Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Cũng khó

1. Đợt trước anh nhận ra những người có vấn đề về tâm thần hóa ra rất dễ giương cao Phật Pháp, tôn giáo, tín ngưỡng làm lá chắn cho họ tha hồ sống bất thường, bạc nhược, oán hận, giả dối... Về mặt trị liệu tâm lí, chuyện ấy bình thường thôi. Về mặt tu luyện, chuyện ấy rất sai trái. Sau 5 năm quan sát rất nhiều trường hợp, anh cho rằng người bị các chứng bệnh-tâm-thần không hề cải thiện khi bước vào Phật môn hay tu luyện, họ ngày càng tệ đi hoặc che giấu các chứng tâm thần của mình tinh vi hơn.

Họ ở trong một cấu trúc tâm lí rất linh động. Anh cho là gồm ba phần. 

(i) lớp vỏ bọc, tỏ ra dễ cảm nhiễm Phật Pháp
(ii) đặc tính của vỏ bọc, dễ ăn nói giống người tu hành tốt nhưng lại dễ kích động, ủy mị, lảm nhảm
(iii) công dụng của vỏ bọc, luôn thấy mình là nạn nhân hoặc luôn mong một ai đó là nạn nhân.

2. Vì đây là một trường hợp cực kì đặc biệt, nên anh phải ghi lại một số đặc điểm của họ để tiếp tục ghi nhận các "ca" trà trộn như thế (lưu ý rằng họ chỉ là một trong những loại trà trộn):

a. Những ý nghĩ bài xích, bôi bác, sỉ nhục, ngờ vực người khác "nhân danh" đạo lí xuất hiện nhiều đến mức không thể trần áp. Đến một điểm nọ họ nghiễm nhiên dùng đạo lí để hợp thức hóa các ác ý. Điểm đặc biệt là để cân bằng lại trạng thái ác ý này, họ thường ca ngợi những một số tấm gương sống thuần hậu hoặc tỏ ra xúc động ủy mị trước những câu chuyện Phật Pháp, tu luyện... Dần dần, tất cả những trạng thái-giả tượng đó lại hòa làm một và tạo cho họ một lớp vỏ bọc chắc chắn.

b. Họ có khả năng sao chép giọng điệu và logic của người khác khá tốt. Lớp vỏ giả tượng-tâm thần sau khi hình thành sẽ giúp họ tránh phải đối mặt với chính mình, mất khả năng hướng nội, tăng mức tự dằn vặt hoặc oán hận. 

Người ta sao chép lối nói của người khác và giả lập tình trạng của mình dễ nhất khi không còn biết đến thực chất của mình. Trạng thái này khác với tâm thái của người từ bi: người từ bi, vị tha thấu hiểu nỗi đau buồn nhưng không tự biến thành bi lụy, lảm nhảm. Còn đám người tâm thần bước vào Phật môn khi đến một giai đoạn sẽ lảm nhảm một chuyện rất nhiều, dễ xúc động, dễ kích động, bắt chước giọng điệu cao thượng rất nhanh. Nhưng về mặt tiêu chuẩn tâm tính cao, thì họ gần như ngày càng lùi chứ không tiến. Tuy nhiên, khi mọi người xung quanh thỏa mãn loại này, thì họ rất nhân ái vui vẻ rộng lượng, cho dù sẽ lập tức rơi vào tâm thái nghi ngờ, phán xét người khác. Một đặc điểm của chứng tâm thần phân liệt thường nhật (lưu ý: khác với chứng đa nhân cách).

c. Lớp vỏ bọc này biến họ thành nạn nhân của chính mình. Trong trường hợp họ chưa bị xâm nhiễm trọn vẹn (không thể cứu nữa, bất-xá), họ vẫn thấy được mình sai, vẫn nhận ra mình không đúng, luôn tìm cách vượt lên vỏ bọc dù trầy trật, thất bại. 

Còn đã ở giai đoạn bất-xá, họ chuyển sang một trạng thái cực kì xấu. Khi đó, họ dùng Phật-Pháp để gây sự, hành ác, chống đối, đả kích, sỉ nhục mọi tư tưởng, triết lí, đạo lí không nằm trong những gì họ theo đuổi. Đây là khi họ hoàn toàn không giữ được đạo lí nữa, mà ngay trong môi trường đạo lí đã phá hoại và muốn tàn hại đạo lí. Dù họ ở môn phái nào, phép tu nào, họ đều là loại không-thể-cứu. 

Đến giai đoạn bất-xá, loại người này sẽ không chịu đựng được các môi trường đạo lí nghiêm khắc, khắc khổ hoặc yêu cầu giữ cấm giới chặt. Họ sẽ tìm cách hủy hoại môi trường này để chuyển sang một môi trường dung dưỡng được lớp vỏ bọc giả tượng của mình.

Khi đó, họ không còn là họ nữa, mà đơn thuần là một "bệnh-tâm-thần-biết-nghĩ-nói".

3. Anh tạm ghi ra vậy, phần trị liệu thì anh vẫn đang tìm cách. Nhưng căn bản là không thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.