2. Hãy nhớ rằng mọi cách nhìn về một vấn đề đều cấu thành nhãn quan, thành lí trí. Chẳng hạn, nếu xem một hòn đá là sinh mệnh, sẽ thấy sinh mệnh trong vạn vật. Nếu nhìn cái ác là đương nhiên, thì thấy thế giới không có gì đáng thắc mắc, chỉ để thụ hưởng. Nếu thấy sự đê tiện, bạc nhược, nhỏ nhen là một cá tính, thì toàn bộ thế gian là một bức tranh đa màu. Vậy nếu thế con người có một bản tính lịch sử, thì sao đây? Đừng nghĩ chuyện này nhỏ nhoi, vì chính khi người ta tưởng rằng mình nhìn con người như một sinh mệnh tiên thiên bị giáng xuống và đày đọa, thì thực ra vẫn chỉ đang loanh quanh trong chấp niệm về một "con người lịch sử", tiến hóa và thăng hoa, trong đó mọi biểu hiện đều có lí do, và cứ thế mà cho rằng cái lí do này lớn hơn đạo đức của nó. Cách nhìn một việc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quan niệm và lí trí, sai lệch này dẫn đến sai lệch khác: đừng cười vội, điều này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ một đời người từ lúc nào không hay.
3. Các truyền thống tu luyện cổ, dù độ nhân hay độc tu, đều thấy rằng quần thể người, những kẻ dắt díu nhau trong dục vọng, truy cầu, chấp trước, nghiệp lực... là cần tránh xa. Thời cổ người ta gọi hình ảnh nhân gian, nhân giới, con người nhân gian, chấp trước, các tham vọng, các tính ác, giả, huyễn... tất cả đó là "Xúi Giục". Nếu đúng con người bản nguyên là Chân Thiện, thì lời Xúi Giục là ngược lại, là sự xô đẩy, khiến cái Chân và Thiện "không còn là chính mình" nữa. Nếu con người bản nguyên quả thực là Chân Thiện, và giờ thì Chân Thiện bị xô đẩy không còn nữa, thì con người cũng "không còn là mình nữa". Chủ nghĩa nhị nguyên mà hình thức đáng sợ hơn của nó là Thị-Phi (đúng-sai) là "những lời xúi giục" như vậy. Người ta gọi nó là "viên đá cản đường" (chướng Đạo) hay "quỷ dữ". Đó chính là lời giải về bản tính người: cái người ta xem là bản tính người, thứ bản tính tạo ra tất tật thế gian, chính là và chỉ là những Lời Xúi Giục đã cấu kết thành một mạng lưới, phổ quát, lan truyền và neo bám. Có một lịch sử thoái hóa, và có một thời Hiện Đại là thời của những Xúi Giục như vậy.
4. Sự hài hước, vốn chưa từng có trong phẩm Trang nghiêm, là quả táo mà Mụ Phù Thủy dùng để hãm hại sự sống Trinh Nguyên của Công Chúa, của người con gái mang vẻ đẹp của Thần. Nó vừa dùng để trốn tránh thực tại, vừa được dùng để công kích thực tại, và qua cả hai điều đó khiến đời sống là một thực tại có-lí-do và chấp-nhận-được. Nếu quả thế, nếu người ta hiểu được đời sống và chấp-nhận-được nó, thì thật thuận lợi cho Nhân gian, những Lời Xúi Giục đục não và đi vào, kết kén, xây tổ trong đầu người ta. Đây là thứ bản tính hiện đại hay được nói đến. Tệ hại nhất chỉ là, Thời của Xúi Giục được xem là Sự Phát-Triển của con người. Cười đùa và Hài hước, tốt lắm, hãy để những bản năng bị dồn nén được giải khai, được dựa dẫm, để những loài sâu bọ đục khoét thay vì chống lại chúng, và như thế được sống và thảnh thơi. Tốt lắm, cuộc thánh chiến diệt trừ ma quỷ giờ là những cái bắt tay, và con người có lại hòa bình bằng sự độc ác ngấm ngầm. Tốt lắm, giờ thì sự độc ác có thể đôi khi bị lên án, để đời sống còn thấy mình có đạo đức, và để những uất hận được đổ lên đầu những kẻ gây tội, thế là trong cơn cuồng nộ, khinh bỉ đó, cái xấu bẩn ác tìm được lí-do và sự đáng-chấp-nhận của mình.
5. Đừng bước chân sang chỗ nhân gian, bước chân ấy chỉ là một Niệm đấy thôi. Không có Niệm ấy, em sẽ ngay trong nhân gian này mà dần thánh sạch hơn. Đừng lùi bước, đừng bắt tay với Lời Xúi Giục. Một niệm đấy thôi
6. Em Tìm gì vậy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.