Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

Ai vì ai

Đến tận hôm nay ngồi nói chuyện với mấy đồng nghiệp anh mới nhận ra, suốt gần chục năm lăn lộn sống vì mọi người, không hiểu sao có những người lại thấy họ đã sống, chịu đựng, và hi sinh vì anh.

Nực cười. Chắc vì anh hay nói với họ rằng họ đã đóng góp lớn lắm, nên họ tưởng vậy.

Chắc họ không thấy rằng điều họ làm như hạt cát. Điều họ nhận được như sông bể.

Họ hít thở mà tưởng phổi mình là vũ trụ. Không biết rằng từng tế bào trong họ đều nợ ơn người khác mà tồn tại.

Loại rác rưởi đắm mình trong trong ham mê sắc dục, anh vừa động đến đã lồng lên như thể nó vốn cao thượng thế nào đó lắm.

Ngươi chỉ như lão đánh cá tội nghiệp tham lam, đến lúc rồi Trời vứt ngươi trở về cái máng tội nghiệp của mình. Chờ mà xem!

Cái giờ nguyền rủa lên ngươi chỉ tính bằng tích tắc thôi, một cái nháy mắt đến nỗi ngươi còn chưa kịp cựa quậy.


Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Chút tình ấy mà

Giờ nhìn người ta vì tình mà dám làm dám nghĩ dám quyên sinh dám cao thượng, anh thấy thế gian cũng thường vậy. Đều vì chút tình mà đày đọa nhau, hi vọng ở nhau. Thôi thì, đã nằm gọn trong thế gian này, thì nơi nào mà chẳng như nhau. 

Lúc khỏe cũng giống như đau đấy mà?

Tuy vậy có hai loại người không đáng tin trong đám hữu-tình ấy:

1. Loại người vì tình mà không kể đến mạng mình. Cái tình ấy thoắt cái có thể thành địa ngục.
2. Loại người vì tình mà không kể đến mạng người. Cái tình ấy vừa nồng ấm đã bạc bẽo.

Người ta sống trong đời, nếu không nhận ra ai đang chân thành vì mình, thật sự làm điều tốt cho mình, thì cả đời sẽ chỉ chìm khuất trong bóng đêm suy sụp. Anh định nói thêm vài điều về tình, nhưng nghĩ nói ra dẫu thế nào cũng là chứng cho nó, nên chỉ nói đến đây.

Và một lời này nữa, hãy biết hướng đến điều cao thượng linh thiêng. Nếu không những sợi tơ tình như gai đâm nát đời em đấy.

Mà nó chắc cũng nát lắm rồi, phải không?



Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Chuyện cười cợt

1. Con chim nhỏ tưởng bay qua Mặt Trời thì mọi người nghĩ nó là ánh sáng. Chẳng biết rằng lông cánh thiêu rụi rồi sẽ bò lết trên Đất mà cầu khẩn sự sống tối thiểu nhất.

2. Kẻ đê hèn bẩn thỉu tưởng giấu ngón tay vào trong áo thì che đi gương mặt lem luốc thân thể hôi hám. Chẳng biết rằng người người tránh xa nó, ghê tởm nó, đến nỗi nó vật vã vì một chút quan tâm bé nhỏ nhất.

3. Mấy người thường ngày ra oai tỏ vẻ kiêu hãnh trước mặt anh, tưởng phô trương thì tốt lắm, che mắt được tất cả. Chẳng biết rằng vải thưa che mắt Thánh, chẳng qua tự bịt mắt mình, rồi đến lúc dẫu có quỳ xuống xin một ân huệ, đến cái liếc mắt anh cũng không thừa.

4. Anh chỉ cần nó chịu khó, chịu khổ, chịu nhục, kiên định, khéo léo, quyết liệt. Đủ lục Đức đó, thì thấy nó thuần khiết tinh sạch như sao Hôm sao Mai rồi.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Bước thêm một bước

Có lúc anh muốn cuộc đời như mũi tên, cung giương rồi ắt bắn. Đã bắn, phải sát thương, chẳng sợ chẳng nề hà. Muốn làm cung đã giương, tên đã bắn không khó gì. Thế mà anh từng nghĩ đó là điều khó nhất.

Khó nhất, em ạ, là tên dù bắn trúng hay bắt trượt, thì mũi tên ấy đều sẽ phải cực lực, phải tổn hại, phải chịu đựng. Trong cảnh đó, mới xem xem mũi tên ấy ra sao. Đáng tin chăng? Hay gặp giáp trụ thì gãy vụn, va vào đá thì nát bét, bắn vào da không đau, đâm vào đất không thấu?

Em ạ, anh không ngại giương cung, chỉ sợ mũi tên mà anh dùng vốn không hề muốn rời nỏ. Anh chỉ ngại rằng nó vốn muốn được trang trí, thỏa mãn cái sắc bén của mình chứ không cốt ý vì công sức của anh mà cố gắng thực thi sự vụ.

Cái mũi tên ấy giương lên dọa người thì tốt, đặt vào bao đựng thì mỹ miều. Nhưng anh cần mũi tên để bắn con thú lớn, làm rụng loài tà hoặc, thì phải làm sao?

Bước một bước nữa, mũi tên ấy có nên bắn ra không?

Hay để nó im trong vỏ? Còn anh, bỏ tên dùng dao, dùng chính da thịt mình mà săn loài ác thú?

Anh cứ nghĩ mãi không thôi...

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Em có

Em có mệt không? Chưa đến mùa đông, nhưng áo buồn đã lạnh. Cơn mưa trước cửa hôm nào vẫn chưa lạnh, những lá xanh hôm ấy nứt ra vẫn chưa lành. Anh vẫn nhớ con đường mình đi, những hàng cây quá lớn bị cưa cành, và những mùa xanh có lẽ cũng từng khi khô khốc. Anh biết em vẫn cực nhọc tồn tại qua từng ngày, chừng này năm trước em vẫn còn khóc ở một góc tối của tâm hồn, bồn chồn hỏi anh về những ngày xanh đã mất.

Em có sợ không? Trên cánh đồng của tuổi trẻ, chỉ có những bia mộ vô danh, những tiếng hát vô thanh cứ ngây ngô vang lên thành một bản nhạc im ắng. Đúng rồi đấy em, khoảnh khắc mệt mỏi hãy im lặng, cứ chìm lắng rồi em sẽ tìm nắng ngay khi thấy ấm áp lạ lùng. Em vẫn nhớ phải không, những ngày ta chung một giấc mơ nhỏ, cứ mờ tỏ không biết là tương lai hay ảo tưởng...

Em có đau không? Sau cơn giông chắc chắn là biển nắng, một miền trắng vô tận trải dài trên một triền vắng mênh mông. Em có thấy nhẹ tênh không? Lông bông như một giấc mơ vãng lai, lãng tai nên chẳng nghe được đời nói nghĩ gì, cứ lầm lì cười cợt một mình suốt con đường dài. Không ai bình thường mãi, cứ là cơn gió của linh hồn mình đi...

Em có đó không? Có gió nơi em không? Linh hồn nữa? Anh đã hóa thành linh hồn lửa, thắp sáng thế gian này. Em đừng đày mình làm bóng tối nấp trong hang, đừng sợ. Cứ lại đây, hóa thành ánh sáng trong mắt anh. Đừng hóa thành tiếng thất thanh ở đời...

Đừng chết trong những món nợ đời...
Em có hiểu không?

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Hạt giống của tâm hồn

1. Em biết đó, có vài chuyện anh hơi rối lòng, nhưng ổn thỏa cả. Chuyện chỉ có thể tốt lên, và ngày càng tốt lên nữa. Nhưng vài ngày rối lòng càng giúp anh nhận ra một điều rất đặc biệt. Ấy là khi ta bối rối, bế tắc, nếu cố gắng, chủ tâm và tận tình giúp đỡ một ai đó, càng là người bên cạnh càng tốt, thì trong một khoảnh khắc rất nhỏ, trái tim ta lành lại. Đó là điều nhiệm màu của lòng tốt.

2. Nhưng phép màu này có một nghi thức của nó. Sau khi giúp người khác, hạt giống chữa lành sẽ được tạo ra trong trái tim. Muốn nó mọc mầm, ta phải rất khéo léo. Đầu tiên, đừng vội làm thêm quá nhiều việc tốt. Quá nhiều việc tốt cũng như gieo vô số hạt mầm vào một chỗ, có thể chẳng cái gì mọc ra được. Sau đó, hãy trầm lắng một chút. Sự cô đơn và ẩn nhẫn là đất và nước để nuôi dưỡng hạt mầm này. Đừng sốt ruột đến mức lập tức tìm đến ai đó, vì sự chữa lành xảy ra ở trong, chứ không phải ở ngoài.

3. Đừng cô đơn và ẩn nhẫn quá lâu. Khi đã thấy mình quen thuộc và tỉnh táo hơn một chút, đó là lúc hạt giống chữa lành nhú mầm. Đừng đi gặp bạn bè vội, vì bạn bè là Muối, muối sẽ hút sạch chất nước của ẩn nhẫn. Hãy gặp một người nào đó có thể trao đổi với em về con đường, lý tưởng hoặc giá trị sống. Đó rất có thể là bố, mẹ, thầy, sếp, đồng nghiệp... Hãy nói với họ về băn khoăn trong em, vì lúc nhú mầm thì hạt chữa lành rất băn khoăn, nó chưa biết phải mọc theo hướng nào.

4. Tốt rồi, giờ là lúc em đi gặp người em thương hoặc mến nhất. Một lần nữa, đó có thể là người yêu, bố, mẹ, anh, chị, em..., bất kỳ ai. Tốt rồi, hãy kể cho họ nghe một chút bất hạnh hoặc vướng rối mà em đã trải qua. Việc này cũng như mầm non kia bắt đầu tách đất mọc lên. Chính thế đấy!

