Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Phù Vân, Thế gian (07)

Tại sao Âm Dương Tiên đã siêu thoát rồi, mà với khả năng của hai vị ấy mà không lên bên trên linh giới. Thật ra có rất nhiều các bậc Thần Tiên vẫn đang ở ngay dưới cõi phàm này. Theo một nghĩa nhất định thì Tây Du Ký là có thật, tức là các vị ấy ở ngay đây, ngay giữa cõi phàm này. Vật chất của các vị ấy có thể hiện hóa, có thể thu nhỏ phóng lớn tùy ý. Mỗi chuyện mà các vị ấy xuất hiện ở trước con người đều không tùy tiện, đều có lý của nó cả, kể cả có những người tình cờ gặp Tiên thì cũng đều có lý cả.
Chẳng hạn như chuyện ‘Từ Thức gặp Tiên’, chuyện đấy cũng không hề ngẫu nhiên tí nào, đều là đã được lựa chọn qua rất nhiều thời không khác nhau. Thực ra Từ Thức lúc đấy tuy nói là gặp Tiên, nhưng thật ra chỉ là bị đánh mê thôi, nên không biết là chính mình đang gặp lại vợ cũ của mình. Đấy là Giáng Hương. Nhưng câu chuyện đấy không thể kể nhiều hơn thế được. Khi Từ Thức bắt đầu bị mê và ông ấy trở về làng của ông ấy, thì ông ấy chỉ biết một chuyện đấy là, “À mình vừa rời cõi tiên về đây, hóa ra bao nhiêu trăm năm rồi”, thế là không nhớ hết lại chuyện. Ông liền gặp một người, ông kể lại câu chuyện đấy, ví dụ như thế. Đấy không phải là toàn bộ câu chuyện, đấy là lúc ông vẫn còn mê. Sau khi ông ấy quay trở lại động tiên thì là cõi phàm trần trong ông đã dứt rồi, ông bắt đầu hiểu ra được uyên nguyên của tất cả mọi chuyện là từ đâu. Hóa ra từ suốt những quãng thời gian ông ấy gặp Tiên, đến lúc thời gian ông quay trở về quê cũ, chỉ để nhằm bỏ một cái tâm, đấy là chấp trước vào giả tướng nhân gian. Thế đến lúc ông quay trở về ông bắt đầu nhận ra điều đấy, nên đến lúc ông ấy ra khỏi [chỗ] đấy để đi trở về nơi Tiên môn mà ông phát xuất ở Hoằng Sơn, thế là lúc mà đi qua người ta hỏi ông là: “Thế ông đi đâu? Mà chuyện như thế nào rồi?”, bởi vì chuyện của ông ấy rất nổi tiếng. Thế là ông ấy liền nói là “À ta trở về động đã phong kín rồi”. Thực ra cái động phong kín đấy nó chính là phong kín dành cho con người, không phải phong kín dành cho ông ấy.
Âm Dương Tiên sở dĩ xuất hiện hoàn toàn là để trợ giúp nhân vật đang được nói trong câu chuyện. Nhân vật được nói trong câu chuyện xét đến tận giờ có thể nói là vô danh, có thể nói là hữu danh. Dù vô danh hay hữu danh thì mọi người đều có một thắc mắc, đều có một giả định, đấy có phải là Nguyệt Quang hay không. Đó có thể là Nguyệt Quang. Cũng có thể Nguyệt Quang là cô bé kia chứ không phải người này, cũng có thể ngược lại.
Giả tướng nhân gian là một thứ gì đấy nó rất đặc biệt. Nói chuyện này đi, có hai người cùng uống một cốc nước, cái cốc nước đấy là do ai uống, nói là ai uống cũng đúng. Hãy cứ là Duy Hựu vậy.
