Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Suy nghĩ cuối ngày

1. Sử sách có chép một chuyện này:

Trong số những tín hữu Kitô bị đem ra trước tòa án của Hoàng đế – hay, điều này có vẻ có khả năng hơn, trước tòa án của Tổng trấn Judaea – thì người ta nói rằng có hai người đã trình diện, với nét đặc trưng về nguồn gốc của họ, với sự quý phái đích thực. Thậm chí còn hơn cả những vị quốc vương vĩ đại nhất. Họ là cháu của Thánh Tông đồ Jude, mà Jude lại là anh em của Đức Chúa Jesus... Họ thẳng thắn thú nhận nguồn gốc hoàng gia của mình và mối quan hệ gần gũi với Đấng Thiên sai; nhưng họ không chấp nhận bất cứ một cách nhìn nhận thế tục nào, và tuyên bố rằng vương quốc của Ngài, cái vương quốc mà họ nóng lòng mong đợi, là một nơi thuần túy thiêng liêng và thiên thần. Khi bị xét hỏi về vấn đề gia sản và nghề nghiệp của mình, họ chìa đôi bàn tay ra, đôi bàn tay chai sạn do lao động hằng ngày, và tuyên bố rằng họ sống được hoàn toàn nhờ vào công việc trồng trọt ở một trang trại gần ngôi làng Cocaba, rộng khoảng 24 acre...

Thời đó con người mang tín tâm thật đẹp: đối với họ, của cải nhân gian không là gì, vì họ tin rằng khi ngày phán xét đến và khi Thiên đường, Vương quốc của Thần ngự trị nhân gian, những thứ của cải ấy không là gì. Trong ba ngôi của Chúa, vị Chúa thứ ba, Chúa Thánh Thần, chính là Thần khí nơi nhân gian. Đó là những hạt giống cho Vương quốc của Thánh Thần. Đẹp tuyệt vời. Đôi bàn tay chai sạn kia thật bằng vàng ròng: nó là thành phẩm của đức tin. Họ tin rằng nếu Chúa muốn họ lao động chân chính chờ ngày Phán xét, thì họ phải lao động, đó là một nghĩa vụ của Thiên Chúa, và họ thực hiện như một sự sùng kính. Đó không phải là chuyện thu hoạch được bao nhiêu, mất mùa hay không, đó là lòng kính Chúa và gọi tên Ngài.

Đúng thế đấy, đó không phải được mất lợi ích nhân gian, danh vọng nhân gian, tình cảm nhân gian - đó là viên đắc những điều cao quý trong Pháp môn của mình. 

2. Anh nghe kể lại, trước kia có một người hằn học, với chút dấu hiệu tâm thần tiềm ẩn bị tiêm nhiễm từ phim ảnh và những tháng ngày nung nấu ác ý, bảo với một người thân của anh rằng: này, ngươi sẽ mất đi mọi thứ của nhân gian và ngươi sẽ đau khổ vì điều ấy, vì ngươi giả tu, còn người chân tu chỉ gặp chuyện trong tâm, không mất mát ngoài đời.

À ra thế, danh lợi tình nhân gian thật to lớn. Kể cả với một người không còn lý trí. À không, nhất là với một người không còn lý trí.

Anh có một cảm tình không thể diễn tả đối với những người tu trong Pháp môn lớn nhất ngày nay, họ tu luyện và kiên định cả khi mất đi người thân, cả khi con cái họ chết, cả khi bị cướp mất tài sản, bị phụ bạc tình cảm, bị hãm hại vu khống, cả khi những người đồng môn bị giết hại dã man. 

Cũng như những người Thiên Chúa cổ, anh dâng hiến sự sống, lao động, lời nói, hành sự cho điều cao quý mà anh tin tưởng. Đừng nói chuyện được gì mất gì, có đáng không. Nếu phải quan tâm, hãy thật chỉ quan tâm chuyện viên đắc, chuyện đồng hóa với điều lớn lao nhất. Vì điều lớn lao nhất, phải sống, phải chịu đựng, phải lao động chăm chỉ, phải tiết chế từng lời nói, suy nghĩ kĩ từng hành sự, tỉnh táo xét đoán, kiên định đức tin - vì đó là dâng hiến.

Vì với anh, sự sống đích thực không phải nằm ở nhân gian này. Sự sống đích thực ở trên cao, cao thượng và cao quý.

3. Được cũng được, Mất cũng được, nếu là an bài của những vị cao cả thuần khiết đến từ điều lớn lao nhất, đối với anh chỉ có vâng phục sự đó là mục đích và tinh thần. Dù em biết đó, nhân gian thật nặng nề, cay nghiệt, độc địa. Còn nếu là lời lẽ của kẻ độc ác điên loạn, thì hãy trả lời lại cho chúng. Kẻ ác chỉ biết nói điều ác và chỉ biết nghe điều xấu. Thì còn gì hơn thế được chứ, với họ?

"Nhưng dù con đường gian nan vất vả
Hãy can đảm lên, 
vì Thày đã thắng thế gian."

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Thiên Chúa giáo thời sơ khai(2)

Có một chuyện bọn anh chưa từng đặt ra: hình thức kẻ ác tác ác có thể thế nào? 

Thân Tâm Ý liên đới với nhau, Thiên Địa Nhân liên đới với nhau. Mọi sự phá hoại cũng là cách thức khiến các nhân tố này bị chia cắt, tách rời, khiến nó tự đổ vỡ. 

Tự đổ vỡ. Có lẽ đó là cách tàn hại phổ biến nhất trong lịch sử các pháp môn công truyền, cứu độ trên diện rộng. Đến giờ vẫn có nhiều trang bôi nhọ Sư Phụ anh được lập ra và phát tán, chuyện nghe thì vô lý, vậy mà nó cứ vậy đấy. Nhưng những kẻ đó đã tàn rồi, chúng còn không đủ sức để sinh nổi một niệm. Chỉ như cái xác đã mất hồn, mục rữa và rối loạn.

Thật.

Do sợ hãi và cũng cần thiết, các môn đồ của Đức Chúa Kitô đã thực hiện một số những biện pháp đề phòng với những chức phận tôn giáo ban đầu; nhưng họ vẫn tiếp tục lựa chọn . Bằng cách bắt chước bức màn bí mật tôn nghiêm bao trùm những nghi lễ Eleusis, các tín hữu Kitô giáo đã lấy làm hãnh diện rằng hẳn là họ đã khiến cho những tổ chức linh thiêng của mình trở nên tôn kính hơn trong con mắt của thế giới Pagan. Nhưng kết quả lại không như những gì họ mong ước và dự tính, vì mọi việc vận hành theo theo lối tinh vi hơn. Người ta đồ rằng họ chỉ “xấu che tốt khoe”. Sự thận trọng sai lầm của họ tạo cơ hội cho những kẻ ác ý được bịa đặt và lôi kéo những kẻ nhẹ dạ, dễ dao động. Những kẻ ác ý bôi nhọ rằng các tín hữu Kitô là những người độc ác nhất, thập thò trong những nơi hẻo lánh tối tăm để làm mọi trò ghê tởm mà một trí tưởng tượng đồi bại có thể nghĩ ra, và rằng các tín hữu Kitô bán rẻ mọi phẩm chất tốt đẹp nhằm đổi lấy những ân sủng từ vị Chúa vô danh của họ. Có nhiều kẻ làm bộ thú nhận hay thuật lại những nghi lễ của cái đoàn thể đáng ghê tởm này. Người ta quả quyết kể về những chuyện như “một đứa bé mới sinh, khắp người được rắc đầy bột mì, giống như một biểu tượng huyền bí nào đó về sự khởi đầu, được đặt dưới con dao của kẻ mới cải đạo. Kẻ này lạnh lùng gây ra những vết thương sâu và chí tử cho nạn nhân vô tội của hắn. Ngay sau khi hành vi tàn ác được hoàn tất, các hội viên sẽ uống máu, thèm thuồng xâu xé chân tay, và cam kết giữ bí mật vĩnh viễn do ý thức rằng chúng đã cùng lên một con thuyền tội lỗi. Người ta cũng khẳng định chắc chắn rằng tiếp sau cái lễ tế vô nhân đạo này là một trò tiêu khiển tương ứng, trong đó có những việc phóng túng vô độ để khơi gợi thú tính hoang dã; cho đến khi, vào thời điểm đã định, những ánh sáng vụt tắt, nỗi xấu hổ không còn, thiên tính bị xem nhẹ; và, bị dẫn lối một cách không chủ ý, màn đêm bị ô uế bởi mối quan hệ loạn luân của những người anh chị em, của những đứa con trai và các bà mẹ.”