5. Sau đó, đừng vội sa đà vào những câu chuyện, và tốt hơn hết đừng cố kể lại mãi điều em gặp phải. Vì giờ em đã vững mạnh và sẵn lòng cho một cuộc sống tốt thêm và tốt hơn. Hãy viết ra những điều em hy vọng và muốn trở thành. Nhớ là. đừng nói những chuyện tiêu cực. Chỉ viết điều tốt, đúng, lớn lao và hoài bão. Đây là lúc em lựa chọn ánh nắng cho mình, và đón những cơn gió dịu mát nữa.

6. Đúng rồi đấy, cuối cùng là cuộc vun trồng cây đời của em. Tưới nó, chờ đợi nó, thật kiên trì và đầy trông ngóng. Sớm thôi, cây sẽ đơm hoa, kết trái. Đó là lúc phép màu củ sự chữa lành lan tỏa. Cuộc đời là của em, một cuộc đời tuyệt vời.

Mong tin em, rất nhiều!

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Sau khi

Sau khi Đức Thế Tôn mất rồi
Mọi chuyện sẽ ổn thôi!

Anh, gã tỳ kheo may mắn, sẽ tha hồ ăn mặn, vung vãi. Cô, bà sãi không tự nguyện, sẽ được huyên thuyên về đủ thứ chưa chứng bao giờ!

Vị trưởng lão nọ suốt một đời im lặng, chờ Thế tôn mất rồi mới dám làm thơ. Thơ rất hay, ý tứ thật sâu cay, về những điều xưa nay Đức Thế Tôn cấm nhắc!

Một tỳ kheo nọ thần thông vô cùng, nghe tin Đức Thế Tôn mạng chung, vội tuyên bố phép màu chính tay NGài truyền lại: Đang trên đầu tay ta, tỏa sáng muôn xa!

Một tỳ kheo ni mắt lúng liếng thủy chung, vội cùng một anh thanh niên khác hú hí.  Đức Thế Tôn mất rồi, chúng ta phạm giới một tí, chắc chẳng sao đâu?

Chắc chẳng sao đâu, Đức Thế Tôn từng nói một câu: Giới luật nghiêm quá hẳn là chỉnh lại!

Không có gì mãi mãi,
Cả Đức Thế Tôn cũng tịch diệt cơ mà?

Thế thì thay vì sợ ma,
Thử làm ma đấy phỏng?

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Mang đến cái gì

1. Anh mang cho gã thợ gạch viên ngọc, nó say mê viên ngọc đến mức những thớ gạch đều vụn ra oán trách. Nó liền giơ viên ngọc lên bảo, này, đừng vỡ, xem ta cũng có thể đập nó đây này! Nói rồi đút vội viên ngọc vào túi nhìn anh lấm lét. Nó chưa dám nghĩ rằng, anh mà đưa viên ngọc ấy đi, thì từ đó nó chỉ muốn đập đầu vào gạch mà chết trong khi mơ tưởng đến màu lóng lánh đó. Sự chưa dám nghĩ ấy là chỗ hiểu được, dù thật tầm thường.

2. Chẳng qua cái đạo lý trong bùn có Sen nên anh lặn lội ra bãi ấy. Chứ không thì anh trồng cây Bồ Đề ở nơi tươi đẹp. Nó còn chưa biết anh cất tay sẽ có cây Bồ Đề.

3. Mắt bọn láo liên thì mù, miệng bọn đố kị thì câm. Chúng nó chưa biết lẽ ấy, sớm sẽ thấy là Thực.

4. Mặt trời chính Ngọ rồi, thế mà nó còn nuôi mấy thứ mộng ánh trăng, thể nào cũng chết trong tăm tối.

5. Thật ra kẻ mù lòa vẫn biết có thứ màu sắc hình dáng đẹp lắm. Nhưng nó không dám thừa nhận, vì đau đớn cái mù lòa của mình. Mai anh đâm thủng mắt nó xem, nó dám thấy cái gì!

6. Anh rất muốn xách nó lên gọi nó là rác rưởi. Nhưng không có ai xách rác mà không đem đi đổ. Nên thôi, đặt nó tạm ở đó xem sao.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Suy nghĩ ban sáng

1. Con bé ngồi đó có 1 tí mà thấy được hết cái xấu của thiên hạ. Thế cũng tốt, thật anh thấy thú vị. Những cái xấu hơn thế ở những con người anh gặp, anh đều biết cả. Chỉ là anh xem xét sự tiến bộ, chứ không đếm kể chỗ sơ xuất. Nên anh chỉ cười vậy thôi.

2. Dạ xoa thì là Dạ xoa, không phải La hán. Phẫn nộ tôn thần là Phẫn nộ tôn thần, không phải Bồ tát. Đại Bồ Tát cũng không phải là Phật. Thật ra ai đi đến đâu, đi được đến đâu, cứ để họ như vậy. Duy có điều, đám lụy tình tham sắc mê dục trước sau cũng phế cả. Riêng với họ, thì anh đã sắp cho lối ra. Đi ra, thì khỏi trở về.

3. Riêng về chuyện một kẻ xấu ác xa xôi nào đó định ném đá vào lâu đài, thì nó đã chìm vào bùn đen rồi. Những kẻ gây nên tội nghiệt lớn, không chỉ mình chúng nhúng họa, mà tam tộc đều tiêu tán. Chuyện đó nhãn tiền, em căng mắt ra là thấy.

4. Riêng về nó, thì nực cười lắm. Anh ban nó phước, nó thì chỉ thấy cái Lợi cho mình. Nên nó nhớ cái Lợi, chứ không thấy phước. Cứ đà đó, nó thấy nhân gian, chứ chẳng thấy gì cao thượng cả. Thế nên, nó mà ngã vào bùn đen, ngập lụt không tỉnh nổi, thì để nó như vậy. Anh thấy có người kẹt giữa bùn đen, vẫn mở cái miệng ra thoi thóp chờ trời đổ cơn mưa, hớp lấy sống qua ngày. Có sao đâu?

5. Con kiến nhỏ bò được lên vai anh, thấy mình cao lắm. Không sao cả, đó là phước anh ban cho nó vậy.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Tùy duyên

Nếu như là ngày xưa, anh đã đá đít nó, bảo nó, nhịn yêu đi mà sống tốt hơn. Anh thấy nó vật lộn trong tình, dục, sắc quá, mà thương lại giận.

Nhưng chính vì thế, cũng không thể ngăn nó yêu một ai đó. Rồi cưới. Duyên đến thì đến thôi.

Thật ra nó làm sao nhìn cao hơn được tường nhà?
Nhìn rộng hơn một căn chung cư?
Nhìn xa một cánh cửa sổ?
Thấy nhiều hơn một mâm cỗ?

Thật anh cũng chẳng biết nghĩ sao cho khác. Nó cứ sống thế, lập gia đình yên ổn đi, cả đời như vậy, anh cũng an lòng cho nó.

Cơn gió sáng nay không biết đã sang thu chưa?
Chưa sang cũng không sao.

Đấy, thì thế đấy mà?

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Phù Vân, ngoại truyện 08, Công chúa Liễu Hạnh


Ngoại truyện không phải phần truyện phụ, ngoại truyện là những điểm mấu chốt của duyên nghiệp. Mỗi phần truyện chính giống như một dòng chảy, giống như một mảnh, đấy là một mảnh, một dòng chảy. Nhưng mỗi ngoại truyện giống như một huyệt, một tụ điểm. Chúng ta đang xét trong một cốt truyện thì nhân vật quan trọng hơn, hay là những dòng chảy của câu chuyện, những biến cố quan trọng hơn? Ai cũng có thể có một đáp án cho riêng mình, không thể nói phần nào quan trọng hơn. Nhân vật làm nên biến cố, biến cố làm nên nhân vật, nhân vật ở đấy vì biến cố, biến cố ở đấy vì nhân vật, nói chiều nào cũng đúng cả. Cho nên, ngoại truyện rốt cục là để tạo nên những huyệt, những chỗ hội tụ của những dòng chảy duyên nghiệp mà ở đấy duyên nghiệp sẽ còn phát sinh tiếp, những Thần Sự sẽ còn phát sinh tiếp.

Chúng ta đã từng nói điều này, hãy nói lại một lần nữa, trong Phật giáo có ba qui luật được xem là hàng đầu và được xem là mấu chốt của toàn bộ quá trình tu luyện của con người. Thứ nhất là dòng chảy duyên nghiệp, có duyên có nghiệp, có nghiệp có duyên, hễ có duyên tức có nghiệp, hễ có nghiệp tức có duyên, duyên là nghiệp, nghiệp là duyên. Thứ hai là dòng chảy nhân qu, đây quả là một điều kì lạ, xét đến cùng chúng ta có tin vào nhân quả hay không? Nếu như nói một người vì ngu ngốc mà làm một điều gì đấy, rõ ràng có một người khác cũng làm việc đấy mà không cần phải ngu ngốc, đâu là nhân quả đích thực? Rất khó nói. Nhân quả đích thực, nhà Phật bảo, không phải do điều này qui định điều kia, mà là do duyên nghiệp, chính duyên nghiệp tạo nên điều đấy. Nhưng nhà Đạo bảo không phải là duyên nghiệp, duyên nghiệp không phải là mấu chốt, vấn đề chính là Tính - Mệnh. Tính - Mệnh tạo nên điều đấy, có Tính như thế, có Mệnh như thế, vào Vận như thế, thành Số như thế, đấy gọi là nhân quả. Mỗi nhà có một thuyết khác nhau về nhân quả, nhưng nhân quả là trọng tâm. Cuối cùng, quy luật thứ ba, quan trọng nhất: báo ứng, báo ứng thể hiện trên – dưới. Nếu như duyên nghiệp thể hiện mối quan hệ trong – ngoài, nhất định là phải bộc lộ ra trong với ngoài; thì nhân qu bộc lộ quan hệ trước – sau; và báo ứng bộc lộ quan hệ trên – dưới. Nó là những trật tự của thế gian, trật tự của Tam Giới, bất kể như thế nào cũng nằm ở trong điều đấy cả. Báo ứng thường đến từ Vô Sắc giới, nhân quả thường đến từ Sắc giới, và duyên nghiệp thì nảy sinh trong Dục giới, hễ có duyên nghiệp thì thể nào cũng phải trả qua Dục giới. Một Thần Tiên làm một việc không hay, nhất định sẽ xuất hiện ở trong Dục giới, ở trong nhân gian, không làm sao khác được.