Duy Hựu là một cái Tên, một Danh, và cũng là một Pháp hiệu. Tên là danh xưng của mệnh, dù là ở bề mặt. Chẳng hạn như lúc hồi bé, Nguyệt Quang nhận một cái tên là Bất Tranh. Bất Tranh chỉ là một Pháp hiệu để gần với Đạo thôi, Bất Tranh tức là từ nay sẽ theo Đạo, sẽ không làm trái với đặc tính Bất Tranh của Đạo. Đấy là sứ mệnh của Bất Tranh. Bất Tranh qua cái tên đấy rồi liền nhận lĩnh tên Nguyệt Quang. Nguyệt Quang tức là ánh sáng của Mặt Trăng, nó cũng có nghĩa là khai mở, là giác ngộ, là độ nhân. Đã nhận cái sứ mệnh độ nhân đấy rồi, mặt trăng ở trên cao kia, ánh trăng phải chiếu vào thế gian vào buổi tối, vào ban đêm. Ý nói từ đầu của Nguyệt Quang, khi nhận cái sứ mệnh đấy đã có nghĩa là: giáng thế. Cái sứ mệnh đầu tiên của Nguyệt Quang tức là giáng thế và độ nhân, chuyện đấy đã không thể thay đổi ngay từ đầu. Cái sứ mệnh của Duy Hựu cũng thế thôi.
Lại kể, sau khi Duy Hựu vừa ra khỏi cung đấy, gặp lại Dương Tiên. Dương Tiên bảo: “Đây là cha ngươi”. Duy Hựu hết sức xúc động. Thế nhưng lúc đấy trong lòng cậu rất hỗn độn. Duy Hựu không phải là người thường, bản thân đã trải qua sự tu luyện trong Tiên Môn Chính Phái, rồi lại cảm ngộ những ân nghĩa Sư Phụ. Trong suốt quá trình đấy cũng không thấy Duy Hựu thắc mắc về nguồn gốc. Thực ra những đứa trẻ được nhận nuôi từ bé và được gia nhập Tiên Môn từ bé nó không bị những nguồn gốc tra vấn. Người đã gần gũi [Tiên Môn] từ bé, họ không bị Tình làm lụy. Đấy chính là mấu chốt. Người nào không gắn được với sứ mệnh của mình sẽ không gạt bỏ được Tình .
Lúc đấy trong lòng Duy Hựu thật sự rất là hỗn loạn. Thế nhưng cái điều đầu tiên bật ra khỏi miệng Duy Hựu lại là: “Sư Phụ, Âm Tiên Sư Phụ đã phải đi mất rồi.” Duy Hựu thật sự rất xúc động, cực kì chấn động về sự vụ của Âm Tiên. Tất nhiên là trong lòng cậu có một phần nhỏ tình dành cho người cha kia. Tại sao lại có một phần nhỏ cái tình như thế, có thể nói là đứa bé chưa bỏ hết tình cũng đúng, nhưng cũng có thể nói là lời của Dương Tiên đã thiết lập một chút tình giữa Duy Hựu với người được gọi là cha mình, và được chỉ định là cha mình ở kia. Đoạn Dương Tiên nói: “Người đi thì đã đi rồi, ông ấy đã đi tức là nhất định phải đi, có cản cũng không cản nổi.” Lúc đấy Duy Hựu hết sức bàng hoàng, lại bàng hoàng thêm một lần nữa vì thấy Sư Phụ tuồng như đã biết và không động lòng với sự vụ Âm Tiên. Bởi vì đối với một đứa trẻ thấy một hành động thiêng liêng, hành động thiêng liêng đấy đã là một điều gì đấy cao lớn lắm rồi, hành động thiêng liêng đấy là một điều hết sức chấn động. Nếu điều thiêng liêng đấy không được thừa nhận, thì trên đời còn điều gì được thừa nhận đây?