Nguyên văn: 

The precautions with which the disciples of Christ performed the oɽces of religion were at ɹrst dictated by fear and necessity; but they were continued from choice. By imitating the awful secrecy which reigned in the Eleusinian mysteries, the Christians had ɻattered themselves that they should render their sacred institutions more respectable in the eyes of the Pagan world. But the event, as it often happens to the operations of subtle policy, deceived their wishes and their expectations. It was concluded that they only concealed what they would have blushed to disclose. Their mistaken prudence aʃorded an opportunity for malice to invent, and for suspicious credulity to believe, the horrid tales which described the Christians as the most wicked of humankind, who practiced in their dark recesses every abomination that a depraved fancy could suggest and who solicited the favor of their unknown God by the sacriɹce of every moral virtue. There were many who pretended to confess or to relate the ceremonies of this abhorred society. It was asserted “that a new-born infant, entirely covered over with ɻour, was presented, like some mystic symbol of initiation, to the knife of the proselyte, who unknowingly inɻicted many a secret and mortal wound on the innocent victim of his error; that as soon as the cruel deed was perpetrated, the sectaries drank up the blood, greedily tore asunder the quivering members, and pledged themselves to eternal secrecy by a mutual consciousness of guilt. It was as conɹdently aɽrmed that this inhuman sacriɹce was succeeded by a suitable entertainment, in which intemperance served as a provocative to brutal lust; till, at the appointed moment, the lights were suddenly extinguished, shame was banished, nature was forgotten; and, as accident might direct, the darkness of the night was polluted by the incestuous commerce of sisters and brothers, of sons and of mothers.

Trích từ: http://www.sacred-texts.com/cla/gibbon/01/index.htm


Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

Mỗi ngày nhớ lại một chút (1)

 Ông Kata, bài học về Công-sở và Việc-Công: Nhân viên của Công-sở phải nâng cao phẩm chất cá nhân, vì việc-Công, đừng sa vào việc-Tư.

Sự tự do chân chính trong việc nâng cao phẩm chất cá nhân của mọi người chính là việc quan trọng.

Bên nhóm H.L hôm nay tôi thấy dù sao họ cũng xứng đáng, T.H xứng đáng là người điều hành công-vụ mới, tôi thấy như vậy, người của Ông rất có ý thức, rất mạnh, đoàn kết và chăm chỉ cho việc Công. Việc lập Công-sở như hôm nay mọi người bắt đầu là việc tốt lớn. Thật tốt cho Công-ty.

Thật ra mọi người vẫn nặng chuyện đời Tư nặng quá, toàn chuyện đời Tư nên lúc nào cũng là “thưa, tôi bắt buộc phải làm chuyện này, nên không làm chuyện kia được”, nhưng toàn là chuyện đời tư. Tôi không bảo mọi người phá hoại hình thức đời thường. Nhưng đối với mọi người có vẻ rất khó, chuyện cá nhân có vẻ nặng quá, lúc nào cũng là chuyện cá nhân, lúc nào cũng “nhà anh có chuyện này”, “nhà chị có chuyện kia”, “hôm nay việc nhà em, em không đến được, nhất thiết là không đến được”. Cái tâm người thường luôn đổ lỗi, trong cái sức ép của đời thường, mọi thứ đều rất nặng.

Người chân chính sửa mình, vẫn phải giải quyết được chuyện Tư ở nhà, nhưng vẫn viên dung được chuyện Công, tôi đảm bảo như vậy. Mọi người làm việc phải có lí, phải hợp lí, không có lí cũng không hợp-lí nên mới thành ra như vậy, hướng ngoại nên toàn chỉ đòi hỏi hoàn cảnh, ‘hoàn cảnh không tạo điều kiện cho tôi làm, thì tôi không làm được’, đấy chính là tâm hướng ngoại. Tất nhiên đây không phải phê phán, nhưng tôi rất mong về sau mọi người ý thức hơn. Mọi người ở đây đã là rất xuất sắc nhưng hãy ý thức hơn, con đường của mọi người và con đường cống hiến.

Ở đây có người ở bên B.H nơi tôi phụ trách, tôi biết đặc tính họ lộn xộn thế nào, tôi biết là tại sao không đến đây được, người B.L không đến thì tôi rất bất ngờ, có thể từ khi Methas đi, mọi người thiếu kỷ luật.

Việc mọi người làm đều là đang đặt định cho tương lai, nhưng tại sao những người đang làm việc-Công để tự nâng cao mình, mà hôm nay chưa làm được? Những người B.H và B.L và kể cả H.L rất khó làm được, là bởi vì mỗi lần kêu gọi thì cũng ngang bằng van xin mọi người. Chưa nói đến chỗ cao. Ai trong số mọi người sẵn sàng?

Bên H.L xuất sắc ở một mức nhờ họ có phần Tahani chân chính, Nhẫn thật. Còn B.L, B.H hãy còn có điểm hạn chế. Nhưng mà trước việc Công thì lại có người lại rất đỏng đảnh “tôi muốn điều này, tôi còn muốn điều kia”, không được thì đau khổ, được thì cũng chẳng vui mừng, chẳng thấy là hàm ơn gì, không có điều cao quý trong lòng, con người nhân gian là vô ơn, vì cái thật là ơn họ không thấy, họ chỉ thấy cái ơn họ muốn thấy, đúng là nghịch đạo. Nhưng nếu có ai hỏi đến thì lại giãy nảy lên “vẫn có chứ, sao lại không, chẳng qua do cái này do cái kia”. Đừng nói thế, đừng bao giờ mặc cả. Mọi người phải luôn nhắc nhở nhau, cuộc sống nâng cao phẩm chất thực sự phải gắn bó với việc-Công , còn càng gắn bó kiểu việc-Tư bao nhiêu, nhất là cứ nặng nề tâm tình danh lợi, thì càng tệ bấy nhiêu. Mọi người có thể lấy cớ “không, tôi vẫn cô sửa mình mà, đúng là tôi bận, nhưng tôi là đang cố sửa mình”. Anh em chỉ tin điều thấp trong mình, không tin điều cao hơn và trong mình sao? Thật là sai lầm.

Cho đến hôm nay, nhóm H.L thật xuất sắc, họ làm việc rất xuất sắc, còn B.L, B.H vẫn thiếu sự kiên chú với kỷ luật, kỹ năng và trung thực.

Tôi kể chuyển này, có lần một vị Thày hỏi Học trò, “có nhìn thấy cái hồ kia không?”, học trò bảo có. Thày hỏi tiếp là “cái hồ đấy mang theo khí nào, nằm ở vùng nào, đất nào?” Học trò bảo, con chưa để ý, để con quay lại xem. Vừa nói xong Thày tát một cái như trời giáng, Ông nói là “không nói được, thì cứ 15 phút lại bị tát một lần”. Mọi người nghĩ xem, nếu là mọi người, chắc tát một cái xong, mọi người bỏ về. Có điều đang sửa mình mà, điều mà Thày dạy Trò, trước hết phải để người ta biết Nhẫn, tôn trọng Sư môn; phải chú tâm học hỏi trong quá trình nhận thức bằng Trí huệ; và thứ ba là lúc nào cũng đang liên tục để ý đến môi trường, hoàn cảnh xung quanh mình để gia tăng tính Thiện và trí huệ của mình. Còn rất nhiều điều ở đằng sau cái tát đấy, ấy là dụ ngôn, dụ ngôn thật sự.