Có một câu chuyện chúng ta gặp rất phổ biến ở trong mọi truyền thuyết, công chúa ở trên Thiên Đình - khi nàng đánh vỡ một chén ngọc và nàng bị giáng xuống làm người thường, điều đấy có nghĩa là gì? Tại sao lại đánh vỡ một chén ngọc? Tại sao Sa Tăng đánh vỡ một chén rượu và cuối cùng lại phải xuống nhân gian, lại phải làm hà bá ở sông, tức là làm ở trong Dục giới? Hễ một duyên nghiệp nào nảy sinh, hễ một nghiệp nào, một tội nào chúng ta gây ra, chúng ta nhất định phải xuất hiện lại dưới dòng chảy duyên nghiệp. Tất cả những sự gắn bó về Dục giới trong nhân gian: yêu thương nhau, ghét nhau, căm hận nhau, dù là gì đi nữa, dù bất kể vấn đề nào do cung Pad gây nên, dù là một điều gì ở trên kia, dù là một điều gì ở dưới này, cứ đúng một tội lỗi ở trên kia, một điều chúng ta gây ra - đánh vỡ một chén ngọc, làm rách một chéo áo, ăn mất một quả đào mà chúng ta không nên ăn, thứ gì có thể làm loạn Thiên Đình? Đấy là Dục giới - con khỉ, dạng như thế, luôn luôn là như thế, không bao giờ thay đổi.

Nhưng có một chiều khác, một tội lỗi được gây ra dùng để xuống thế gian, để thay đổi thế gian, để bảo dưỡng thế gian, một thế gian quá đau khổ. Đánh vỡ chén ngọc, đấy không phải là một tội lỗi để xuống Dục giới, đấy là một tội lỗi để có th xuống Dục giới, nói thế thì đúng hơn. Đánh vỡ chén ngọc tức là đánh vỡ qui tắc của Thiên Đình, làm ngược lại với qui luật của Thiên Đình. Tại sao như thế? Bởi vì Thiên Đình có báo ứng, Thiên Đình là Vô Sắc giới, Thiên Đình hoạt động theo qui luật báo ứng. Nếu như người không làm thế thì Trời không phạt thế; người không dâng lòng thành lên, không dâng sự thiêng liêng lên thì Trời không giúp; người không có nhân tâm đấy không thể tốt lành thì Trời cũng không liên quan; nhân tâm đấy mà làm chuyện bạc ác thì Trời sẽ trừng phạt. Nguyên tắc là như thế, đấy gọi là báo ứng. Cho nên nếu không hoạt động theo báo ứng mà hoạt động theo duyên nghiệp, lúc đấy không biết đâu mà lần, lại phải xuống Dục giới.

Khi Liễu Hạnh - Quỳnh Nga công chúa đánh vỡ chén ngọc để xuống nhân gian, đấy chính là bắt đầu một duyên nghiệp với nhân gian. Đánh vỡ qui tắc của Thiên Đình, vượt ra khỏi báo ứng, Trời không phạt con người nữa mà Trời lại cứu con người, cho nên nàng xuống thẳng Dục giới.

Người ta đồn về thuyết tam sinh tam thế. Hãy nói về lần đầu tiên nàng giáng thế. Nàng giáng thế lần đầu trong dòng họ Phạm, nàng sinh ra trong một gia đình không tầm thường chút nào, thậm chí không bình thường chút nào. Chúng ta đừng tưởng Liễu Hạnh sinh ra trong một gia đình bình thường, có Thái ông, Thái bà. Chúng ta có hai cách hiểu, thái ông, thái lão – tức là rất già, một ông rất già và một bà rất già. Một cốt truyện rất phổ biến đúng không? Cũng có thể chúng ta hiểu là ông Thái và bà Thái, họ Thái chăng? Ít nhất là nàng đã giáng thế, gia đình này không bình thường, cái tên đấy chứng tỏ họ là một gia đình tu Tiên. Một gia đình tu Tiên nọ, vào một tuổi nọ, một Linh Khí ở trên Trời quá thanh sạch - do đánh vỡ chén ngọc mà đã giáng xuống vào bụng một người đàn bà, người đàn bà này đã rất có tuổi. Chúng ta gặp được cốt này trong truyện của Abraham, khi người phụ nữ già có con và đứa con này sẽ thay đổi thế gian, đứa con này sẽ thống trị thế gian, con cháu của nó sẽ thay đổi thế gian.

Khi Liễu Hạnh giáng thế lần đầu trong gia đình Thái ông - Thái bà, người ta đồn là nàng mang họ Phạm. Thái ông - Thái bà bản chất là người tu Tiên, nhưng bởi vì họ chưa thoát, họ vẫn còn quanh quẩn trong Dục giới để làm một số việc, làm một số duyên nghiệp, cho nên điều cuối cùng mà họ phải làm là mang thai. Thực ra họ không phải mang họ Phạm, họ Phạm có nghĩa đây là phạm nhân, đây là Trời đày xuống. Về sau người ta lấy Mẫu làm bà cô Tổ của dòng họ Phạm, không nhất thiết thực sự là dòng họ Phạm. Giống như khi người ta hỏi Mẫu - một ngày nọ Mẫu lớn lên, Liễu Hạnh lớn lên, lúc đấy nàng đã vô cùng xinh đẹp, nàng nhỏ nhắn, ánh mắt sáng như sao, mái tóc đen như gỗ mun, lúc này nàng bước trên vùng núi đấy, bước chân của nàng đến đâu nơi đấy đều nở hoa, nàng đến những vùng đất cằn cỗi nơi đấy hồi sinh, nàng thò tay xuống dưới nước bỗng nhiên có cá nhảy, sen đã tàn, nàng đi qua liền nở, nàng đi qua những người mệt mỏi, người đấy được hồi phục, khi bão giông gặp nàng, trời lại quang mây tạnh, nơi nào đang hạn hán lại có mưa rơi, nàng giống như một điềm báo của sự hồi sinh - Người ta hỏi nàng: “sao nàng lại ở đây?”, “sao em lại ở đây?”, “sao con lại ở đây?”, “sao cô lại ở đây?”, “sao chị lại ở đây?”, nàng chỉ trả lời là: “Phạm”. Một lời như thế, nghĩa là do phạm mà xuống. Có ngưi lý gii ch Phm y là t ch Phm-Thiên (Brahma) mà ra, không đúng như vy. Người ta tưởng nàng họ Phạm nên gọi là Phạm nữ nhân - tức là người con gái họ Phạm, người gọi là Phạm thị - tức là cô họ Phạm, và cứ dần dần người ta coi nàng là họ Phạm. Họ Phạm chỉ có nghĩa là vì vi phạm một lỗi mà ở đây, vì chạm phải luật Trời mà ở đây. Bởi vì nàng đã thệ nguyện độ nhân cho nên nàng đã hết sức thống khổ. Tương truyền câu chuyện là nàng có yêu một người tên là Đào Lang, Đào Lang nghĩa là gì? Đào Lang không phải tên quả đào, mà là lang quân họ Đào, người ta nghe người ta tưởng là thế, đấy là điều mà nàng nói với người ta. Nhưng chữ “Đào” mà nàng nói đến là chỉ một người đàn ông, đúng là chỉ một người đàn ông. Nàng đi tìm người đã hứa với nàng sẽ ở nhân gian mà làm điều đấy, sẽ cùng ở nhân gian mà thay đổi chúng sinh.

Vào một ngày nọ, Quỳnh Nga công chúa vô cùng xinh đẹp ở trong cung điện, gọi là cung điện Quỳnh, Quỳnh điện. Lúc đấy nàng đang nhìn xuống dưới nhân gian, bởi vì nàng thích thú nhân gian vô cùng, bởi vì người con gái út mang theo những năng lực thật diệu kì. Nàng nhìn xuống dưới nhân gian, như một n thn của Thiên Đình, nàng vô cùng quan tâm đến chuyện là dưới nhân gian mọi người phụng sự Thiên Đình ra sao, và nàng vô cùng phẫn nộ với chuyện ở trong nhân gian không còn Đạo lí, không còn tôn Thần, bắt đầu tín các ngoại Thần, bắt đầu thay đổi những thái độ, bắt đầu trục trặc, bắt đầu bấn loạn. Nàng vô cùng tức giận và nàng liền nghĩ ra một cách rất d di để trả thù nhân gian, đấy là cử những Ôn Thần xuống, yêu cầu Ôn Thần xuống nhân gian mà tạo ra bệnh dịch cho loài người, khiến cho loài người phải tôn thờ.

