Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Độ cong thời không (2)

Chuyện này chỉ là bàn thêm với Einstein. 

1. Có một tri thức mấu chốt trong khoa học là "hiệp biến". Em cứ hiểu đơn giản thế này nhé: khi mặt trời chiếu vào một cái cây, bóng của nó in lên mặt đất. Cái cây và cái bóng, qua ánh sáng, có một sự khác biệt, sự khác biệt này gọi là "hiệp biến" (co-variance). Nếu cái bóng lại được in lên tờ giấy, bóng nước... thì hình dạng của cây bóng cây lại khác nhau nữa, do các hệ ghi nhận (hệ quy chiếu) khác nhau. Vấn đề là có thể cây bóng là hai loại tồn tại khác nhau, hai sự thể khác nhau, thậm chí trong toán học và vật lý, có thể là độc lập với nhau.

2. Một sinh mệnh, một sự vật, một biến số dù được thể hiện ở hệ nào đi nữa, hẳn phải có một mối quan hệ xuyên suốt nào đó. Dù sao thì "cái bóng của cây là cái bóng của chính cái cây đó." Nhưng em có tin không, chuyện này chẳng đùa đâu, rằng quả thật là một mối liên hệ về năng lượng giữa cây và bóng của nó, dù có thể em đang nghĩ rằng ánh sáng mới là mấu chốt. Ánh sáng là mấu chốt theo đúng một nghĩa: ánh sáng là một dòng sóng hạt mang năng lượng, và về lý thuyết thì hạt này bắt xuyên qua cây. Thật đấy, mặt trời là quẻ Càn, ánh sáng bắn xuyên qua Cây hay bất cứ đồ vật nào cũng tạo ra quẻ Đoài. Quẻ Đoài có một thẻ âm, nó "Cong". Em hiểu phải không? Cái bóng là sự uốn cong của sự vật trước dòng năng lượng tối cao của tam giới. Em tưởng cái bóng là sự khiếm khuyết của ánh sáng? Không, là sự khiếm khuyết của sự vật, là sự vật không chịu đựng nổi ánh sáng, kể cả đó là một "ánh sáng cong". Cái bóng, quẻ Đoài, là dấu ấn bại hoại của sự vật, là sự mê mờ, là quỷ dữ, sự xúi giục.

3. Einstein hi vọng rằng có thể hợp nhất vật lý hiện đại và vật lý cổ điển, theo đó định luật nào đúng cho vật lý lượng tử cũng đúng cho cơ học cổ điển và ngược lại. Em lại bỏ chuyện này ra khỏi đầu đi. Các mức năng lượng khác nhau liền lạc với nhau theo một khuôn hình năng lượng vừa có dạng sóng, vừa có dạng xoắn, vừa có dạng khối trụ. Mỗi vật với định dạng vật chất của mình tồn tại đồng thời ở nhiều mức: mức tế bào, mức phân tử, mức nguyên tử, mức hạ nguyên tử, các hạt vi vi lượng tử... Mỗi mức năng lượng đó, vật chất cấu thành sinh mệnh lại liên kết với nhau theo trụ, xoắn và sóng khác nhau. Giữa chúng có một mối liên hệ mà vật lý và toán học đều gọi là Hiệp biến, và lưu ý rằng với mức năng lượng cao hơn thì mức thấp hơn là "Cong", "tà", "Thiên lệch". Sự thẳng tương đối, sự chân chính tương đối của sinh mệnh, là mức năng lượng cao nhất của sinh mệnh đó: đó là quẻ Càn. Trước Càn, sinh mệnh là Ly. Quẻ Ly nghĩa là: sự sống, sự sống cần đến ân huệ của sự sống tối cao trong cảnh giới mà nó tồn tại. Sinh mệnh gắn với sự tồn tại nào sẽ nhận quẻ Càn đó. Với con người nhân gian, mặt trời là Càn. 

4. Dù gì, hi vọng của Einstein rất đẹp: quy nhất vật lý. Cơ học cổ điện ứng với Vật lý lượng tử, Hiệp biến trở thành Hiện biến tổng quát (General Co-variance). Đoài trở thành Ly, Ly trở thành Càn: Khí thành Tinh, Tinh thành Thần. Cần có một sự khai mở sinh mệnh, một vụ nổ khai thông các mệnh môn, đó là Chấn, Sấm, sự liền lạc năng lượng, sự vươn lên, tiếng gọi của Trời, Thiên Mệnh. Chấn đòi hỏi cả Càn, Đoài, Ly cùng thống nhất sự tồn tại, không còn độ cong của ánh sáng, không còn bóng cây, không còn sự vật tách lìa khỏi ánh sáng, không còn vật nào bị quán tính và trường hấp dẫn uốn cong. Chỉ có sự quy nhất về một chân lý, lúc này hiệp biến không còn tồn tại nữa, lúc này là Chấn, sự đồng hóa, quy nguyên. Ý anh là, có một vật lý đứng trên vật lý lượng tử và vật lý cổ điển. Chỉ thứ vật lý này mới giải thích được mọi thứ.

5. Em có muốn học thứ vật lý đó không? ^^

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.