗi người có một con đường riêng,
thì đơn giản chỉ là, em hãy đi con đường mà em tin. Đi đi.
Nhớ đừng bật khóc.
Anh đúng là thực dụng, vì điều gì thật tốt mà chính anh nghiêm túc thực thi thấy là tốt, anh sẽ làm.
Anh không tin tưởng những lời hứa, anh thích nhìn vào hành sự, vì thế anh không thực tế không chịu được.
Cái gì không cần đem vào đời mình, cũng như đời mình không cần đến những thứ mang tính tiêu cực phá hoại, anh cũng bỏ đi, do đó anh quen thiết thực, không thích phù phiếm.
2. Có ba điều chịu anh luôn ca ngợi và dám sống: chịu khó, chịu khổ, chịu nhục.
Chịu khó anh chẳng ngại. Cần làm thì làm đến cùng. Một năm, mười năm, cuộc đời này? Hễ anh đã biết là tốt, anh chẳng ngại gian khó gì cả.
Khổ anh cũng không ngại, anh chịu được. Nghèo anh không sợ. Mệt anh không sợ. Đau đớn anh không sợ. Vì anh từng ngày một đều cố vắt kiệt những tâm cảm tiêu cực, tham lam, ích kỉ, trốn tránh.
Anh cũng chịu được nhục nhã. Từng có lúc anh không chịu đựng được sự hiểu lầm và bôi bác, công kích. Nhưng anh đã chịu được. Bằng cách cắn răng sống theo pháp lí mà anh tin tưởng.
3. Có điều này lâu lắm anh không muốn nói ra, nhưng nhìn vào ánh mắt em từ rất xa anh lại thấy nên nói.
Có thể em ngờ vực anh, có thể em khinh bỉ anh, có thể em oán trách anh. Vì gì nhỉ?
Mọi chuyện anh đều chỉ có thể căn cứ vào pháp lí mà anh tin theo. Từ đó mà anh nhận định. Vì cái thực trong mình, anh chỉ đong đếm xem mình có làm được theo pháp lí hay không. Vì cái chịu trong mình, anh không ngại sứt đầu mẻ trán, không ngại bị bôi nhọ và thương hại bởi chính những người lẽ ra phải sát cánh với anh nhất.
Nếu em không giống anh, em sẽ không tin anh. Những điều thực-chịu mà anh đã đi qua là những gì anh đánh đổi để dám sống như pháp lí mà mình tin. Có một sự giả dối khi con người lấy pháp-lí để ngụy biện cho điều thôi đẩy mình - anh dám trả giá bằng sinh mệnh để không phần sinh mệnh nào trong anh chia cách Đức Tin và Pháp Lí.
Nếu em định nói, mỗi người có một con đường riêng,
thì đơn giản chỉ là, em hãy đi con đường mà em tin. Đi đi.
Nhớ đừng bật khóc.
Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016
Lớn thêm một chút
1. Nhìn xa hơn một chút, anh đã thấy quá rõ đủ thứ tơ vò trong con người. Cứ theo những vướng rối mà khi điên loạn, khi tỉnh táo. Cũng không đáng để tâm. Trong số đó có ba loại người anh thấy không đáng bỏ công ra giúp. Đợt tới em có đi gặp người, nếu có gặp đám này thì bỏ họ ra. Họ sẽ bám lấy em, vì họ cần một nơi để trút.
Loại thứ nhất là người học hỏi được những điều đê hèn, ti tiện từ bé, bị chính sự đê hèn ti tiện đó giáo dưỡng, lớn lên luôn hừng hực trút lên một ai đó. Loại người này căn bản đã hỏng rồi. Họ luôn từ tầng tâm tính đê hèn (thấp kém) mà nhìn nhận mọi thứ. Họ quá nhiều nghiệp. Họ không có Phật Tính.
Loại thứ hai là loại người đố kị, tham lam thành thói quen, thậm chí thành nhân cách. Họ sống không có nỗ lực, nhưng luôn muốn hưởng thụ và có được mọi thứ cho bằng, cho hơn người khác. Anh nói rồi đó: kẻ nào không thể sống chịu khó, chịu khổ, chịu nhục, kẻ đó tất muốn người khác phải khó, khổ, nhục hơn mình mới bằng lòng. Kẻ này dù ngấm ngầm hay phát tiết, đều không thể cải biến. Cái não trạng của họ là mất-lí-trí, trực tiếp đối nghịch với Đạo Tâm.