Trong lúc nàng đang nghĩ không biết dùng Ôn Thần nào, nàng liền từ trên Thiên Đình - bởi vì Thiên Đình là chí cao trong Tiên Giới - nàng phát thiệp mời các Ôn Thần đến nơi. Trong đấy có một người rõ ràng không phải là Ôn Thần nhận được thiệp của nàng. Người đấy đến, trông mặt mày rất hung dữ, hai mắt sáng như sao, thân mắt lúc xanh lúc đỏ. Đây là một trong những người đến sớm đầu tiên, một loạt các Ôn Thần trước nàng đều không đồng ý bởi vì họ quá tàn nhẫn, họ quá tàn ác, mục đích của họ chỉ là để gây họa, không phải để phụng Thần, không phải để phụng sự Thiên Đình. Và khi họ vừa đến đã yêu cầu một loạt yêu sách, trừng trị xong con người phải cho họ một địa vị, cho họ một ngọn núi thiêng, cho họ một đảo bồng lai, nên nàng đều không ưa thích.

Mãi đến lúc một người – mt v thn na xanh na đ đến. Nàng hỏi là: “Ngươi có thể làm gì? Sau đấy ngươi muốn gì trong khi làm việc đấy cho Thiên Đình?”. V y nói là: “Ta không muốn gì, ta chỉ muốn nàng.” Quỳnh Nga công chúa thấy điều này hết sức kì lạ, nàng liền mỉm cười nói: “Ngươi rốt cục là muốn gì? Ta đang nói ngươi phụng sự cho Thiên Đình, nếu ngươi muốn ta sẽ cho ngươi một núi bồng lai, cho ngươi một Tiên Đình, cho ngươi một nơi để thờ phụng riêng ngươi trong nhân gian, cho người nhân gian phải thờ phụng ngươi. Ngươi muốn điều gì cứ nói với ta.” Bởi vì đối với Thiên Đình, được thờ phụng là một lẽ cao quí, có một ngọn núi bồng lai ở trong Tiên Giới là một lẽ cao quí, đấy là Tiên nhân rồi, đã là Sơn Tiên rồi. Có một điểm ở trong Thiên Đình sẽ trở thành quan của Thiên Đình, vinh hoa không kể hết, như thế cũng được coi là trong Thiên Giới vô cùng oai phong, rất có quyền lực, có thể giúp đỡ cho Môn Phái của mình, không biết đâu mà kể xiết. Đối với trong Thiên Đình thì trong giới đấy vẫn có quyền lực như thế, vẫn có uy lực như thế, địa vị là vẫn phân biệt như thế.

Lúc đấy v Thần kia vẫn lắc đầu: “Ta thật sự chỉ cần nàng”, xong rồi Quỳnh Nga công chúa mới hỏi: “Rốt cục ngươi cần ta như thế nào?” V Thần liền vuốt râu mỉm cười: “Ta cần nàng khi mà ta xuống nhân gian thì nàng cũng phải xuống nhân gian, nàng chỉ cần đi tìm ta thôi, tìm thấy ta thì ta cho nàng trở về.” Rồi công chúa rất ngạc nhiên, liền hỏi là: “Tại sao ta phải tìm ngươi? Tại sao ngươi không thể tự làm những chuyện này một mình? Không phải ngươi đang gặp ta đây sao, còn phải gặp ta làm điều gì nữa?” Điều này nghe thì giống như con người nói với nhau, nhưng thực chất không phải. Ở trong lời nói của Quỳnh Nga công chúa là có Đạo lí thế này: “Tại sao ta phải tìm ngươi?”- bởi vì nàng là địa vị trên; “Tại sao ngươi không gặp ta ở đây mà lại cần phải gặp ta ở dưới?”- ý nàng nói là nàng chỉ phục vụ báo ứng, không phục vụ duyên nghiệp. Tại sao phải gặp lại Vị Thần xanh đỏ? Vị Thần xanh đỏ là tạo ra duyên nghiệp ở trong nhân gian, mà nhờ thế lẽ báo ứng của Thiên Đình được thực hiện, chỉ là như thế thôi, trong lời của nàng có huyền cơ như vậy.

Dĩ nhiên Vị Thần xanh đỏ vừa nghe nàng liền lập tức đã hiểu nàng rồi, Vị Thần xanh đỏ mới hỏi nàng: “Nếu như nàng muốn thay đổi con người, sao nàng không tự làm, lại sai phái Ôn Thần làm? Không phải trong lúc đấy nàng đã biến thành một Ôn Thần đấy sao? Bởi vì nàng là chsự.” Đạo lí của lời Vị Thần xanh đỏ là gì? Là bởi vì ý niệm này xuất phát từ một ý niệm của Quỳnh Nga công chúa mà thành, một ý niệm của Quỳnh Nga công chúa muốn dùng Ôn Thần mà hành sự thì Quỳnh Nga công chúa chính là Ôn Thần. Cho nên bởi vì nàng đã muốn lấy Ôn Thần làm tay chân của nàng mà thực hiện ý định đấy, vậy thì hình ảnh của Thiên Đình sẽ là gì? Chính là Ôn Thần, cho nên Thiên Đình vì ý định của nàng lại có thể trở nên là mối họa đối với con người. Một khi đã bắt con người sợ Thiên Đình thì nghĩ thế nào đây? Con người sẽ coi Thiên Đình là một mối họa, đã thờ cúng một mối họa tất sẽ sinh ra mê tín,  không còn là tự nguyện nữa, ý của Vị Thần xanh đỏ huyền cơ là như vậy, không nên tạo nên nỗi sợ đấy.

Lúc đấy Quỳnh Nga công chúa, bởi vì nàng là người vô cùng thông minh, là người con gái út, là người kế thừa trí tuệ của Thiên Đình, nàng nghe đến đấy đã cảm thấy vấn đề rất lớn rồi. Nàng liền trầm tư suy nghĩ, suy nghĩ mãi, lúc đấy mới hỏi Vị Thần xanh đỏ: “Hay thay, nghiệp lực con người đã quá lớn. Trời giáng họa có gì sai trái? Lại nữa, Ta xuống kia làm sao được?” Vị Thần xanh đỏ nói: “Dễ lắm! Chỉ cần nàng đánh vỡ chén ngọc của Cha nàng, mỗi chén ngọc của Cha nàng ở đấy đều tượng trưng cho một mối liên kết với chư Thần, chỉ cần nàng đánh vỡ một mối liên kết thì cái nghiệp đấy không dồn vào nàng chẳng lẽ dồn vào Cha nàng? Chẳng lẽ Cha nàng phải xuống mà trả duyên nghiệp? Nhất định nàng sẽ phải trả, bởi vì Cha nàng là muốn khiến cho trong Tiên Giới, trong nhân gian, tất cả đều phải tôn trọng duyên nghiệp, tất cả đều phải biết rằng xúc phạm đến Thiên Đình dẫu là người nhà Trời cũng phải trả. Bởi vì Cha nàng tự là người đặt ra những điều đấy, cho nên Cha nàng sẽ phải đảm bảo những điều đấy.” Quỳnh Nga công chúa gật đầu nói: “Ta có thể thử.”

Rồi nàng suy nghĩ một hồi lại hỏi: “Ngươi cũng xuống, ta cũng xuống. Tại sao ngươi không hành sự ở phía ngươi, ta không hành sự ở phía ta, mà tại sao ta còn phải cần đến ngươi nữa? Tại sao ta còn phải tìm đến ngươi nữa?” Vị Thần xanh đỏ mỉm cười nói là: “Nếu như không có ta gây ra bệnh dịch thì làm sao nàng có thể chữa được bệnh? Nếu không có ta gây ra hạn hán thì nàng làm sao có thể sửa được hạn hán? Nàng ở đâu ta ở đấy, ta ở đâu nàng ở đấy, nhưng chỉ cần nàng muốn tìm ta nàng sẽ thấy.” – “Làm sao để ta nhớ được ngươi?”, Vị Thần xanh đỏ liền nói: “Đơn giản lắm!
Đơn giản lắm! Cứ gọi ta là Đào Lang.” Thực ra chữ Đào Lang có nghĩa là “chồng yêu”, Đào ở trong chữ “đào hoa”,  ý chỉ là người có rất nhiều vợ.

Lúc đấy khi Quỳnh Nga công chúa giáng thế thì ở dưới gót chân có ghi hai chữ “Đào Lang”, nàng đã định sẵn thế rồi, đánh vỡ cái chén đấy, ghi hai chữ “Đào Lang”. Cho nên lúc nàng đi khắp nhân gian, nàng đi đến đâu ban phép đến đấy, nhưng nàng chỉ cần hỏi một người – Đào Lang, “Đào Lang ở đâu?”, chính vì thế mà nhiều người cho rằng nàng là nữ thần bảo vệ hạnh phúc gia đình, thực ra không phải vậy. Trong các chư Thần rất hiếm có người mang họ: La Bình công chúa, Đông Cuông thánh mẫu không hề mang họ, Mẫu Thượng Ngàn không mang họ, Thiên Y A Na không mang họ, Tản Viên Sơn Thánh không đích thực là mang họ cho dù về sau gán cho Ngài là họ Nguyễn. Mỗi người đều giống như có một họ, chẳng ai có họ cả. Chử Đạo Tổ, có nghĩa là vị Đạo Tổ ở làng cát, nó chỉ có nghĩa thế thôi, không ai có họ cả. Nhưng bởi vì nàng mang họ Phạm, do người ta tưởng nhầm, nên người ta tôn nàng lên thành nữ thần của dòng họ, nữ thần của gia đình. Và cũng chính vì thế, sau khi thành Thần nàng lại phải độ cho họ Phạm, vì họ ấy đã thờ nàng rồi.