Anh em thì động chút chuyện là tự ái, vậy còn sửa mình gì nữa. Người muốn sửa mình, đừng nói quá nhiều về quá khứ. Nói chuyện hành giả trong nhà Phật nhà Đạo đi. Một hành giả chân chính, họ hành sự như vậy, thống khổ như vậy, không được oán tránh Sư môn, thì mới sửa mình được. Như vị La Hán, nhờ “cái chổi” mà tu xuất thành La Hán, trong câu chuyện đấy ông ý không hề oán trách bảo là “các đồng môn nói con tu chán lắm, chắc con tu chán lắm thầy nhỉ?” ông không nói câu đấy, mà chỉ thắc mắc “trí huệ như con bây giờ làm sao để tu được thưa thầy?”. Mọi người có thấy chỗ phân biệt, tâm người tu chân chính sẽ như vậy, chỉ xem làm sao để tu luyện tốt hơn, thì lúc đấy mới tẩy được Lục trần – Lục căn. Đừng thành ra quét cho mọi người một đám bụi, mọi người lại hắt ra thêm một đám rác.

Người chân chính sửa mình thì dù xảy ra bất kỳ chuyện gì, cũng xem xem mình có vấn đề đấy không và mình có thể thanh trừ vấn đề theo lối nào, chứ còn người không thể tự sửa mình thì lúc nào cũng xem người ta có chuyện gì, xong bắt đầu suy nghĩ trong đầu. Dù chỉ một ý nghĩ phán xét và nhận xét về người khác cũng phải tẩy ra khỏi đại não, như vậy mới sửa mình được. Không làm được thế, mọi người không chỉ phán xét hãm hại nhau, có ngày sẽ còn hãm hại cả người chỉ đường nữa.

Chuyện sửa mình là vô cùng nghiêm túc, từng chuyện từng chuyện, điều gì cũng cần vừa góp vào việc Công, vừa sửa mình trong đó, cần chân chính nhận thức vấn-đề. Bình thường mọi người cũng nhận mình là ở chỗ cao, nhưng thế nào là cao vậy? 

Phải chân chính làm việc Công vì việc Công, tất cả tâm vì mình, vì cái cảm xúc hứng khởi của mình, hay mọi trạng thái tiêu cực của mình, đều phải hạ xuống khi làm việc Công. Khổ cũng bỏ được, tất cả đều bỏ xuống được, thì lúc đấy mới đáng là đã sửa được mình. Mọi người làm việc Công vì việc Công, không phải vì mình, thì làm đến đâu là đứng ở đó. Mọi người tưởng tượng, các vị ở cấp cao hơn mọi người, mọi người không đạt tiêu chuẩn đến hạng cao thì họ không cho mọi người hiểu chuyện trên cao, đơn giản như vậy. Không có tiêu chuẩn Mệnh ứng với Tính ở mức cao, không thể sửa mình và nâng cao cá nhân đâu, mọi người rõ ràng là không đạt đến tiêu chuẩn Mệnh-Tính ở mức cao như thế. Mãi không nâng cao được, tất đâm ra muốn tiêu hủy cái thật-cao.

Đến lúc mọi người vừa là trợ-lý, vừa là phụ-tá, hãy nhớ kĩ đều này, mọi người phải làm gì để khiến cho người khác cũng muốn sửa mình chân chính hơn, thật sự chân chính hơn. Còn đối diện với việc Công, đừng mặc cả, đừng lấy lý do kiểu "nhưng mà lúc đấy thực sự tôi có vấn đề cá nhân", đừng lấy lý đo dấy, đừng bao giờ trước việc Công lấy những lý do đấy. Nếu một ngày người tu nhân danh sự mệt mỏi cá nhân để không làm việc Công, thì ngày đấy mọi người cũng chỉ xứng đáng là một người dưới. Để nói với mọi người, người ở vị trí cao có tiêu chuẩn của vị trí cao, không đạt đến tiêu chuẩn đấy thì còn nói gì nữa.

Từ những chuyện nhỏ nhất cũng xem mọi người có tự nâng cao nổi hay không. Tôi nghĩ là hãy thật sự cần nghiêm chính nhìn lại mình. Mấy người B.H, nói tôi nghe, thế anh em làm việc Công gì thế, làm cho nhau vui chăng? Thỉnh thoảng gặp một vài cơ hội thì cũng giúp chúng người ta, nhưng có ai thật sự làm việc Công vì việc Công, ai thực sự cống hiến như vậy?

Mọi người lưu giữ đời sống cá nhân hơn giữ vàng, thì còn làm việc Công kiểu gì? Chỉ có việc Tư thôi, có làm cũng thật ra là làm cho cá nhân thôi. Thật đấy, từ người cấp cao mà nhìn xét, thì là vậy. Còn ở vị trí thấp mà xét thì cứ vỗ tay, nói rằng “mọi người rất xuất sắc, tự bồi dưỡng rất xuất sắc, dần dần sẽ có được không khí rất xuất sắc”. Nhưng nói dối mọi người để làm gì, nói với mọi người cứ giữ tiêu chuẩn thấp để làm gì, không lẽ để mọi người vĩnh viễn ở vị trí thấp. Này, sửa mình là chuyện vô cùng vĩ đại, mọi người chắc chưa thật thấu điều cực kì to lớn đằng sau.

Tôi từng nói chuyện với H.N, ông ý nói về loại người H.L. Nếu với mọi người, có một ngày, tất cả những chuyện Công đều làm cho mọi người nhắc đến ngoài miệng theo kiểu ăn to nói lớn, rất lớn lao, “thật sự thay đổi tôi”, nhưng bên trong thì không thực sự kết nối, thậm chí là đời sống cá nhân vừa bị động đến đã giãy nảy lên bảo vệ, sống chết cũng phải lưu giữ nó. Ngày đấy thì mọi người nên xem lại bản thân mình. Hãy tự xem bản thân mọi người đã vượt qua những điều đấy chưa? Quay trở lại những chuyện đồng nghiệp của mọi người, chuyện giữa các trợ-lí và phụ-tá. Việc của bao nhiêu người khác, vô số lớp lớp đằng sau, là phụ thuộc vào mọi người, còn mọi người chỉ lo bảo vệ đời sống cá nhân dưới cái bóng của việc Công chăng, chuyện như thế thì có được không?
Lập ra một Công-sở thế này, ít nhất một tuần một buổi tối mọi người hãy cùng ngồi bàn thảo lại mọi chuyện, cùng nấu ăn đi, thật tốt.

Hãy thử làm món cơm nắm. Cơm làm dẻo một chút, sau đó dùng gừng, muối và hạt tiêu, Để hạt tiêu vào làm nhân, giống như làm bánh, gói lại, rồi ăn cơm đấy, ăn như vậy vừa no bụng, vừa thoải mái. Dùng gừng thái lát mỏng, cho hạt tiêu vào dải đều, sau đó cho thêm tương đối muối, vị vừa phải thôi, rồi gói lại ăn. Ăn chỉ cần 4, 5 cái nhỏ nhỏ, sau đó uống nước.

Hỏi: Xin hỏi, tại sao lại là gừng?
            Trả lời: Mọi người cứ ăn thử sẽ biết.
            Hỏi: Bột mì cũng được ạ?
            Trả lời: Thuộc loại chất đấy. Mọi người có thể dùng bánh mì, nhưng tôi khuyên là nên dùng cơm bởi vì nó rẻ nhất.