Thực ra đây chính là một quan. Nếu như lúc đấy Duy Hựu lập tức vừa thấy cha mà nhận cha luôn, thế thì cái nghĩa cử cao cả, hành động cao cả của Sư Phụ Âm Tiên của Duy Hựu sẽ không còn là trọng tâm trong Duy Hựu nữa, vậy là Tình lớn hơn Sứ mệnh. Lúc đấy, trong một khoảnh khắc đấy, Dương Tiên có thể quyết định là thằng bé này không có tố chất, hoặc là không có tướng mệnh tốt, hoặc là không có số mệnh lớn nào cả. Bởi vì nếu như một bên là trải ngộ ân sư, một bên là kết nối với tình nhân gian mà Duy Hựu này lập tức đã lựa chọn cái tình nhân gian, đã bỏ qua cái ân điển sự vụ chấn động của sư môn, thế thì thật không có tư chất gì cả. Cho nên vừa thấy chuyện đấy xảy ra, Duy Hựu ứng xử đúng như là một người theo Đạo, đấy là Đạo thì quan trọng hơn cả. Là người tu Đạo thì đạo nghĩa sư môn là quan trọng hơn cả, là người tu Phật thì Pháp là hết thảy. Lại nói, ở quan này, Duy Hựu gần như đã vượt qua bài khảo nghiệm đấy một cách rất xuất sắc.
Tuy nhiên cái lời của Dương Tiên phải hiểu thế nào? Dương Tiên biết là Duy Hựu đã vượt qua khảo nghiệm của mình, đã vượt qua khỏi vấn đề mà Dương Tiên đặt ra, nhưng Dương Tiên buộc phải đặt ra vấn đề đấy, và sau khi ông đã thấy vượt qua vấn đề đấy rồi thì vấn đề tiếp theo sẽ là vấn đề khác. Ông liền nói là: “Việc qua thì đã trải qua rồi”, đấy chính là một lời nhắc nhở. Nó cũng chính là một lời thừa nhận là Duy Hựu đã vượt qua được quan thứ nhất. Bởi vì mọi việc trên đời diễn hóa, với người này là có cái ngẫu nhiên của mình, chẳng hạn như là lúc đấy Âm Tiên ông ấy là buộc phải làm thế, đấy là cái đối với cả ông ấy là ngẫu nhiên, nhưng đối với Đạo thì không ngẫu nhiên, đều có cái tất yếu, đều có cái sứ mệnh mà Đạo trao cho ông ấy. Đối với Duy Hựu thì cái việc Âm Tiên đi như thế cũng là không ngẫu nhiên. Bởi vì chuyện đấy cũng chính là để cho Duy Hựu phải chứng kiến. Đấy là chuyện Đạo đã sắp xếp, đã an bài cả rồi, đấy cũng chính là con đường của sư môn đã an bài cả rồi. Vị có thể an bài tất cả cao hơn, đấy không phải là chuyện bàn đến ở đây, nhưng chuyện đang nói đến ở đây chính là, dù sao đi nữa thì tất cả những chuyện xảy ra với Duy Hựu cũng là để Duy Hựu có thể tang cao trí huệ, hoàn thành sứ mệnh, bởi vì mỗi người đều có một sứ mệnh như thế, giống như lúc Duy Hựu nhận danh ở Long Địa Thăng Long.
Quay trở lại chuyện, lúc đấy thì trong lòng thằng bé hết sức là rấm rức. Bởi vì bây giờ thấy Sư Phụ của mình tức là Dương Tiên không hề cảm thương tí nào Sư PhÂm Tiên của mình, nhưng thằng bé lập tức là sau cái giây phút nó hơi bàng hoàng và hơi thất vọng đấy, bởi vì đấy chính là cái tình của thằng bé, cái tình khi không được đáp ứng thì sẽ thất vọng, đấy là lý như thế. Duy Hựu liền cúi đầu đáp là: “Con hiểu rồi Sư Phụ.” Đấy chính là mỗi người có một sứ mệnh, hoàn thành được chính là chỗ tốt lớn, con giữ chữ tình ở trong thể nào cũng có ngày tự hoại. Lúc đấy Dương Tiên hết sức hài lòng, nói: “Ngươi hiểu được Đạo lớn tất làm được việc lớn, kẻ chỉ hiểu được Đạo nhỏ tất chỉ có thể làm được việc nhỏ, có điều đừng lẫn lộn việc nhỏ với việc lớn, không nên lẫn lộn tình với sứ mệnh của ngươi.” Duy Hựu quỳ xuống: “Ân Sư Phụ con không dám quên.