Nàng vẫn đang chờ tìm một người, khi nào nàng kết hôn được với Đào Lang đúng như duyên nghiệp đấy đã hoàn thành, đấy là duyên nghiệp tối hậu của nàng thì nàng mới trở lại Thiên Đình. Còn ngày nào mà nàng chưa gặp được Đào Lang thì nàng vẫn còn lang thang ở hạ giới. Vị Thần xanh đỏ rốt cục đã tạo nên một thứ duyên nghiệp, một thứ duyên nghiệp sao cho nàng cứ đi tìm mãi mà không thành, một thứ duyên nghiệp của vợ chồng. Để có thứ duyên nghiệp đấy không phải chỉ khắc một chữ lên chân mà xong, lúc đấy Vị Thần xanh đỏ đã dùng Âm Dương giao khí phối kết với Quỳnh Nga công chúa mà tạo nên một sinh mệnh, nhờ sinh mệnh này tồn tại mới trở thành tên ở trên chân nàng, cũng phải có giao kết Âm Dương như vậy mới khiến cho nàng với Vị Thần xanh đỏ ở trong nhân gian mà tìm nhau, đấy là mấu chốt. Cho nên nàng cứ suốt đời đi tìm Vị Thần xanh đỏ, suốt đời đau đáu vì Vị Thần xanh đỏ. Khi nàng thành Thần rồi, nàng vẫn ôm một mối hận với Tiên Môn chính là vì thế.

Lại kể chuyện xưa, Thái ông với Thái bà, thực ra tất nhiên không phải ai xa lạ mà chính là vợ chồng của Vị Thần xanh đỏ, nên đã nói họ tu Tiên. Người này đích thực là ai - Thái ông mà chúng ta nói đến đây, người mà nàng cứ đi tìm mãi, người này chính là Dương Tiên. Nhưng nàng không biết được điều đấy, bởi vì duyên nghiệp bản chất là gì? Duyên nghiệp bản chất là phải mập mờ, chúng ta không thấy rõ duyên nghiệp. Ở trong duyên nghiệp chúng ta còn kết hôn với cả kẻ thù, kết hôn với cả tà ma, kết hôn với cả yêu vật. Thần Tiên cũng có thể lấy yêu vật mà thành đôi, kết đôi kết lứa, chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên. Có thể là trước có một giao hẹn Âm Dương giao khí, chính vì Âm Dương giao khí mà trở thành Cha con, cho dù vốn dĩ không phải là Cha con, ở trong nhân gian chính là mang duyên nghiệp như thế. Nhưng chúng ta có thể nói Dương Tiên là Vị Thần xanh đỏ không? Cũng không nhất định như thế, bởi vì đấy chỉ là một hình hài của ông, có thể đấy chỉ là một Chân Thần của ông. Bởi vì khi đã xuống nhân gian, khi thật sự xuống nhân gian, đi theo bước Nguyệt Quang mà xuống nhân gian, ông đã buộc phải phân làm hai phần. Hai phần này mỗi phần một duyên nghiệp: phần nghiệp ở trong Ý của ông - phần Âm trong Pháp lí của ông buộc phải gánh họa, phần Pháp thuật của ông - tức là phần Dương của ông cũng buộc phải gánh họa. Hai phần Âm Dương này khi đã xuống nhân gian rồi nhất định sẽ tìm gặp nhau, bằng được sẽ tìm gặp nhau.

Tuổi của họ là như thế nào? Bởi vì Vị Thần xanh đỏ có một xuất xứ vô cùng kì dị, ông ta không chỉ là một người, ông ta là nhiều người, ông ta xuất hiện ở cùng nhiều thời không khác nhau, cho nên ông ta đã giáng thế từ rất lâu, ông ta giáng thế từ lúc Nguyệt Quang xuất hiện. Khi ông ta giáng thế xong thì ông ta xuyên thời không trở về một giai đoạn khác, bởi vì ông đã tu đến tầng Như Lai rồi. Chúng ta đã biết là Vị Thần xanh đỏ ở tầng Như Lai, công lực là ở tầng Đại Bồ Tát, cho nên khi giáng thế, đầu tiên là ông quay trở về một thời gian trước khi có Tiên Môn, xong cứ như thế, cứ như thế, dần dần mà hình thành Âm Dương Tiên – là những người tu những Môn gần như liên quan đến Hỏa lại không liên quan đến Hỏa, liên quan đến Bạch Long mà lại không liên quan đến Bạch Long, có thể nói là ở trong Bạch Long Môn, có thể nói là ở trong Hỏa Môn, nhưng cũng không phải. Họ tự khai tông lập phái riêng, trông cũng gần giống nhưng lại không phải, tất nhiên ở trong đấy còn có duyên nghiệp, còn có sự gặp gỡ với Tiên Môn, còn có sự trao truyền các bộ Công Pháp, nhưng đấy là chuyện vô cùng phức tạp và sâu xa khác.

Chúng ta quay trở lại, đôi vợ chồng đã đón Liễu Hạnh là vợ chồng của Dương Tiên. Ngay khi ra đời, nhìn thấy chữ Đào Lang ở dưới gót chân của Quỳnh Nga công chúa, của Liễu Hạnh, lúc đấy điều đầu tiên mà Dương Tiên làm đó là “Chúng ta đi.” Nói xong Dương Tiên liền đặt đứa trẻ, sau khi tẩm cho nó một số loại kì hoa dị thảo, giúp cho sinh mạng của nó dài lâu, không cần phải ăn uống trong một thời gian dài, thả vào dòng sông rồi cứ thế trôi. Cho nên việc làm đầu tiên của Mẫu Liễu khi giáng sinh là gì? Đi ngược theo dòng sông, cứ đi ngược theo dòng sông. Nơi đầu tiên mà bà dừng lại, đấy là một nơi rất đặc biệt, ngày nay chúng ta gọi là Phủ Dày, có thể có người gọi là Phủ Vân Cát. Nhưng ở đấy có một điểm đặc biệt, bởi vì kì hoa dị thảo mà Dương Tiên phủ vào người nàng cho nên nàng tỏa ra mùi hương rất kì lạ. Mùi hương này lan đến đâu thì người ta khỏi bệnh đến đấy, cho nên thôn mà nàng giáng thế được coi là Tiên Hương, mùi của người Tiên lan đến đâu nơi đấy trở nên khỏe mạnh, một mùi thấm nhập sâu vào trong tâm cảm. Chúng ta không thể gọi nó là mùi thơm thông thường, đấy là một mùi có thể khiến cho người ta được chữa lành, rất đặc biệt, không thể định nghĩa bằng nhân gian được, không thể định nghĩa bằng các từ “thơm” hoặc “sực nức” hoặc bất cứ từ nào của Dục giới, không một từ nào trong Dục giới diễn tả được khi nàng xuất hiện như thế.

Khi nàng lớn lên, nàng chỉ xưng là nàng họ Phạm, rồi nàng cứ đi tìm như thế, đi đâu cũng hỏi “Đào Lang của ta ở đâu?”, “Đào Lang của ta ở đâu?” Người ta thấy nàng gần như điên loạn, cho dù nàng đầy phép thuật, cho dù nàng vô cùng xinh đẹp, không ai dám động đến nàng. Đến lúc có những truyền thuyết về cô gái Đèo Ngang, bởi vì nàng rất xinh đẹp cho nên thái tử họ Lê nào đấy – như người ta nói - tìm đến nàng, trêu chọc nàng xong rồi bị nàng làm cho trở nên điên loạn, rồi người đấy trở về, rất nhiều những chuyện tương tự như thế xảy ra, rất nhiều những huyền thoại như thế về nàng xảy ra. Tại sao như thế? Bởi vì nàng điên loạn, nhưng nàng lại có quyền năng, nàng không biết đâu là đâu, nàng ở trong một trạng thái gần giống như khí công thái, nàng thấy những điều ở không gian khác, nàng gặp các chư Thần, nàng nói chuyện một mình. Nhân gian mà nhìn nàng thì nghĩ thế nào? Nghĩ là người này bị điên rồi, nói chuyện với cây cỏ, nói chuyện với trời đất, lúc nào cũng đang huyên thuyên một điều gì đấy, lúc nào cũng đang thảng thốt, “Ta phải đi tìm Đào Lang”, “Ta phải đi tìm Đào Lang”, “Ta vốn đã gặp Đào Lang, Đào Lang sao lại bỏ ta?”

Nàng cứ như thế, cho đến lúc khoảng hai mươi tuổi, nàng cứ lang thang ở sóng gió như thế cho đến lúc nàng hai mươi tuổi, nàng gặp một nhân vật vô cùng quan trọng. Nàng gặp Âm Tiên. Khi nàng gặp Âm Tiên thì điều đầu tiên nàng nhìn thấy ở Âm Tiên là có một điều gì đấy mà nàng coi như là Ôn Thần, nàng cảm thấy vô cùng căm ghét người này. Nàng không hiểu một nỗi căm ghét từ sâu thẳm của nàng, tại sao căm ghét như thế? Là bởi vì khi ở trên Thiên Đình, phần tiếp xúc với nàng là phần Dương của Vị Thần xanh đỏ và phần không tiếp xúc với nàng là phần Âm của Vị Thần xanh đỏ. Phần Âm của Vị Thần xanh đỏ thì viễn li với nàng bởi vì cao quí hơn, phần Dương của Vị Thần xanh đỏ thì lại là một phần biểu lộ ra để tiếp xúc với nàng cho nên gần gũi hơn. Nên khi nàng giáng thế, nàng sẽ giáng thế vào chỗ mà Dương Tiên ở, còn khi nàng cảm thấy căm ghét nhất chính là lúc Âm Tiên xuất hiện, bởi vì Pháp lí của nàng là xa rời. Cũng giống như các vị phụng sự của một vị Thần vậy, người phụng sự này không nhất thiết là hoàn toàn đồng hợp với vị Thần này, mà chỉ tiếp xúc với phần Dương của vị Thần này thôi, cho nên gắn bó về phần Dương mà viễn li về phần Âm, luôn luôn căm ghét vị Thần này từ một khía cạnh nhưng luôn luôn yêu thương vị Thần này từ một khía cạnh khác, đấy là một cảm giác rất mâu thuẫn. Luôn luôn cảm thấy áp lực và sợ hãi nhưng luôn luôn cảm thấy yêu thương và muốn gần, đấy là một động lực ở bên trong. Luôn luôn xấu hổ trước phần Âm, nhưng luôn luôn tự hào trước phần Dương. Một cảm xúc kép rất mâu thuẫn.