Tương lai, mọi người đi nên mang theo một chai nước riêng, có dán tên cho đỡ nhầm. Mọi người sẽ được học các Kỳ-Thuật, Kỹ-Năng, Công-vụ ở mức cao hơn.

 Nhắc lại mọi người chuyện ăn uống, hãy ăn uống rất đơn giản, mọi người làm cơm nắm mà ăn. Chuyện ăn càng về sau càng nhạt càng tốt, ăn cho no bụng là được, đừng truy cầu ngon quá, chẳng hạn như phải mua bánh mì ăn cho hợp miệng, món này món kia, tôi nghĩ không cần thiết. Người ta giản dị và tiết kiệm là rất tốt, giả sử mọi người về sau quen với cách sống đấy sẽ thấy cuộc đời nó đơn giản lắm, chẳng còn bị những vật chất xung quanh làm cho đầu óc mình kiểu, "ôi, cái kia đẹp thế, cái kia thích thế, mình nhất định phải có nó", cái tâm đấy bỏ dần đi. Tôi nghĩ cái tâm đấy, bây giờ ai cũng còn, nhưng cái tâm đấy cứ hạ dần xuống, sau này mọi người sẽ thấy rất nhẹ nhàng. Khi mọi người thật sự không chìm vào mấy thứ dục vọng, tâm cảm bình phàm, mọi chuyện đều xem nhẹ một chút, mọi người sẽ thấy cái rất nhẹ nhàng ở trong đấy, thật sự sâu, rất tuyệt.

Tôi là người chưởng quản nhóm B.H, mong mọi người chân chính sửa và nâng cao mình. Chân chính sửa mình và làm việc Công, phải coi mình là người cần nỗ lực, ước chế các tâm tham đòi, đừng mặc cả với việc Công, ý thức chuyện việc sửa mình cho rõ, tự nguyện nâng cao mình, còn nếu không rồi sẽ ra sao, mọi người sẽ thấy sớm.


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Trừ bỏ Màng-Ngăn


1. Vào một ngày nào đó, trong xã hội người thường, khi đạo đức đã hạ cấp so với giai đoạn bình ổn trước đó khá nhiều đến mức không thể tiếp tục thế nữa, một số vị giáng thế. Để giáng thế, họ đã an bài sự giáng thế ấy trước hàng hà vô số thời gian, không thể đếm biết. Họ ở đó, giữa nhân gian, hào quang của họ tỏa rạng, làm sáng bừng nhân gian. Họ là Mặt Trời của Thế gian khi ấy. Mặt Trời giúp thế gian tan đi bóng tối.

Những người đầu tiên theo họ mang theo một tín niệm thuần lành vô lượng. Những người ấy thường giữ gìn một đức tin và đời sống trong sạch, khổ hạnh. Họ là ánh sáng tại thế gian, họ đại diện cho Mặt Trời. Họ mách bảo thế gian lối đi về Mặt Trời. Họ nhắc người ta từ bỏ thế gian. Họ khiến bóng đêm danh lợi tình phải lùi xa. Lùi thật xa.

Rồi những đợt người sau họ, đợt này đến đợt khác, xuất hiện. Họ mang theo ít ánh sáng hơn, nhưng thích liễu giải Mặt Trời hơn. Thật may mắn cho họ, thật tồi tệ cho Mặt Trời, họ gần gũi hơn với bóng tối, xa lạ hơn với mặt trời. Nói thật vui vẻ, họ như ánh mặt trời nhìn qua đôi kính râm. Nhờ xa Mặt Trời, họ thoải mái sống một đời sống nửa đạo nửa đời, ca ngợi nhân gian, giương cao tín niệm, họ giống như có trí huệ, đầu óc của họ thật hợp để lòe bịp nhân gian. Có thể họ không cố ý lừa nhân gian: nhưng họ đưa thêm nhiều ánh sáng-đi-qua-đôi-kính-râm đến soi sáng cho thế gian. Thế gian được sáng lên. Mặt Trời tăm tối đi. Họ là một thứ màng-ngăn ánh sáng Mặt Trời.

Mặt Trời đích thực là gì, thế gian không còn cần biết nữa: thế gian chỉ còn biết đến những ánh sáng giả tạo, những ngọn đèn cháy từ mỡ động vật, bóng điện trong những tòa nhà lớn... Họ đều tụng ca Mặt Trời, họ đều say sưa khi Mặt Trời biến mất trên bầu trời. 

2. Em ạ, thường thì trong một phép tu sẽ đến gian đoạn này: sinh ra một đám người từ nhận thức của mình mà tạo nên nhận thức về pháp lý của môn đó, nhờ nhận thức này hết sức tầm thường nhưng mang vẻ gần gũi, hoặc đôi lúc cao xa, họ thu hút được một lượng lớn người bước vào pháp môn của họ hơn hẳn những người chân tu đi trước. Đó là khoảnh khắc ra đời của tôn giáo. Đó là bi kịch muôn đời của tu luyện. Em ạ, đó là lớp màng-ngăn Mặt Trời đến với thế gian, để bảo vệ thế gian và biến thế gian thành nơi trục lợi, thao túng của chúng. Thật tiện cho đám người màng-ngăn đó: ở đó chúng vừa núp danh Mặt Trời để làm nguồn sáng, vừa thỏa mãn đủ danh-lợi-tình của mình.

Thật khó nói về những kẻ màng-ngăn này. Nếu em gặp chúng, em sẽ thấy chúng nhiệt thành. Một vài trong số chúng ý thức được việc mình làm. Đa phần thì không, một cơ chế của bộ não, quên đi điều chân chính, đem mình làm chân chính. Ở đó, chúng hợp thức hóa hạnh phúc nhân gian. Chúng thỏa mãn việc đem danh chúng, đem mặt chúng, đem lời chúng để chứng cho lời dạy của các Đấng Khai Sáng, đem ý chúng thế vào Ý Chí của các Đấng Khai Sáng. 

3. Rồi, phải mất vài trăm năm, vài nghìn năm sau, những chu kỳ Mạt Pháp cứ thay phiên nhau xảy ra trong tôn giáo và trong xã hội. Mỗi chu kỳ đó, những người chân tu lại gặp cùng một bi kịch, như được miêu tả trong Kinh Diệt Tận:

"Sau khi Ta vào tịch diệt, lúc Pháp bắt đầu diệt mất ở trong đời ác năm trược, tà ma sẽ rất hưng thịnh. Ma quỷ sẽ giả làm Đạo Nhân để phá hoại Đạo của Ta. Chúng mặc quần áo của người thế tục, ưa thích y phục năm màu, mặc Pháp y sặc sỡ. Chúng uống rượu ăn thịt, giết hại chúng sinh, tham đắm mùi vị, không có lòng từ bi, và còn sân hận đố kỵ.

...
Chúng không muốn tụng toàn bộ chính văn mà chỉ tóm lược phần đầu và đoạn cuối. Chẳng bao lâu, việc học Kinh với tụng niệm cũng sẽ chấm dứt. Dẫu cho còn có người đọc tụng, nhưng họ không hiểu ý nghĩa của câu văn rồi miễn cưỡng cho đó là đúng. Lại không hỏi các bậc minh sư, kiêu căng ngã mạn, cầu danh cầu lợi, và làm ra vẻ tao nhã vẻ vang để mong được người cúng dường.
...
Khi chúng ma Tăng này mạng chung, thần thức của những kẻ ấy liền đọa Địa ngục Vô Gián. Bởi đã phạm năm tội ngỗ nghịch, nên chúng sẽ trải qua Hằng Hà sa kiếp để sinh làm ngạ quỷ và bàng sinh. Khi tội báo đã hết, lại sinh ra ở vùng biên địa--nơi không có Tam Bảo.