Ngay lúc đấy Duy Hựu nhìn sang cái người được gọi là vua kia, thấy ông ấy trông rất hiền lành, người gầy gò, râu tóc bạc trắng, nhìn mình mỉm cười, khuôn mặt hết sức đẹp đẽ, không hiểu sao cho dù râu tóc bạc như thế mà khuôn mặt trông không già chút nào. Người kia liền nói với cả Duy Hựu là: “ Con có thể nhận ta không?” Lúc đấy trong lòng Duy Hựu cũng không biết nên nói gì, liền quay ra nhìn Dương Tiên. Thực ra trong một cử chỉ nhỏ mà Duy Hựu nhìn Dương Tiên, đây chính là tất cả những gì nói lên lòng kính Sư kính Pháp, lòng tôn trọng Đạo Lý của Duy Hựu, dường như là một điều gì nằm ở sẵn trong máu Duy Hựu rồi. Tại sao lại có sự việc đấy? Bởi vì nếu như đây là Sư Môn trao đến cho một cái sứ mệnh và ở trong nhân gian đã nhận lãnh một cái bối phận đấy, thì mọi chuyện đều chính là theo ý kiến của Sư Môn. Cái nhìn của Duy Hựu không phải là nghi ngờ Tiên Môn, mà cái nhìn của Duy Hựu tức là, thỉnh ý của Dương Tiên xem rốt cuộc là nên làm gì tiếp. Dương Tiên mỉm cười bảo Duy Hựu: “Ngươi cứ nhận ông ta đi, rồi tất biết cần phải làm gì tiếp theo.”
Nhưng đúng lúc Duy Hựu còn chưa biết nói gì, thì lúc đấy ở bên trong đã thấy tiếng tụng kinh gõ mõ, một người trông tiên phong đạo cốt bước vào, đấy chính là nhân vật được nhắc đến ở ngay trong phần trước, đấy chính là Bạch Vân Cư Sĩ. Ông ấy tiến vào, bên cạnh ông ấy còn có hai hàng các nhân vật trông tất thảy đều là Đạo sĩ cổ quái. Họ thực ra bước vào trong triều, bước vào cung điện vua, họ hoàn toàn không có một chút nào e ngại cả. Bởi vì lúc đấy vua nhà Lê thì cũng không còn quyền lực chính thống, bởi vì quyền lực nằm trong tay nhà Trịnh cả, người nào đại diện cho nhà Trịnh đã là lớn nhất rồi. Cư sĩ tiến vào ông ấy cười nói rằng: “Xin nhà vua giả đứa trẻ cho tôi. Thằng bé có thể làm loạn triều chính.”
Lúc đấy nhà vua ngồi trên ngai, mỉm cười nói là: “Con của ta hay không phải con của ta đều không thể làm loạn triều chính. Có ta ở đây ai có thể làm loạn?” Câu này của nhà vua chính là một lời thử đạo quân thần đối với vị Đạo sĩ, bởi vì nếu ông ấy nói ngược lại cái lời đấy thì chính là bất kính với nhà vua, và đấy chính là cái thế vị của nhà vua. Bởi vua là do Đạo Trời phân, thực ra là Trời cử, kẻ nào phủ nhận thì không đúng với Đạo. Cho nên một Đạo sĩ không thể chống lại chuyện ấy được, chính vì vậy ông ấy đã nói là “Có ta ở đây, làm sao loạn được.” Nếu như Đạo sĩ kia có ý muốn vũ nhục nhà vua thì không khác nào muốn vũ nhục Đạo, kẻ đấy tất là Đạo hạnh bao nhiêu năm cũng có thể trôi mất.