Khi nàng gặp Âm Tiên, đấy là ở một nơi rất xa xôi mà chúng ta ngày nay gọi là thôn Ý Yên, một vùng được gọi là Ý Yên ở Nam Định. Ý Yên tức là đến nơi đây đã phải định rồi, mọi thứ phải lắng xuống rồi. Năm ấy nàng hai mươi tuổi, đôi mươi, đẹp đẽ vô cùng, đối với mọi người là điên loạn, là quyền năng, là gì cũng được. Khi gặp được Âm Tiên, nàng cảm giác vô cùng chối, vô cùng đau khổ, vô cùng ghét bỏ. Lúc đấy Âm Tiên đứng trên một ngọn đồi, một cái doi đất nhỏ ở giữa sông dâng lên, chúng ta có thể gọi là đồi. Ánh mắt Âm Tiên sáng quắc, thân hình mảnh khảnh, giọng nói vang như chuông ngân, khiến cho nàng vô cùng khó chịu. Nàng chỉ vào Âm Tiên nói: “Ta đã làm gì ngươi vậy? Mà ngươi đã làm gì ta vậy?” Âm Tiên mỉm cười nói: “Ta không làm gì ngươi, ngươi cũng không làm gì ta cả. Ngươi với ta vô duyên vô phận, vốn không liên kết gì với nhau, bất tất phải lên tiếng.” Rồi lúc đấy nàng vẫn không chịu được, nàng đi quanh ngọn đồi, dân chúng cũng theo đấy kéo đến, thấy nàng cứ đi quanh, đi quanh ngọn đồi, lại thấy một người ở trên ngọn đồi kia. Dân chúng lại cho rằng đây là một cặp thầy trò, có người thì coi là thầy trò, có người thì coi là dâm loạn, người ta xì xào tiếng ra tiếng vào càng làm nàng điên tiết. Nàng phất tay, mười người lăn ra gào thét, tất cả dân chúng sợ hãi bỏ đi, ai cũng vô cùng sợ hãi. Rồi lúc đấy mọi người trong lòng đã sợ hãi thì sinh ra mê tín, đấy chính là điều khiến cho về sau người ta luôn luôn có một nỗi sợ hãi vào nàng.

Âm Tiên nhìn, cười nhạt nói là: “Ngươi đừng dùng máu làm ô uế chuyện tu luyện của ta, ta ở đây để đón một người.” Rồi lúc đấy nàng vẫn không chịu đựng được, nàng nói là: “Ta không chịu được ngươi, ngươi nhất định phải rời đi! Ta không thấy ngươi thì thôi, thấy ngươi nhất định ta phải giết!” Lúc đấy nàng gần như hung cuồng, nàng chạy lên trên ngọn đồi, càng chạy lên, bước chân của nàng gần như bên dưới có bông sen bốc lửa. Lúc đấy Âm Tiên lạnh lùng cười nhạt nói: “Ai đã truyền công cho ngươi từ bé vậy?” Nàng nói là: “Ta không biết. Nhưng ngươi là ai vậy? Ta vô cùng khó chịu với ngươi!” Rồi Âm Tiên bay xuống như một ngọn gió, thân hình lơ lửng trong không trung, Âm Tiên chạm vào đầu nàng rồi nói: “Người này truyền cho ngươi Linh Hỏa Đại Liên Công. Người này có thể vì ngươi mà làm điều này, có thể thật là thân thế không nhỏ, tại sao ngươi nói là không biết? Ngươi ở trong Tiên Môn mà ra, tại sao lại chối bỏ Tiên Môn?” Lúc đấy Quỳnh Nga công chúa càng trở nên điên loạn, nàng hét lên: “Ta không biết ai cả! Ta không biết ngươi là ai! Ta không biết cha ta là ai, mẹ ta là ai, ta chỉ biết ta sống giữa trời đất, sống cùng trời đất, ta nhất định phải sống cùng trời đất. Còn ngươi, tại sao ta gặp ngươi lại ghét bỏ đến vậy, ngươi là tà ma hay là yêu quái?” Bàn tay của Âm Tiên càng siết chặt vào đầu nàng, nàng cảm thấy đau đớn vô cùng, rồi trên trán nàng nhỏ ra một giọt máu, chảy xuống, máu chảy đến đâu thì da thịt nàng như bốc lửa đến đấy, rồi một lúc sau bàn tay của Âm Tiên ấn chặt vào, Âm Tiên nói là: “Ngươi bất tất phải hỗn láo với ta, ta dường như đã biết ngươi là ai. Nhưng ngươi chỉ vì một niệm muốn vinh danh, chỉ vì một niệm muốn dương danh, ngươi đã ở đây, vì một niệm muốn dương danh, ngươi đã phạm sai lầm, vì một niệm muốn dương danh, ngươi trở nên điên loạn, vì một niệm muốn dương danh, ngươi không quay trở về được. Ngươi vì danh mà ở đây, thì ngươi tất gì ở đây nữa, lụi tàn đi cho ta cũng được.” Nói xong Âm Tiên ấn bàn tay xuống thật mạnh, cái cổ của nàng kêu “rắc” một cái, dường như đã gãy cổ, nhưng nàng không chết, nàng lại ấn bàn tay vào đầu nàng, cổ nàng lại chỉnh lại như cũ, nàng lại đứng lên nhìn Âm Tiên nói: “Ta không chết được, nhưng ngươi nhất định phải chết, ta nhất định phải giết ngươi!” Nói xong nàng lao đến, trong bàn tay nàng xuất hiện một tia lửa màu đỏ, rồi tia lửa này càng nhân rộng ra giống như một mũi dao đâm thẳng vào người Âm Tiên, nhưng vừa chạm đến gần thân Âm Tiên thì mũi dao này biến mất, nàng lại điên loạn đâm vào, phía tay kia của nàng cũng xuất hiện một lưỡi dao tương tự, nàng lại đâm đến Âm Tiên, nhưng Âm Tiên cũng chỉ đứng đấy, rồi nàng cứ điên loạn đâm liên tục vào người Âm Tiên cho đến lúc nàng giống như một bóng máu, tất cả thân thể nàng cháy bừng như một ngọn lửa, nàng lao vào người Âm Tiên và lụi tắt. Nơi mà tro tàn của nàng rơi xuống mọc lên một bông sen, bông sen ấy cứ nở, nở, nở ra, lớn lên, phát ra ánh thất tinh. Âm Tiên nhìn bông sen đấy thở dài rồi nói một mình: “Ngươi nhất định lại tái sinh, ngươi tái sinh lần thứ hai sẽ có lí trí hơn, lúc đấy ngươi sẽ biết phải tìm ai”, nói xong Âm Tiên rời đi mất. Rồi chỉ vài ngày sau, ở làng bên cạnh lại có một đứa trẻ được ra đời, lần này ở trên chân nó cũng có một chữ: “Đào Lang”.

Vòng quay của một chư Thần là như thế, họ không nhất định sống, không nhất định chết, sống chết không có nghĩa với họ, dù ở trong nơi nào, Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới, họ đều có vòng quay sinh mệnh của mình, không ai cản được họ sống, bởi vì đối với nhân gian, họ là bất tử, bất diệt, không ai trừ tuyệt được. Tất nhiên Âm Tiên cũng không có ý trừ tuyệt nàng, nhưng chính là muốn nàng tái sinh một lần nữa trong một lí trí. Tại sao Âm Tiên lại muốn nàng tái sinh, tại sao Âm Tiên lại cần phải triệt tiêu năng lực của nàng một lần nữa? Là để một là nàng không mang nợ với Hỏa Môn mà lại phụ bạc Hỏa Môn, hai là nàng có thể sinh ra trong một gia đình mà trong đấy nàng có một lí trí, nhờ lí trí này nàng sẽ không phủ nhận sự tồn tại đích thực của mình, nàng sẽ không phủ nhận sự tồn tại của nhân gian, nàng bắt đầu có thể giao tiếp với nhân gian.

Lần thứ hai này nàng lại giáng sinh một lần nữa ở chính ngay phủ Tiên Hương, lần này mùi thơm của nàng bay xa muôn dặm, một lần nữa người ta lại biết đến nàng, và khi người ta nhìn thấy chữ “Đào Lang” dưới chân, người ta nghĩ ngay đến người đàn bà luôn luôn gọi “Đào Lang, Đào Lang của ta đâu?”, và lần này người ta biết rằng nàng là Thần Tiên từ trên trời xuống.

