Bất Tranh năm đó 12 tuổi.
Chàng ngồi buồn phiền nhìn ra phía chân trời, im lặng mãi như thế. Long Quy cất tiếng: "Tiểu tử,
khi người ta buồn, thì nỗi buồn lớn hơn hay
đối tượng của
nỗi buồn lớn hơn". "Lão huynh nói ta nghe
xem, ta nên buồn vì mình buồn, hay nên buồn vì điều đáng buồn?". "Tiểu tử, hay thay, ngươi nghĩ
điều đó lựa
chọn được chăng?". "Lão huynh, điều bám chấp là nơi ta, nếu ta được toàn năng trừ bỏ nó, thì
tốt biết bao". "Ngươi thật hồ đồ, ta chưa thấy kẻ nào ưu phiền mà dứt được ưu phiền, chưa thấy kẻ nào than thở mà dứt được than thở, chưa thấy kẻ nào tuyệt vọng mà vứt bỏ được tuyệt vọng. Ngươi
muốn trừ bỏ một tâm, cần bỏ từ cái tâm đằng sau
tâm ấy". "Nói như huynh thật dễ, vậy ta tìm ra cái tâm cuối cùng
mà bỏ được chăng?". "Ngươi là kẻ lười biếng không chuyên
tu Đạo, thật không hiểu được. Ở cùng một diện tâm thái,
tâm nào cũng mắc vào nhau, do đó
ngươi tìm tâm tối hậu thì cũng ngờ nghệch như tìm chân trời.
Ngươi phải noi theo Đạo lớn, thì sẽ thấy cái nhỏ trong cái nhỏ, bỏ từng hạt bụi sẽ sạch sẽ hơn".
"Lão
huynh, đừng nói nữa, tâm với tình. Ta thật buồn quá.
Cô nương ấy vừa đến chưa tròn một con trăng đã đi, sao ta cứ day dứt khó yên, lòng cứ đau kì lạ. Là ta đau, hay tâm ta đau, hay nghiệp nào vận nào ta không quan tâm nữa, ta chỉ muốn giải thoát khỏi cảm giác
này". "Tiểu tử, hãy còn
có tâm hướng Đạo. Ta thấy kẻ lụy tình nào cũng đều chỉ nhằm vào đối tượng của Tình ấy, chứ không thực muốn bỏ
cái Tâm tình khổ đau ấy. Cũng nhờ ngươi chưa trải tình trường, nên trực giác thấy nỗi đau khổ là điều cần vượt thoát". "Ah, lão huynh mắng khéo ta, ta đích thực là
muốn gặp cô nương ấy, hòng giải thoát khỏi cảm giác này,
như kẻ khát cần
nước, như
kẻ mù cần được nhìn thấy". "Tiểu tử, sau này hãy trân trọng nỗi đau khổ".
"Lão huynh, lời ấy thật kì quặc, sao ta phải trân
trọng thứ làm tổn thương Tâm khảm, Tính mệnh?".
"Ta
từng được
nghe Thích Ca giảng Tứ Diệu Đế, nhờ vậy từ một con rùa già hơn ngàn năm thoi thóp được thành Long Quy. Tứ Diệu Đế, ấy mở đầu là Khổ Đế. Ngay khi ấy ta thấy một vị Thần nói với ta từ sâu thẳm, này con, Khổ đế là Diệu đế, vì khổ chịu là tiêu nghiệp, tiêu nghiệp có thể khiến sinh mệnh gần với giải thoát vì xa rời nghiệp lực hơn. Vị đó lại nói với ta nữa, này con, Khổ đế là Diệu đế, vì từ khổ mà muốn hết khổ, thấy được thực
tướng của nhân gian là khổ. Vị đó lại nói, này con, Khổ đế là Diệu đế, vì Khổ có thể khiến người ta sâu sắc, thức tỉnh. Vị đó
lại nói, này con, kẻ nào chán ghét sự khổ thì cũng như yêu thích sự an nhàn, kẻ nào căm thù sự khổ cũng như si mê sự
sung sướng, những kẻ đó đều không thấy được chỗ thực của Khổ.
Tiểu tử, lúc đó ta bật khóc."
"Hay
thay hay thay, lão huynh bật khóc
làm gì?" "Tiểu tử, vị ấy nói với ta, này con, con
vốn vì nghe những lời của Thế Tôn mà chịu
đựng hơn một ngàn năm, nay cho con đắc
được công
đức, sau này đem công đức này cho người hữu duyên, đó lại chính là
công đức của con. Tiểu tử, nay ta nói lại với ngươi
đó". Bất Tranh ngẩn ngơ đáp:
"Thật kì diệu, ta ở đây mà cảm nhận được từ bi của Thế Tôn.
Lão huynh, Khổ chính là chân tính
của tam giới, có thể từ đó mà vượt xuất Tình." "Ngươi hãy còn hạn hẹp, chưa hiểu
Khổ là gì, chỉ giỏi nói suông, sau này sẽ biết". "Lão huynh không thấy ta đang
khổ đây sao? Sao ta lại không biết?"
"Ngươi không nhẫn chịu được cái khổ mà liễu giải nó, chỉ thuận theo Khổ mà
đau đớn, đó tuy là trả nghiệp mà không có thực
Ngộ. Ngươi dù có thể cố nhẫn chịu
thì sao, trong lòng lại mong giải
tỏa bằng điều kiện bên ngoài chứ không buộng bỏ từ bên trong."
Bất Tranh nghe vậy, lập tức vỗ hai tay vào nhau,
đáp: "Ta ngộ tính thật tệ, nay tuy chưa hiểu
ra Tình cũng chẳng biết về Khổ, nhưng không để chuyện nam nữ làm đau đớn nữa".
"Tiểu tử, ngươi có thể
Ngộ"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.