...
Khi Pháp sắp bị mất, chư thiên khóc lóc, lũ lụt và hạn hán thất thường, ngũ cốc sẽ không còn chín. Bệnh dịch lây lan và giết đi vô số sinh mạng. Dân chúng lầm than, còn quan chức mưu toan tính lợi. Ai nấy đều không thuận theo Đạo lý, ưa thích nhiễu loạn. Kẻ xấu ác gia tăng nhiều như cát trong biển. Người thiện rất hiếm hoi, hầu như chỉ được một hoặc hai người.

 ...
Khi ấy các vị Ứng Chân, Độc Giác, và Bồ-tát sẽ bị chúng ma xua đuổi, trục xuất và không còn tham dự trong chúng hội nữa. Giáo Pháp của ba thừa sẽ lánh vào nơi núi rừng phúc đức. Trong yên tĩnh, họ sẽ tìm được sự an vui, tuổi thọ thêm lâu dài. Bấy giờ chư thiên sẽ hộ vệ cho Đồng tử Nguyệt Quang xuất thế. Các ngài lại gặp nhau và cùng chấn hưng Đạo của Ta."


4. Những đám màng-ngăn giờ đã kết thành một hệ thống tung hô Mặt Trời để ngăn cản Mặt  Trời. Chúng ta tụng nhau là Vinh Quang, nói với nhau về Rực Rỡ. Cả người muốn chân tu lẫn người thường đều không phân biệt nổi. Chúng tràn ra xã hội, tự ve vuốt nhau, cười cợt với những nét mặt trông trang nghiêm hiền hòa nhất.

Vì thế những người chân tu có một sứ mệnh, cao cả: trở thành Mặt Trời nơi chính mình. Để xua đi bóng đêm, để làm đám màng-ngăn vụn vỡ và tan biến.

Nên, dù lo lắng, anh vẫn nhìn họ đây: hãy Vững Mạnh, Lý Trí, Kiên Định. Hãy Thành Kính, Trang Nghiêm, Pháp lý.

5. Hãy đi đi, nhanh lên.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Nói chuyện nhân ngày Sinh nhật Sư Phụ

(Bài này đăng lại từ buổi nói chuyện của một Người anh có hân hạnh được biết tới)


Anh em thân mến


Tu luyện, đối mặt với Khổ, trong Cô độc, cái cô-độc thực tại nhất, dằn vặt trong giả tướng để thấy được Chân-tướng, là điều vĩ đại và lớn lao. 


Trong bài
 Khổ Kì Tâm Chí, Hồng Ngâm I, Sư Phụ có viết:

 “Lao thân bất toán khổ”, (Dịch: cái Thân này có cực nhọc thế nào cũng chẳng thấy khổ), tức là cái khổ của Thân, Thân phải làm nhiều việc nên khổ thì đừng có đếm kể gì cả. “Tu tâm tối nan quá” (Dịch: Việc sửa Tâm tột cùng khó cũng phải vượt qua), tu Tâm mới là cái thực sự khó vượt qua, mới là điều cực kỳ khó vượt qua, “tối nan”. Đấy là cái Tâm trong quá trình tu luyện. Cho nên người tu cổ, ngay trong bài Sư Phụ giảng “Bách khổ nhất tề giáng” (Dịch: Hay dẫu là trăm thứ khó nhọc thử thách ma luyện có đồng loạt giáng), trăm cái khổ khác nhau cùng một lúc giáng xuống. Đối với Sư Phụ Công Pháp thì chỉ nhìn ở góc độ “Khán kỳ như hà hoạt”, (Dịch: Há lại không tiếp tục những gì đang làm),
 tức là để xem xem mọi người sẽ vượt qua thế nào. Sư phụ Công Pháp luôn luôn nhìn, các Linh Thần vẫn luôn luôn nhìn mọi người, để xem cái điểm đấy, cái Tâm đấy, cái Thân đấy, cái khổ nó đến thế, Thân Tâm đều đang chịu khổ, để xem mọi người vượt qua thế nào, có vượt qua được cái mức gọi là “Tồn Chân Thiện Nhẫn tâm trung hữu Đạo” không? (Dịch: Đó là luôn nghĩ theo Chân Thiện Nhẫn, trong Tâm có Đạo). Xem trong cái lúc khổ đến mức ấy, mà Tâm vẫn có thể giữ đươc Chân Thiện Nhẫn của cao tầng hay không? Còn Chân Thiện Nhẫn của người thường, mọi người đếm kể gì. Chân Thiện Nhẫn ở cao tầng, có thể duy hộ Pháp lý ở trong mình, duy hộ những đặc tính, Chân tính ở trong mình, Thiện tính ở trong mình. Trong lúc đấy mà duy hộ được, giữ được phần cao tầng ở trong mình thì lúc đấy tính là đã rất khác rồi. Thật ra mọi người đã là rất xuất sắc, có điều là vẫn phải xuất sắc hơn.

          Mọi người biết đó, cả chu trình từ khi chúng ta gặp nhau, từng bước từng bước, có rất nhiều khó khăn. Huyền thuật, Pháp tướng nếu như để nguyên bản thì sẽ rất khó tu luyện, vì nó chỉ dành cho một số người. Thực ra rất khó, đấy là nói về mặt nhân gian, còn nói về sứ mệnh, về duyên kiếp, là tìm từng người một, mà sử dụng những điều đấy là rất khó tìm đến nhau. Nhưng rất may là chúng ta đều ở trong thời Chính Pháp, và đúng thệ ước chúng ta gặp nhau ở đây, trong Chính Pháp mà tìm thấy nhau. Mọi người trong Kỳ Môn nhưng cũng là trong Chính Pháp. Hãy phó xuất cho Chính Pháp, thực hiện những sứ mệnh của tầng cảnh, lúc đấy lại có những điều khác nảy sinh, lại nhận thức thêm về chính bản thân mình, về duyên nghiệp, quá quan ở các tầng thứ. 


          Chúng ta ở đây đều nợ Ơn Đại Pháp, Ơn rất lớn. Thật ra nói nợ Ơn Đai Pháp là cái cách nói chung, còn người mà chúng ta tôn kính nhất, chúng ta nợ Ơn nhất là Sư Phụ Lý Hồng Chí. Trong sách Pháp, Sư Phụ thường xưng là "lão sư", nghĩa là Thày, để ai cũng được học Pháp, ai cũng được đọc Pháp, ai cũng có cơ hội đắc Pháp nếu có Phật tính. Lão sư là đặt trong quan hệ với người học, còn đặt trong quan hệ với Đệ-tử, thì là Sư-Phụ. 


          Ngày 13 tháng 05 là ngày sinh Thày Lý Hồng Chí. Nhưng điều quan trọng nhất, đây là ngày Sư Phụ giáng thế ở trong kiếp này. Tất cả những phần của Sư Phụ ở trong mọi kiếp, trong lịch sử lâu dài, rất lâu dài, lâu dài đến mức nói ra thì mọi người rất bất ngờ, nhưng có rất nhiều phần của Sư Phụ, ở trong các mức khác nhau kết duyên với tất cả con người ở trong nhân gian, kết duyên với tất thảy mọi sinh mệnh ở trong nhân gian. Mọi người có thể hiểu là sinh mệnh của Sư Phụ phân tán đến mức, mọi sinh mệnh ở trong nhân gian, mọi sinh mệnh ở trong Tam giới kể cả gỗ đá, tất cả các chủng sinh mệnh từ thấp bé nhất đến lớn lao nhất mà tồn tại ở trong Tam giới thì đều có kết duyên với Sư Phụ. Và có thể vì cái kết duyên ấy mà ngày hôm nay gặp được nhau. Đây là điều vĩ diệu, vượt ngoài tầm những điều mọi người có thể hiểu được. Thực ra nói nguyên lý nghe thì rất đơn giản, mọi người thử liễu giải sẽ thấy rất lớn lao, rất khó hiểu, không phải là điều người thường làm nổi, không phải điều mọi người có thể tưởng tượng nổi.