Muốn sống bình thường thì phải quên, nàng càng trở nên bình thường thì nàng càng phải quên nhiều. Lần thứ hai tái sinh ở nhân gian, với tất cả những duyên nghiệp mà nàng đã từng chữa trị cho nhân gian, nàng mê mờ hơn một mức, nàng không còn nhớ được tất cả những chuyện trước đấy, nàng không nghe thấy được trời nói, không nghe thấy được đất nói, không nghe được tiếng từ không gian khác, nàng chỉ còn một chút quyền năng, một chút quyền năng có thể kiến tạo mọi thứ. Nàng lớn lên cũng rất xinh đẹp, và nàng câm thầm có một tiếng gọi trong đầu: “Đào Lang”. Nàng biết ở chân nàng có chữ “Đào Lang”, nàng thường nói: “Ta sống để chờ Đào Lang.” Cho nên trong lúc sống để chờ Đào Lang, nàng làm gì bây giờ? Nàng không lấy chồng được. Cha mẹ nàng sẽ mất rất sớm, bởi vì khi nàng xuất hiện ở đấy, một thời gian sau họ đã thác rồi. Việc nàng có thể làm, bởi vì đàn ông rất mê nàng, cho nên nàng nói gì trai làng đều nghe cả, nàng đi đến đâu đều có người phụng sự, các Đền Chùa Miếu Mạo, tăng nhân đều mê đắm nàng, nàng có một vẻ đẹp gần như không ai có thể từ chối được, ở nàng có một điều gì đấy, chữ “Đào Lang” có một điều gì đấy giống như tự nó có sức hút, tự nó vô cùng quyền lực.

Thế là nàng liền bắt đầu đi dựng làng lập xóm, nàng đi sửa đình sửa chùa, nàng lập nên rất nhiều nơi nguy nga, rất nhiều nơi thánh khiết, nàng đến đâu thì nơi đấy được tôn tạo lại một lần nữa. Nàng làm những sự vụ cho Thần, và nàng càng làm, tất cả những vùng đất nàng đi qua càng tịnh đạt, dân chúng thờ phụng, tiếng lành đồn xa, thậm chí tiếng của nàng đã đến tận nơi phồn hoa đô thị, lúc đấy nàng trở nên một mối họa. Người ta bắt đầu đồn đại về nàng như một người phụ nữ đã lãnh đạo hết thảy lực lượng tôn giáo, lực lượng quân sự, những lực lượng tinh hoa của nông thôn, giống như một thủ lĩnh mới, tập hợp trong tay rất nhiều quyền lực, dân chúng không nghe triều đình nữa, nhắc đến tên nàng ai cũng sợ hãi. Bản thân nàng dường như có một điều gì đấy, một điều gì nàng cố quên nhưng vẫn xuất hiện: bản chất của một thủ lĩnh, bản chất của một người có thể dẫn dắt cả một cộng đồng to lớn. Cho nên nàng bắt đầu tập hợp dân chúng, nàng bắt đầu dạy họ thêu thùa, dạy họ lập làng xã, dạy họ cách sống, dạy họ cách liên hợp với nhau, dạy họ cách đào giếng thật sự, dạy họ cách để tạo nên những cuộc sống phồn hoa sung túc hơn, dạy họ cách tạo nên những cuộc sống mà họ không cần phải dựa vào những quan chức kia, những bầy tôi đô thị, các thương nhân, họ có thể tạo thành những cộng đồng nhỏ, họ cứ nhân lên, nhân lên như thế không ngừng. Họ từ chối triều đình, họ không đáp trả lại triều đình, họ từ chối nộp thuế cho triều đình. Tất cả những điều đấy khiến cho nàng ngày càng thành một mối đe dọa, và như thế những người mang nhân tâm trong triều muốn khống chế, thậm chí trừ diệt nàng.

Lần này thì triều đình nhờ đến một Đạo sĩ lúc đấy đã rất nổi tiếng ở kinh thành, người Đạo sĩ này chính là Âm Tiên.

Cho nên nói nàng vì Vị Thần xanh đỏ mà ở nhân gian, chính là bởi vì Vị Thần xanh đỏ nên cứ ở mãi nhân gian. Phần cần gặp thì không thể gặp, phần không cần gặp nhất định phải gặp, chính là duyên nghiệp như thế. Nhưng người ta không chịu đủ nạn thì nhất định không cứu được người, không chịu đủ nạn thì nhất định không cứu được đời, không chịu đủ nạn nhất định không có đủ năng lực thực hiện Sứ Mệnh. Lần thứ nhất thì nàng giống như trong khí công thái, điên loạn không biết gì, chỉ biết nói chuyện với Trời Đất, đi tìm những người mà mình cần tìm. Lần thứ hai nàng có lí trí hơn, đã biết tạo nên những cộng đồng, nhưng chưa biết cách điều hòa với nhân gian, để nhân gian buộc phải công kích nàng. Nhân gian bảo vệ những trật tự của mình, bảo vệ những điều đang diễn ra một cách bình thường, để không tạo nên những thế lực của người tu mà gần như là con người ở nhân gian, không nên để có một sự tồn tại như thế can nhiễu vào sự tồn tại của xã hội, nhân gian đã triệu đến một sức mạnh khác, đấy chính là Âm Tiên.

Ông ta lại đến một lần nữa. Lần này ông ta cũng biết nàng là ai, bởi vì ông ta vẫn nhớ nàng là ai, ông ta vẫn biết nàng cần gặp Đào Lang. Ông ta chỉ hỏi nàng: “Ngươi có muốn sống nữa không?” Rồi nàng trả lời: “Ta có thể sống, ta có thể chết.” Rồi ông ta hỏi tiếp: “Ngươi muốn gì? Nếu ta giết ngươi, ngươi sẽ muốn gì?” Rồi nàng trả lời là: “Ta chỉ muốn tìm Đào Lang. Ta chỉ muốn các con của ta được lớn lên. Ta chỉ muốn làng xóm này trở nên xanh tươi. Ta chỉ muốn nhân gian này phụng Thần. Ta còn muốn mọi người đều biết đến Thiên Đình, đều biết là Thiên Đình tồn tại, đều có ý niệm là trên Trời còn có Vua Cha, còn có chư Thần, ta muốn mọi người đều biết.” Rồi Âm Tiên nói: “Nếu như ngươi chết đi, ta có thể giúp mọi người ở đây biết được điều đấy.” Rồi nàng nói: “Ta không chết, ta cũng không sống. Ngươi không thể giết ta được, ta đã chết, ta lại sống một lần nữa. Ngươi giết chết ta một lần nữa, ta lại sống một lần nữa. Ngươi có giết chết ta bảy bảy bốn chín lần ta vẫn tiếp tục tái sinh, bởi vì ta ở đây vì các con ta, ta ở đây để khiến cho chúng sinh này phụng Thần, có thể tôn trọng Thiên Đình, cho nên ngươi không thể giết ta được.” Rồi nàng tiến về phía Âm Tiên, nàng cất tiếng: “Ta không hề có tu học, nhưng ta biết ngươi pháp lực Thông Thần, ta biết ngươi giáng bàn tay có thể khiến cho ta chết, nhưng những người ở đây vì tin ta mà tin Thần, vì tin Thần mà tin ta. Những người ở đây vì ta mà đi lên, vì ta mà phục dựng Đền Chùa Miếu Mạo, vì ta mà xây dựng nên những Đình Quán. Ngươi nói xem, nếu ngươi giết ta, ngươi có thể giết đi tinh thần của họ không? Nếu như họ còn tôn trọng Đình Quán, còn tôn trọng Thần, thì ta không bao giờ chết cả, tinh thần của họ còn gọi tên ta thì ta sẽ ở đây một lần nữa.”

Rồi Âm Tiên tiến về phía nàng mỉm cười nói: “Ngươi biết thế là tốt, có điều ngươi ở đây một lần nữa cũng chưa biết được lí lẽ của mình phải làm, ta lại phải tiễn ngươi một đoạn nữa vậy.” Nói xong Âm Tiên liền phất bàn tay, từ trong bàn tay của ông một ánh sáng thất sát giống như một tia sáng lóe lên, thì nàng đã đầu rơi khỏi cổ, ngã vật xuống. Thân nàng ngã đến đấy thì biến thành một hòn đá rất to, hòn đá này lớn lên như một tảng núi, một ngày một đêm sau đã biến thành một tảng núi lớn, và từ tảng núi này, ở trên đỉnh ngọn núi lại mọc ra một bông hoa thất sắc, bảy ngày thì nó tàn. Tàn xong thì ở trong Thanh Hóa lại có một đứa trẻ ra đời, trên chân nó lại có chữ: “Đào Lang”.

Lần thứ ba nàng giáng thế vẫn hết sức quyền năng. Nàng sinh ra trong một gia đình người tu, những người này là môn nhân của Hỏa Môn. Khi nàng ra đời xong thì nàng được học hành từ Hỏa Môn từ bé, đến lúc Hỏa Môn bị tà ma tiêu diệt, tất cả tứ tán, nàng cũng ra khỏi Hỏa Môn, vẫn mang theo Hỏa Công, nàng vẫn luyện Hỏa Công, có điều không phải Hỏa Công mà về sau Hỏa Công còn lưu giữ, bởi vì nàng chỉ là một nhánh ở trong đấy. Hỏa Môn chia ra làm 9 nhánh, có 9 bài Hỏa Công khác nhau, về sau co làm 5 nhánh, nàng ở trong các nhánh chính. Nhưng Môn của nàng, nàng gần như là người kế thừa cuối cùng. Dần dần từ Thanh Hóa nàng bắt đầu gặp gỡ rất nhiều chư Thần chư Tiên, và bởi vì nàng đã sinh ra trong một gia đình loạn lạc của người tu, cho nên nàng hiểu được cái đau đớn của người tu, nàng hiểu được chỗ ở trong cõi đời này, ở chỗ lòng dạ con người không nhất định có thể giúp được người tu, ở những giới hạn của tu luyện không thể bộc lộ các phép thuật trước mặt người thường, khi gặp người thường tự nhiên sẽ bị cấm khóa, rằng mỗi không gian, mỗi trường thời gian đều có những người bảo vệ, nàng biết rằng không thể xâm phạm những điều đấy. Nàng gặp được rất nhiều Thần Tiên ở Thanh Hóa, nàng gặp được rất nhiều người tu ở các Phái khác nhau, từ đấy nàng bắt đầu có tri thức. Nàng bắt đầu hiểu được về Thiên Đình, nàng bắt đầu hiểu được rõ lẽ của từng Phái, biết được cách phân biệt con người tốt – xấu, biết được trước – sau, đúng – sai, phải – trái, nàng ngày càng hiểu ra điều đấy. Nàng càng biết rằng Đào Lang mà nàng tìm không hẳn là Đào Lang, nàng biết đấy là người cần tìm, nhưng nàng lại không biết là tìm vì gì, tất nhiên nàng đi đâu cũng vẫn cứ hỏi: “Đào Lang của ta đâu?” Rồi nàng cũng biết điều đấy nhưng nàng dần dần tỉnh táo hơn.