Loại người thứ ba sẵn tính trốn tránh, ghen tuông, hẹp hòi, đa nghi, sợ hãi. Họ trực tiếp đối lập với cùng lúc ba mẫu người: cống hiến, trung thành, sùng tín. Nghĩa là: họ không thích cống hiến, không bao giờ trung thành, và nếu có sùng tín gì thì chẳng qua dùng nó để đả kích, nhục mạ những người cống hiến, trung thành, sùng tín khác. Vì họ không sống nổi với trách nhiệm, kiên định, rộng lượng, Đức Tin.
Nói chung khi gặp ba loại người này, em chớ cãi lý, chớ phát sinh tình, chớ dung dưỡng, chớ thương hại, chớ hợp tác, chớ cố giúp. Đều vô ích cả. Cái cần buông thì buông đi thôi.
2. Kẻ có thể buông dao đồ tể thì có giúp được không? Anh nghĩ thế này: anh giúp một người là tùy vào Mệnh của người ấy. Mệnh này vốn không thể cải sửa, thì không giúp được. Một chút tâm tình của họ, anh cũng không lưu tâm. Đáng lưu-tâm thì có hạng người nào? Là hạng người có Mệnh đáng-lưu-tâm.
3. Em có hỏi rằng loại người chăm chỉ làm giàu thì xét ở đâu? Anh nghĩ ai nỗ lực một cách chính đáng để có được những gì họ muốn có, ấy là lẽ thường. Họ muốn có đời sống vật chất, nên trong cuộc sống cố nâng cao chuyên môn, cố lao động, cố phấn đấu, miễn là không ác hại ai thì đó là điều họ cố sức mà có. Đó là lẽ thường. Sống đúng lẽ thường, thì sống đúng lẽ thường thôi. Anh không có ý kiến gì. Em hỏi có giúp họ được không? Điều đó thì tùy ở họ.
4. Em cũng có hỏi loại người tâm lí bất định, dễ dao động thì sao? Điều đó thì tùy vào quyết tâm của họ. Nhưng ai nên nâng lên thì nâng lên. Ai nên đưa đi thì đưa đi. Biết không thể, đừng vì tình mà làm bậy. Vì tình mà làm bậy, thì thành tà rồi.
5. Còn chuyện quá khứ, thì để là quá-khứ (qua hẳn rồi) thôi. Ai đáng chịu gì, thì đợt tới áp lực đã đè bẹp họ rồi. Đến thở còn không nổi, không có sức lí đến chuyện em nữa đâu.
Loại thứ nhất là người học hỏi được những điều đê hèn, ti tiện từ bé, bị chính sự đê hèn ti tiện đó giáo dưỡng, lớn lên luôn hừng hực trút lên một ai đó. Loại người này căn bản đã hỏng rồi. Họ luôn từ tầng tâm tính đê hèn (thấp kém) mà nhìn nhận mọi thứ. Họ quá nhiều nghiệp. Họ không có Phật Tính.
Loại thứ hai là loại người đố kị, tham lam thành thói quen, thậm chí thành nhân cách. Họ sống không có nỗ lực, nhưng luôn muốn hưởng thụ và có được mọi thứ cho bằng, cho hơn người khác. Anh nói rồi đó: kẻ nào không thể sống chịu khó, chịu khổ, chịu nhục, kẻ đó tất muốn người khác phải khó, khổ, nhục hơn mình mới bằng lòng. Kẻ này dù ngấm ngầm hay phát tiết, đều không thể cải biến. Cái não trạng của họ là mất-lí-trí, trực tiếp đối nghịch với Đạo Tâm.
Loại người thứ ba sẵn tính trốn tránh, ghen tuông, hẹp hòi, đa nghi, sợ hãi. Họ trực tiếp đối lập với cùng lúc ba mẫu người: cống hiến, trung thành, sùng tín. Nghĩa là: họ không thích cống hiến, không bao giờ trung thành, và nếu có sùng tín gì thì chẳng qua dùng nó để đả kích, nhục mạ những người cống hiến, trung thành, sùng tín khác. Vì họ không sống nổi với trách nhiệm, kiên định, rộng lượng, Đức Tin.