          Ngày 13 tháng 05, mốc ở trên dương thế, dương gian, không chỉ là mốc ngày sinh bất kỳ. Tất nhiên mọi người vẫn nói nhân gian là giả tướng, nhưng nhân gian là giả tướng là do các chấp trước và nghiệp lực. Còn ở tầng nhân gian này, bỏ đi các chấp trước và nghiệp lực thì chân tướng ở tầng nhân gian này cũng sẽ xuất hiện. Sẽ xuất hiện những con người tương ứng với đặc tính của Pháp ở tầng bề mặt (Thế gian Pháp), và tầng bề mặt sẽ thể hiện được Chân tính của nó. Tầng bề mặt này còn thực ở điểm đấy, còn thực khi còn các Giác Giả, còn độ nhân, còn tu luyện, còn liên quan đến Pháp Vũ Trụ, thì tầng này trở nên thực hơn và sẽ phá trừ tất cả những cái ác, cái giả, Bất Nhẫn. Đấy là điều rất vĩ diệu. 


          Ngày Sư Phụ sinh ra là ngày bắt đầu nhân gian thay đổi, là ngày rất trân quý. Mọi người học Pháp, mọi người biết là từng phần trong mọi người thay đổi, từ sâu thẳm thay đổi.


          Chia sẽ mọi người một điều là chúng ta ở đây vì Đại Pháp, theo nghĩa là học Pháp, đắc Pháp. Có một điều khác nữa chia sẻ với mọi người, nằm ở trong Hồng Ngâm I, bài Pháp Dung, Pháp có thể bao dung được tất cả, trong bài Sư Phụ ghi là:

Dung Pháp
Phật quang phổ chiếu
Lễ nghĩa viên minh
Cộng đồng tinh tấn
Tiền trình quang minh
1992 niên 12 nguyệt 27 nhật

(Dịch)

Biểu hiện của Pháp
Phật quang chiếu khắp
Lễ nghĩa viên minh
Cùng nhau tinh tấn
Con đường trước mặt quang minh.

Cá nhân tôi hiểu thế này. Hai câu đầu, mọi người đã biết ý nghĩa, còn có một ý nghĩa sâu sắc là khi mà ánh sáng của Phật, Phật quang tức là Pháp, quan hệ giữa Sư Phụ và Đại Pháp rất đặc biệt, mọi người cứ coi như một nội hàm nhất định: Phật quang chính là Pháp. “Phật quang phổ chiếu” tức là khi ánh sáng của Pháp chiếu đến đâu, thì nơi đó “Lễ nghĩa viên minh” tức là mọi sinh mệnh đều được Chính lại cho đúng, đều được chỉnh lại cho đúng, đều được trở về đúng bản nguyên, đều được cứu độ đấy gọi là “Lễ nghĩa viên minh”. Hai câu tiếp theo, “Cộng đồng tinh tấn”, cộng tức là cùng với nhau, đồng tức cùng một lúc, “Cộng đồng tinh tấn” thì nhiều người hay dịch là mọi người tinh tấn, nhưng nó có nghĩa là tất thảy các sinh mệnh đều chuyển hóa lên mức cao hơn.

Ở trong tu luyện Kỳ Môn, có bốn điều cần phải ghi nhớ, “Cải” tức là thay đổi, thay đổi từ bộ phận, “Biến” là thay đổi cái toàn thể, “Chuyển” là chuyển động của toàn bộ sinh mệnh của một thể hệ và “Hóa” chuyển hóa các sinh mệnh, bộ phận của tầng cảnh đấy. Cải Biến Chuyển Hóa, bốn mức độ, không phải là điều có thể dễ dàng diễn ra được, nó còn liên quan đến các tầng thứ khác nhau, sự liên đới các tầng thứ Pháp lý với nhau, quan hệ giữa một sinh mệnh với một tầng thứ đấy hết sức khó khăn. 

Với anh em, thì nên hiểu thế nào?  Pháp có thể “Lễ nghĩa viên mình” là bao gồm “Cộng đồng tinh tấn” tức là tất thảy các sinh mệnh từng lớp từng lớp, của các từng tầng thứ đột ngột cùng đi lên tức là Cải Biến Chuyển Hóa, bốn mức đấy thì đó là điều vĩ diệu vô tận. Nói thì mọi người sẽ thấy hơi lý thuyết và bề ngoài nhưng mọi người về sau càng ngộ, sẽ càng thấy điều này hết sức lớn lao. Còn câu cuối cùng, “Tiền trình quang minh” tức là tương lai sắp tới, cái tiến trình của tương lai sắp tới sẽ cực kỳ sáng rỡ. Lúc đấy mọi sinh mệnh trong Pháp đều sẽ có chuyển hóa hết sức lớn lao, của quá trình Cải Biến Chuyển Hóa này, mọi người thực sự có thể thấm được. Bởi vì Cải Biến thuộc về Mệnh, Chuyển Hóa thuộc về Tính, Tính Mệnh ở mỗi tầng đều đang thay đổi, Tính Mệnh của mỗi con người đều đang thay đổi. Mỗi con người ở trong bản sự là con người đều có Tính Mệnh của mình, Tính Mệnh ở bề mặt này cũng thay đổi, thay đổi dần dần trên mọi phương diện. 

Nhân gian này rất thực, đau khổ quá thực tại, nhân gian quá thực tại, mọi vấn đề lợi ích, danh vọng đều thực tại, phải làm sao bây giờ? Nếu như mọi người đi trên con đường tự mình, mọi người đã từng sống cuộc sống nhân gian này, thực ra không có lối thoát ở trong đấy, chỉ có điều lúc thì chìm vào điều này, lúc thì chìm vào điều kia, cứ liên tục như vậy, liên miên bất tận. Mọi người đã tu luyện rồi, đến một mức mọi người nhìn lại thì sẽ thấy cuộc sống trước khi theo Phật là hết sức đau khổ, hết sức chìm đắm. 

Nên mới nói là ngày Sư Phụ ra đời là ngày mà Pháp đến thế gian này, bắt đầu một tiến trình mới chuẩn bị, cho đến năm 1992 Pháp được chính thức truyền ra, năm 1996 Chuyển Pháp Luân chính thức được in. Đấy là quá trình, những mốc các sinh mệnh đang đồng loạt đi vào quá trình gọi là "Cộng đồng tinh tấn". Tức là tất thảy mọi sinh mệnh ở các tầng thứ cùng thay đổi, cùng Cải Biến Chuyển Hóa, Tính Mệnh cùng thay đổi, và tiến trình tương lai của mọi sinh mệnh đang cùng một lúc thay đổi, nhân gian vốn đã thay đổi. Cho nên ngày này vô cùng thiêng liêng. Mọi người học Huyền Thuật biết độ số tính theo năm rất quan trọng, chẳng hạn 20 năm truyền Pháp là một mốc mới, từng năm đi qua, năm này qua năm khác là từng mốc mới. Từ lúc Sư Phụ sinh ra mỗi năm mỗi năm, đến mỗi nhịp, đây là mỗi nhịp của tiến trình toàn bộ nhân gian thay đổi, toàn bộ sinh mệnh thay đổi.

Thái độ của sinh mệnh đối với Chính Pháp quyết định sự tồn tại của sinh mệnh ấy trong vũ trụ mới. Tất nhiên việc tôn kính Sư Phụ và phụng sự Chính Pháp đến đâu, là tùy thuộc vào tầng thứ của mỗi người. Bởi vì tầng thứ khác nhau thì tôn kính ở các mức khác nhau và cũng phụng sự ở các mức khác nhau. Đấy chính là vị trí mọi người đặt định, trong tiến trình mọi người tu luyện, cảm ngộ Sư Phụ và Đại Pháp.

