Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Vấn đề về "Vấn Đề"

1. Từ "Vấn Đề" xuất hiện rất nhiều lần trong Thiên Pháp:

Bài 1: 29 từ
Bài 2: 21 từ
Bài 3: 19 từ
Bài 4: 27 từ
Bài 5: 14 từ 
Bài 6: 48 từ 
Bài 7: 37 từ
Bài 8: 21 từ 

Bài 9: 31 từ

(Tổng là 247 từ)

 Vậy mà anh cứ hiểu mù mờ "Vấn Đề" theo cách của một người Việt Nam thuần túy - đúng ra là anh có "vấn đề", gặp "vấn đề" mới không thể động tâm động trí mà suy nghĩ về ý nghĩa, dù ở mức bề mặt nhất của từ này. 

2. Trong hàm nghĩa tiếng Việt, vấn đề" đơn giản có nghĩa là: điều gây thắc mắc, cần được nghiên cứu và giải quyết. Có phải với anh, tu luyện và Ngộ đang chỉ là: thắc mắc, tìm hiểu, giải rõ nghĩa, giải quyết các chuyện mà mình gặp?

3. Trong tiếng Hán, ở bề mặt, "Vấn đề" mang hai nghĩa:

a. Sự việc hệ trọng cần nghiên cứu kĩ và chờ để giải quyết.

b. Đề thi phải thực hiện để vượt qua một khảo nghiệm nào đó.

Không hiểu rõ nghĩa "Vấn Đề" đích thực là gì, có phải anh chưa hiểu đâu là điều hệ trọng, đâu là việc cần giải quyết, đâu là khảo nghiệm để vượt qua và quá quan không? Hướng nội, anh cho là: Trí Huệ anh chưa đủ để cùng lúc nhận thức hàng loạt những vấn đề như thế. Nếu Trí Huệ anh đủ, thì nghĩa là anh đang trong trạng thái bán Thần rồi. Não bộ đã không ngăn cản nổi tín tức từ Chủ Nguyên Thần đang kết nối và chuyển hóa theo Đại Pháp rồi. Nghĩa là hướng đến 100% não bộ không thành nhân tố cản ngăn tín tức của Chủ Nguyên Thần nữa rồi.

4. Anh đã thử hiểu, theo nghĩa bề mặt và không hề sa vào bàn luận ngôn từ, theo hai nghĩa đó: anh thấy một phương diện nổi bật mà anh cứ ngỡ mình đã rõ ở Thiên Pháp lắm rồi. Rằng, đó là một "cuốn sách tu luyện", mà mỗi "Vấn Đề" đều là khảo nghiệm, đều hệ trọng và phải vượt qua, quá quan, giải quyết triệt để. Suốt cả Thiên Pháp, từ"Vấn Đề" xuất hiện ở mỗi đề mục, theo nhận thức nghĩa bề mặt của anh, thì đều là nhắc nhở rằng: hãy quá quan, phải qua khảo nghiệm, phải vượt qua. Với riêng anh, còn có nghĩa là lời răn dạy lay động: Hãy Thức Tỉnh, Kiên Định, Lý Trí, Tinh Tấn, Vượt Quan...

5. Em, thì sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.