Nói chung khi gặp ba loại người này, em chớ cãi lý, chớ phát sinh tình, chớ dung dưỡng, chớ thương hại, chớ hợp tác, chớ cố giúp. Đều vô ích cả. Cái cần buông thì buông đi thôi.
2. Kẻ có thể buông dao đồ tể thì có giúp được không? Anh nghĩ thế này: anh giúp một người là tùy vào Mệnh của người ấy. Mệnh này vốn không thể cải sửa, thì không giúp được. Một chút tâm tình của họ, anh cũng không lưu tâm. Đáng lưu-tâm thì có hạng người nào? Là hạng người có Mệnh đáng-lưu-tâm.
3. Em có hỏi rằng loại người chăm chỉ làm giàu thì xét ở đâu? Anh nghĩ ai nỗ lực một cách chính đáng để có được những gì họ muốn có, ấy là lẽ thường. Họ muốn có đời sống vật chất, nên trong cuộc sống cố nâng cao chuyên môn, cố lao động, cố phấn đấu, miễn là không ác hại ai thì đó là điều họ cố sức mà có. Đó là lẽ thường. Sống đúng lẽ thường, thì sống đúng lẽ thường thôi. Anh không có ý kiến gì. Em hỏi có giúp họ được không? Điều đó thì tùy ở họ.
4. Em cũng có hỏi loại người tâm lí bất định, dễ dao động thì sao? Điều đó thì tùy vào quyết tâm của họ. Nhưng ai nên nâng lên thì nâng lên. Ai nên đưa đi thì đưa đi. Biết không thể, đừng vì tình mà làm bậy. Vì tình mà làm bậy, thì thành tà rồi.
5. Còn chuyện quá khứ, thì để là quá-khứ (qua hẳn rồi) thôi. Ai đáng chịu gì, thì đợt tới áp lực đã đè bẹp họ rồi. Đến thở còn không nổi, không có sức lí đến chuyện em nữa đâu.
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016
Ánh Trăng và Mặt Trời
Để anh kể em nghe chuyện này. Đó là trong một giấc mơ. Anh gặp Ngài Methas Ánh Trăng và Ngài Methas Mặt Trời trên một đỉnh núi. Hai vị ấy ngồi đối diện nhau, gương mặt đẹp lạ lùng. Mỗi người đều ngồi trên một bệ đá. Một chân họ co lên, một chân họ thả xuống, hai bàn chân đều hướng lên trời.
Mắt Ngài Methas Ánh Trăng mở to, dường như Ngài vừa mở to mắt vừa chặn đứng hơi thở, Bàn tay Ngài di chuyển như điệu múa. Tuồng như hai cánh tay căng hết cỡ, mà thu rất nhanh về tâm. Khi cánh tay Ngài duỗi ra, cơ bắp Ngài cuồn cuộn. Khi Ngài thu tay vào, hai bàn tay như hai vệt sáng đặt lại trước tâm. Ánh mắt, những động tác như điệu múa, không gian quanh Ngài đặc quánh, sáng mờ màu lạnh nhạt.
Ngài Methas Mặt Trời nhắm hờ mắt, chừng như một nửa, cũng ngồi như Ngài Methas Ánh Trăng. Hai bàn tay Ngài như đốm lửa, mỗi động tác của Ngài đều lấy hai bàn tay làm chỉ hướng, lúc nào cũng đang căng ra hết sắc theo lực của bàn tay. Anh thấy khi Ngài hít mà không hít, hai bàn tay như đẩy vào nhau đến tận lực, khi Ngài thở mà không thở, hai bàn tay cũng dính chặt vào như như cố đẩy nhau ra. Khi Ngài đưa tay lên Trời, hoành ngang Tay, uốn lượn trong gió, hai bàn tay lúc nào cũng đều đẩy ra xa, tuồng như hai mặt trời cứ muốn sáng bừng mà vượt đi mất.
Hai Ngài ấy nhìn anh mỉm cười. Anh dường như nghe thấy thế này:
"Ngươi hiểu yếu quyết đó chứ?"
Anh lạy tạ chưa kịp trả lời, đã thấy ngọn núi biến mất, trước mặt là một Đài Sen lấp lánh, trên cao có Rồng lớn bay lượn.