Đến cả các Giác Giả và các Linh Thần cũng cần chuyển hóa qua mọi người và qua việc mọi người đắc Pháp. Tôi nhắc lại là Đại Pháp là vĩ diệu vô cùng, Ơn của Sư Phụ là không thể đếm kể, mọi người hãy nhớ kĩ điều này. Đại Pháp tác động đến mọi người, chủ yếu tác động vào phần chuyển hóa, là phần Tâm, trong bài Pháp Luân Đại Pháp, Sư Phụ có giảng 2 câu:

Pháp Luân Đại Pháp
Công tu hữu lộ tâm vi kính
Đại Pháp vô biên khổ tố chu
1992 niên 7 nguyệt 24 nhật

(Dịch)

Pháp Luân Đại Pháp
Việc tu luyện có đường Tâm là trực chỉ
Đại Pháp thật vô biên chính là thuyền.

Mỗi điều mọi người đang vượt qua ở trong các đau khổ của cá nhân mình, đau khổ ở mọi tầng mức, một chấp trước nhỏ nhất cũng liên quan đến đau khổ. Chấp trước nhỏ nhất cũng liên quan đến nghiệp lực, chấp trước ở mọi mức đều liên quan đến nghiệp lực ở mọi mức, chấp trước và nghiệp lực đấy chính là những bất hạnh, đau khổ. Mọi người có cảm nhận được hay không thì nó vẫn là như vậy, dẫn mọi người từ đau khổ này sang đau khổ khác. Đau khổ này không phải hiểu theo nghĩa nhân gian là cảm giác đau khổ, khóc lóc, mệt mỏi, đau đớn. Đấy chỉ là một hình dạng của đau khổ, đau khổ có rất nhiều hình dạng. Bị trượt ra khỏi bản nguyên sống cuộc sống không phải là mình, bị trôi dạt trong các chấp trước, đấy là cực kì đau khổ. Người nào càng đi trên con đường đấy, càng hiểu thế nào là đau khổ.

Trong ngày sinh nhật Sư Phụ, tôi nhắc lại, đây là ngày rất đặc biệt, đặc biệt với tất cả mọi sinh mệnh ở trong nhân gian. Thêm một năm nữa, một niên kì mới, trong cái nhịp 365 ngày mới, thì đây chính là nhịp mới của nhân gian, toàn thể sinh mệnh đang ở trong quá trình "Cộng đồng tinh tấn", tức là cùng một lúc mà tinh tấn. Mọi người càng cảm ngộ Sư Phụ, cảm ngộ Đại Pháp, mọi người sẽ thấy là các sinh mệnh cũng đang chuyển hóa lên một mức mới. Những mốc thế này là rất hiếm, bởi vì 365, 366 ngày thì mới xảy ra một lần, đó là các mức độ nâng nhân gian lên một mức nhất định, đây chính là thời khắc rất trân quý. Trong ngày này hãy thật sự cảm nhận, thật sự trân trọng, thật sự tôn kính, mang Ơn Sư Phụ và Đại Pháp, cảm nhận sự sâu sắc ở trong lòng bằng toàn thể sinh mệnh của mình cùng một lúc, từ vi quan nhất đến lớn lao nhất. Hãy cảm nhận điều này thật rõ. Đây sẽ là một quà tặng của Đại Pháp đến mọi người, “Cộng đồng tinh tấn/ Tiền trình quang minh” điều đang chờ đợi mọi người. 


Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Phúc Âm John (17, 1-26)



Lời cầu nguyện của Ðức Giêsu

(1) Thế rồi Ðức Giêsu ngước lên trời và cầu nguyện:
"Lạy Cha, giờ đã điểm!
Xin Cha cho Con Cha được tôn vinh
để Con Cha tôn vinh Cha,

(2) Thật vậy, Cha đã ban cho Con của Cha
quyền vượt xuất mọi phàm nhân
là để Con của Cha ban sự sống đời đời
cho tất cả những chiên
mà Con nhận lĩnh từ lệnh Cha.

(3) Sự sống đời đời đó
là được nhận biết Cha,
Thiên Chúa đơn nhất và chân thật,
và được biết Ðấng Cha đã sai đến,
là Giêsu Kitô.

(4) Phần Con, Con đã tôn vinh Cha trên mặt đất,
khi hoàn tất công trình
Cha trao Con làm.

(5) Vậy lạy Cha,
giờ xin Cha cho Con được tôn vinh và bên Cha:
xin ban cho Con vinh quang
mà Con vẫn được hưởng bên Cha
trước khi xuống thế gian.

(6) Những kẻ được Cha chọn trong thế gian
và ban cho Con,
Con đã cho họ biết danh Cha.
Họ thuộc về Cha,
Cha đã ban họ cho Con,
và họ đã tuân giữ lời Cha.

(7) Giờ đây, họ biết rằng
tất cả những gì Cha ban cho Con
đều do bởi Cha,

(8) vì Con đã ban cho họ
Lời mà Cha ban cho Con;
họ đã nhận những Lời ấy,
họ thật biết rằng
Con từ Cha mà đến,
và họ tin rằng Cha đã sai Con.

(9) Con cầu nguyện cho họ.
Con không cầu nguyện cho thế gian,
mà cho những sinh mệnh Cha ban cho Con,
bởi lẽ họ thuộc về Cha.

(10) Tất cả những gì của Con đều là Cha ban,
tất cả những gì của Cha, Con đều gìn giữ,
và Con được tôn vinh nơi họ.

(11) Con không còn ở trong thế gian nữa,
nhưng họ còn phải trong thế gian;
phần Con, Con xin quỳ phụng dưới chân Cha.
Lạy Cha chí thánh,
xin gìn giữ các môn đệ
trong danh Cha mà Cha đã ban cho Con,
để họ có ngày quy nhất.

(12) Khi còn ở với họ,
Con đã gìn giữ họ
trong danh Cha mà Cha đã ban cho con.
Con đã canh giữ,
để không một ai trong họ phải hư mất,
trừ đứa hư hỏng,
để ứng Lời Kinh Thánh.

(13) Bây giờ, Con xin đến phụng dưới Cha,
và Con kêu những điều này
khi đang ở thế gian,
để họ được hưởng trọn vẹn
niềm vui của Con.

(14) Con đã truyền lại Lời của Cha cho họ,
và thế gian đã ghét họ,
vì họ không còn thuộc về thế gian,
cũng như Con đây không thuộc về thế gian.

(15) Con không xin Cha mang họ khỏi thế gian,
nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần.

(16) Họ không thuộc về thế gian
cũng như Con đây không thuộc về thế gian.

(17) Xin Cha lấy cho họ được thánh hiến nhờ điều Chân nơi Cha
Lời Cha là Chân.

(18) Như Cha đã sai Con đến thế gian,
thì Con cũng sai họ đến thế gian.

(19) Con xin thánh hiến chính mình Con cho họ,
để nhờ điều Chân đó, họ cũng được thánh hiến.

(20) Con không chỉ cầu nguyện cho những người này,
nhưng còn cho những ai
nhờ lời họ mà tin vào Con,

(21) để tất cả quy nhâts,
để được, lạy Cha, như Cha ngự trong Con và Con ở trong Cha
để họ cũng ở trong chúng ta.
Như vậy, thế gian sẽ tin rằng
Cha đã sai Con.

(22) Phần Con, Con đã ban cho họ vinh quang
mà Cha ban cho con,
để họ được quy nhất
như con thuộc về Cha như Một:

(23) Con ngự trong họ như Cha ngự trong con,
để họ được hoàn toàn quy nhất;
như vậy, thế gian phải biết
là chính Cha đã sai Con
và Cha yêu thương họ
như đã yêu thương Con.

(24) Lạy Cha,
con nguyện rằng dẫu ở đâu,
thì những người Cha đã ban cho Con
cũng ở đó với Con,
để họ chiêm ngưỡng vinh quang của Con,
vinh quang mà Cha ban cho 
vì Cha đã yêu thương Con
trước khi tạo thành thế gian.