Nhưng cho đến một lúc, điều mà nàng làm được là một điều vĩ đại hơn, nàng tập hợp được trong tay một lực lượng Linh Thần to lớn. Các Thần núi sông, ba mươi sáu động, bảy mươi hai huyệt, tất cả những Thần Linh sông núi khi gặp nàng đều tỏ ý quy phục, tất cả các yêu quái địa phương, tất cả đều tụ tập lại, và từ lúc này nàng bắt đầu thách thức một lực lượng, một lực lượng đã nổi lên từ trước, đấy là các Phái của Đạo gia, và đặc biệt là việc mà nàng thống trị ở Thanh Hóa đã tạo nên một sự việc vô cùng khẩn yếu, đấy là nàng được trợ lực của một người. Người này đã đến với nàng và đã hứa là sẽ cùng nàng xây dựng mọi thứ, xây dựng mọi thứ để bảo vệ non sông này, bởi vì người ấy nói với nàng là: “Đất theo Trời”, và người ấy nói với nàng: “Bởi vì Đất theo Trời, cho nên tôi có thể phụng vụ bà, chỉ cần bà bảo vệ non sông này khiến cho nó luôn luôn hàn gắn, khiến cho nó vĩnh viễn là một.” Đấy chính là Bạch Vân Cư Sĩ. Hai người gặp nhau ở Thanh Hóa.
Khi Bạch Vân Cư Sĩ đến gặp nàng rồi, họ bắt đầu triển khai một việc vô cùng rộng lớn. Họ bắt đầu liên kết với tất cả các Sơn Thần ở vùng núi Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định, đấy là những mạch núi chính, từ vùng này họ bắt đầu kiểm soát và đối sánh với các thế lực của các Phái dưới Tản Viên Sơn Thánh, tức là một Phái khác của Hỏa Môn - Bạch Môn, một trong những phái Tiên Môn lúc đấy, về căn bản có hai đại Môn Phái nổi lên là như thế.

Sông núi rút cục là theo Trời, thực ra ý nói là gì? Khi được tạo ra thì sông núi là do Thiên Ý mà tạo ra, trong đấy có một loại Linh khí vô cùng to lớn, theo sự tu luyện của các Thần Tiên mà các Linh khí này được bảo dưỡng hoặc không, và cũng theo ý chí của các Thần Tiên to lớn mà các mạch Linh khí này có thể dời đổi, và đôi lúc các mạch Linh khí này cũng cạnh tranh nhau nữa. Cho nên nói là trong tứ đại Linh mạch thì cũng có cả Thần Long, Ác Hổ, Phượng Hoàng, Long Quy, đều có đủ cả. Linh khí mạch nào sẽ phát, sẽ điều chuyển toàn bộ nhân gian theo hướng đấy, nhân gian theo hướng nào sự thờ phụng sẽ đổi thay theo hướng đấy, sự đối ứng sẽ đổi thay theo hướng đấy, và rất nhiều an bài sẽ đổi thay theo hướng đấy.

Cho nên lúc đấy, cùng với sự trợ giúp của Bạch Vân Cư Sĩ, họ đã liên minh được cả một lực lượng các Thần sông, Thần núi cực kì mạnh mẽ, cấu thành một bộ phận mạnh mẽ để yêu cầu trục xuất tất cả những Phái ngoại tu - tức là những phái tu xuất phát từ bên Trung Quốc, không thuộc về Địa Thần xứ này, không thuộc về các Linh mạch của xứ này. Bởi vì họ coi Linh mạch của xứ này là ở đâu? Họ coi Linh mạch của xứ này là từ Thần Sơn mà xuống, cho nên điều họ làm ở đây là bảo vệ Thần Sơn, và họ sẽ chống lại tất cả các phái nào xuất phát từ bên Phúc Kiến, từ bên Trung Hoa, tức là đến từ các vùng trung nguyên rộng lớn, vốn không liên quan đến việc bảo vệ ở đây. Họ sẽ trục xuất ra khỏi những ngọn núi này, họ yêu cầu trả những ngọn núi lại cho các Sơn Thần, cho những người tu của Phái họ, đúng hơn là cho những người tu ở xứ này, những người được sinh ra với nhiệm vụ bảo vệ xứ này. Và đấy là một cuộc chiến vô cùng to lớn đã diễn ra giữa họ, với một người đứng đầu của những Phái Tiên Môn còn sót lại, một Phái Tiên Môn chủ trương là Tiên Môn không được can thiệp vào bên trong chuyện này, và người đứng đầu của Tiên Môn còn sót lại vào lúc đấy, vào lúc mà họ nổi lên đấy, là Tiền Quán Thánh, có trong tay ba đại đệ tử còn rất bé nhỏ.

Cuộc chiến chỉ diễn ra trong vỏn vẹn một năm. Nó đã làm thay đổi toàn bộ Linh mạch ở xứ đấy, nó đã gây ra vô cùng nhiều điều tang thương. Cuộc chiến trong việc Tiên Môn cố gắng ngăn cản Liễu Hạnh và sau đấy Liễu Hạnh đã kết hợp với cả hai Mẫu nữa để tiến hành cuộc chiến của Nội Đạo Tràng. Cuộc chiến của các trường Nội Đạo Tràng ở đây có bao một nghĩa rộng hơn, là cuộc chiến của các trường phái tu Tiên trong nội bộ một quốc gia. Người thường về căn bản không được biết đến, họ chỉ nghe được lõm bõm bản thể của câu chuyện này. Câu chuyện này là của Tiên Môn chống lại chính những người mà Tiên Môn coi là phản đồ, tức là những người muốn dùng Tiên Môn để can thiệp vào sự vụ nhân gian.

Vị Thần xanh đỏ xuyên suốt mọi câu chuyện. Nhưng điều quan trọng là Vị Thần xanh đỏ không chỉ là một, vị ấy đạt đến tầng Như Lai nên phải nói là thiên biến vạn hóa. Vị ấy có thể là một niệm của một Vị lớn hơn, như đã kể ở trong Phù Vân. Ngài là một vị Thần quyền năng, Pháp lực của Ngài vô cùng to lớn, năng lượng này lập tức tổ hợp các ý niệm của NGài thành hình dạng tương tự như Ngài, và thực hiện những việc Ngài muốn, với một trí tuệ tương đương với trí tucủa Ngài. Cho nên, khi một vị Thần có Pháp lực đến tầng Như Lai động một niệm thì ở đâu họ cũng xuất hiện, cho nên Như Lai ở khắp tất cả mọi nơi, đấy là điều rất nhiều người đã trải nghiệm. Ngài ở khắp nơi.

Âm Tiên và Dương Tiên đều là những Trưởng lão của giới tu Tiên, vô cùng uy tín. Pháp lực của họ gần như Thông Thần, đến nỗi người ta còn không biết Môn Phái của họ từ đâu mà ra, chỉ có những Thần Tiên bậc nhất mới có thể gặp họ và nói chuyện với họ, trừ khi họ tỏ lộ mình cho người, người ta nhất định không gặp được họ. Cho nên lúc mà những mâu thuẫn đến đỉnh cao, việc Bạch Vân Cư Sĩ dám liên minh với các thế lực khác để diệt trừ Âm Tiên, đấy là một chuyện gần như không tưởng, vô cùng liều lĩnh. Nhưng chúng ta cũng biết, duyên nghiệp trùng trùng, khó nói ai là ai, ai vì ai, rồi mỗi người có một Thiên Mệnh, Thiên Mệnh đấy thậm chí có thể va đập với nhau, ai biết được? Chúng ta ở đây đều vì Sứ Mệnh, đúng không? Sự việc là thế.

Có một khoảng thời gian Liễu Hạnh đã đi học với Quan Âm, đấy là một khoảng thời gian sau khi bà ấy bị trọng thương bởi các lực lượng của Tiền Quán Thánh. Nó kéo dài trong khoảng một đến hai năm, lúc ấy nàng thọ giáo Phật Pháp và bắt đầu lấy được Pháp danh là Liễu Hạnh.

Lúc Liễu Hạnh đến động tìm La Bình Công Chúa là trong giai đoạn lần thứ ba. Khi nàng gặp các Thần Tiên, lúc đấy nàng đã tụ tập các nhân tố Nữ Thần của các nơi nàng gặp để liên minh tạo nên các sự thống nhất của các mạch núi sông. Họ đã gặp nhau ở Thanh Hóa.

Từ đó lại mở ra vô số Tiên sự về sau.