Đến đó thì choàng tỉnh. Tỉnh giấc anh vẫn thấy trên tay mình có một đài sen rừng rực ánh hoàng kim. Tay kia phát ra màu sáng nhạt.
Vậy là anh có thể đưa cả hai xuống cho em rồi.
Nghĩ đến đó anh thật lòng mãn nguyện.
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016
Vài bước trước Bình Minh
1. Mặt trời sắp lên rồi em ạ, những ngọn núi cũng sáng bừng. Đám mây đen nhờ nhợ đã rút xuống một khe đất nứt nẻ, những kẻ chạy trốn bị đày lại địa ngục một lần nữa. Nơi chúng ta sẽ sống là một bình nguyên, đó là những dải dài rộng. Đôi chân chúng ta bước trên những ngọn gió, mắt chúng ta ngắm nhìn biển lớn và bầu trời. Em có thấy bình minh không? Những tia sáng mặt trời đang làm phục sinh mảnh đất Thần Tiên ấy.
2. Đi vài bước nữa là bình minh, em có thấy không? Ta đã chờ đợi điều này khi những kẻ mượn danh Thần tụng ca đời sống gieo rắc lên Mặt trời những hạt tăm tối gai góc. Vài ngón tay anh cho đến trước khi bình mình trở lại còn run rẩy vì phải chống đỡ những ngọn núi lớn bị chúng đào lên, đảo lộn. Anh đã nhận lấy Ơn Phép từ Người để phục dựng lại những đỉnh núi Thiêng. Chính Phép từ tay Người đã tẩy rửa những đám bùn đen đang chực dâng lên từ địa ngục. Địa ngục đã khép cửa lại. Tiếng gào thét của những kẻ bị lôi xuống A Tỳ được tiếp nối bằng tiếng tụng ca của Ban Sáng. Những cơn gió lành đã về. Những đám mây mang sự sống cũng tìm về. Tất thảy sáng bừng muôn dặm. Những ngọn núi ấy có đường dẫn tới Mặt trời. Em có thấy không?
3. Người ban cho chúng ta sự sống ấy, người ban cho chúng ta mảnh đất này. Mặt đất và Sự sống đều bừng sáng vì được ban cho chúng ta. Những cây quả trái ngọt từ trên Trời rơi xuống và mọc trên Đất. Những dòng sông trồi lên màu cầu vồng, chảy trôi qua thung lũng lấp lánh. Em có thấy không? Nơi ta sẽ sống là một mảnh đất Mặt Trời.
4. Còn vài bước nữa là tới Bình Minh. Nhanh lên em. Người đã bảo chúng ta rồi.
2. Đi vài bước nữa là bình minh, em có thấy không? Ta đã chờ đợi điều này khi những kẻ mượn danh Thần tụng ca đời sống gieo rắc lên Mặt trời những hạt tăm tối gai góc. Vài ngón tay anh cho đến trước khi bình mình trở lại còn run rẩy vì phải chống đỡ những ngọn núi lớn bị chúng đào lên, đảo lộn. Anh đã nhận lấy Ơn Phép từ Người để phục dựng lại những đỉnh núi Thiêng. Chính Phép từ tay Người đã tẩy rửa những đám bùn đen đang chực dâng lên từ địa ngục. Địa ngục đã khép cửa lại. Tiếng gào thét của những kẻ bị lôi xuống A Tỳ được tiếp nối bằng tiếng tụng ca của Ban Sáng. Những cơn gió lành đã về. Những đám mây mang sự sống cũng tìm về. Tất thảy sáng bừng muôn dặm. Những ngọn núi ấy có đường dẫn tới Mặt trời. Em có thấy không?
3. Người ban cho chúng ta sự sống ấy, người ban cho chúng ta mảnh đất này. Mặt đất và Sự sống đều bừng sáng vì được ban cho chúng ta. Những cây quả trái ngọt từ trên Trời rơi xuống và mọc trên Đất. Những dòng sông trồi lên màu cầu vồng, chảy trôi qua thung lũng lấp lánh. Em có thấy không? Nơi ta sẽ sống là một mảnh đất Mặt Trời.
4. Còn vài bước nữa là tới Bình Minh. Nhanh lên em. Người đã bảo chúng ta rồi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)