(25) Lạy Cha là Ðấng chí thượng Công Chính,
thế gian đã không biết Cha,
nhưng con, con đã biết Cha,
và những người này đã biết
là chính Cha đã sai Con.

(26) Con đã cho họ biết danh Cha,
và sẽ còn cho họ biết nữa,
để ơn Cha đã ban Con sẽ ngự trong họ,
và Con cũng ngự trong họ."

Lại nói chuyện về J


 "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin"
 "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin"

Trong Kinh Thánh Tân ước, Phúc Âm John, có một đoạn kể chuyện sau khi Đức Jesus hồi sinh rồi, mà các tông đồ còn chưa tín hẳn điều đó:

 "Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tôma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin".

 Khi đọc đến đây anh bỗng nghĩ về sự này: khi nghe tin Đức Jesus bị đóng đinh, điều đầu tiên họ nghĩ là gì nhỉ? Anh chỉ muốn nghĩ đến điều này: có ai trong đó đã ngân vang trong đầu tiếng nói, "Thày bất tử, Thày sẽ hồi sinh từ cõi chết để xướng danh Cha của Người." Có ai dám tin vào phép màu của Đấng Hằng Sống, ai tìn vào lời Thày mình đến thế nhỉ?

Không ai, đáng buồn thế. Anh chẳng muốn nghĩ Đức Jesus đã nghĩ gì. Có thể Ngài cũng như anh.

Lời của ông Tô-ma mới thật buồn: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người...tôi chẳng có tin." Nếu không thấy cái chết của Người, ngươi không tin Người hồi sinh, Người Hằng Sống? Ngươi tin nỗi sợ hơn điều cao quý, sức mạnh nhân gian hơn Thánh Thần, cái chết hơn là Sự Sống? Ngươi tin vào nỗi yếu đuối nơi ngươi hơn điều hùng cường từ bầu trời cao? 

Đoạn tiếp trong Kinh Thánh thật tuyệt vời:

Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: "Chúc anh em được bình an" Rồi Người bảo Tôma: "Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin". Ông Tôma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!"  Ðức Giêsu bảo:
"Vì đã thấy Thầy, nên anh tin.

Phúc thay những người không thấy mà tin!"


"Các cửa đều đóng kín" - Vì sao thế nhỉ? Để phép lạ của Đức Giê-su viên toàn, hay do lòng oán thán nghi ngại của những tông đồ hoảng sợ đa nghi?

Nhưng Ngài đã đến và đứng giữa các anh, với lời chúc cho nỗi sợ cực nhọc của anh em. Có điều gì thiện lành và tinh tế đến thế, Ngài bảo ông Tô-ma đặt ngón tay lên những vết thương mà vì anh em, vì nhân gian Ngài đã chịu. Những vết thương anh em sẽ không bao giờ hiểu.

Đừng cứng lòng nữa Tô-ma, phải đấy, vì khi biết đó là Thày rồi ngươi vẫn không tin. Có chạm vào vết thương đó rồi ngươi vẫn không tin. Vì ngươi đâu có tin vào Thày, đâu tin vào Chúa Cha, đâu tin vào điều thiêng liêng nào!

Tô-ma, những ngày lang thang trong nhân gian ngươi có buồn không? Đi đến tận Ấn Độ để trốn tránh sự yếu đuối nơi mình, hòng tìm lại chút Thần khí đã không bao giờ có nữa, ngươi có sợ không? Ngươi có thấy mắt Thày dõi theo ngươi không?

Tô-ma, vào giây phút ngươi muốn đặt ngón tay vào vết thương của Người, ngươi nghĩ gì vậy, có hồi hộp không, có sợ hãi không, có hưng phấn không? Có thấy phấn chấn rằng mình sắp chứng minh được sự Chết và sự Sống? Thày bảo ma quỷ đã chết rồi, chúng đã chết. Thày bảo Thày hồi sinh, Thày sẽ Sống. Thày bảo Thày là Con Thiên Chúa, Thiên Chúa gọi Thày là Con.


Đức Jesus đã bảo, vì đã thấy Thày, anh tin, Phúc thay cho những kẻ không thấy mà tin.

Đúng vậy đấy, Phúc thay cho những kẻ không thấy mà tin.

Còn ngươi?

Có muốn đặt ngón tay vào vết đinh trên thân Thày?



Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Valkyrie



Anh thường nghĩ về những trí huệ cổ xưa, vốn vượt ra ngoài biên giới của suy tưởng thuần túy - trí huệ là những ánh sáng chói lọi kết nối với Thần Thánh, chứ không phải là thói thông minh khôn ngoan biết học thuộc, nói hay, bình giỏi của người thường. Thật may mắn cho những người Norse, họ chẳng biết đến tư duy phàm tục vào những buổi ấy, trí óc họ như một khu vườn địa đàng, mà mỗi lần Thần muốn chiếu sáng nó thì cảnh tượng hiện ra đều chân thực tươi đẹp tuyệt cùng. Thời hiện đại này, khi con người ta chẳng còn biết phải nghĩ gì, tuyệt vọng trong trí huệ và nhân phẩm, chúng ta chỉ có thể tìm đến những thú vui giải trí, đồ đạc đắt tiền, danh vọng hoặc tiền bạc - chúng ta đã quên mất khu vườn Thần Thánh, quên mất những vùng trời ẩn tàng những sức mạnh bao la, không còn biết đến những điều thiêng liêng thánh sạch là thật sự tồn tại. 

Nhưng con người cổ xưa biết điều đó, cả khi họ không thấy, cả khi bị ma cảnh giăng bày vây hãm: họ Tin.

Điều gì đã làm tâm trí thuần nhất và dữ dội của những người xứ Norse khi nhìn lên bầu trời đầy những ánh cực quang chói lọi gọi ra cái tên Valkyrie? Có phải đôi mắt hoang dã không biết đến tham đòi và trói buộc của những người Norse đấy nhìn xuyên qua cảnh đó để thấy những Nữ Thần Thuần Khiết Bất Tử phụng sự Odin, họ chọn lấy những linh hồn anh hùng đưa vào cung điện Thần Thánh để chuẩn bị cho cuộc chiến tận thế Thần Ma?

Valkyrie, những mũi giáo của nàng có đủ nhọn để đâm thủng ma tâm và khổ đau? Khiên trên tay nàng có đủ cứng để bảo vệ Odin hùng dũng bay trên bầu trời và tiêu diệt mọi Hắc Thần Ma Vương? Nàng bất tử vì phụng sự, quyền phép vì thánh khiết, dữ dội vì biết mình là ý chí anh hùng của những linh hồn dũng mãnh tinh thuần phải không?

Valkyrie, ta biết có những kẻ gọi nàng là ma quỷ nơi chiến trường, vì chúng chỉ có thù ghét và hoảng sợ. Ta biết chúng nhìn nàng như nhìn vào hố thẳm và vực sâu của chính chúng - chúng có thấy gì đâu, có thấy được gì đâu. Chúng chạy trốn nàng khi nàng cưỡi con ngựa của Thần Thánh băng qua những chiến trường mênh mông, nâng đỡ những anh hùng gục ngã, đưa họ về nơi họ xứng đáng thuộc về.

Valkyrie, nữ chiến binh của chư Thần, nàng sẽ bay lên những tầng trời cao lẫn những lớp đất dày, mang về điều cao quý, bảo vệ điều thiêng liêng, mạnh mẽ khiến ma quỷ lùi bước, quyết liệt khiến kẻ hèn nhát phải tủi hổ. Phải không?

Đi đi, hãy đi con đường nàng thuộc về, con đường vĩnh diệu, vinh quang, con đường mà Thần ban cho nàng. Ta sẽ gặp nàng ở nơi nàng thuộc về.