Bạch Vân Cư Sĩ chỉ mỉm cười nói: “Thần nhận lệnh đến đây, tất là phải đón đứa trẻ kia về, đều là về để phụng mệnh, bảo vệ Đế vương cả, xin Hoàng thượng cho tôi đón đứa bé đi lập tức.” Nhưng tất nhiên là nhà vua hết sức bối rối. Thực ra thì tình cảnh của nhà vua đang lưỡng nan, bởi vì quyền lực không còn ở tay mình, cái việc bắt người kia là chính đáng, hơn nữa ông không có bằng chứng nào gọi một đứa bé vừa được đưa vào đấy là con mình cả, thậm chí cái vấn đề giữa cha con họ là gì rất khó nói. Nhưng chính lúc mọi thứ đang còn bối rối thế, Duy Hựu lập tức đứng lên, chỉ thẳng vào mặt Bạch Vân Cư Sĩ nói là:
Ngươi hãm hại Sư Phụ ta, ta nhất định phải tiêu trừ ngươi.”
Mọi hành động của con người giống như một thái cực, hành động của Duy Hựu lúc đấy cũng giống như một thái cực như thế. Thái cực đấy chính là một nửa bên là tình, cái tình với Âm Tiên, sự trân trọng với Tiên Môn, một nửa bên còn lại chính là một cái sự rất là chân chính, đấy chính là một cái tình cảm mến Sư, một tình cảm kính môn, cái tình cảm đấy chỉ có riêng ở trong một người tham gia và cống hiến ở trong một môn phái. Lúc đấy thì với cái tinh thần mạnh mẽ đấy, Duy Hựu dám đứng lên chỉ mặt Bạch Vân Cư Sĩ. Nên nhớ, Duy Hựu đã chứng kiến đấy là thầy của mình là Âm Tiên dù quyền phép như thế mà cuối cùng đã bị Bạch Vân Cư Sĩ đọa như thế, những cái người kia là hết sức quyền năng. Thật ra trong lòng của Duy Hựu vốn đã có chút e sợ rồi. Chứng kiến Thầy của mình đã bị ai đấy mạt sát, đuổi bức, thì trong lòng vừa căm thù vừa e sợ  người đấy. Đấy cũng chính là một quan. Thế nên là cái hành động của Duy Hựu lúc đấy là cấp thiết để loại bỏ tất cả những tâm sợ hãi ở trong lòng.
Duy Hựu vừa chỉ được ra như thế thì Bạch Vân Cư Sĩ mỉm cười, ông ta liền đưa bàn tay lên trên, xong rồi lập tức dùng hai ngón tay hạ chỉ xuống Duy Hựu, một luồng ánh sáng xanh biếc chiếu vào Duy Hựu. Dương Tiên phất ống tay áo một cái, luồng ánh sáng xanh biếc ấy tan vào hư không. Bạch Vân Cư Sĩ biến sắc nhìn lại cái người vừa phất tan mất luồng chỉ của mình rồi bật thốt: “Là Ngài đấy chăng?” Dương Tiên mỉm cười: “Đã thấy nhan ta, nên lui đi.”
Bạch Vân Cư Sĩ lúc này ở trong một tình thế là vừa đối mặt, ở trước mặt Đế vương, vọng động đã làm phạm Đạo, lại vừa đối mặt với cả một bậc bề trên, địa vị của Âm Dương Tiên nếu nói ra nhiều người sẽ rất giật mình. Những người tu Tiên ở trong xứ đấy đều biết là, vị đấy là một trong những vị đứng đầu, là một vị hàng đầu, là một vị không thể mạo phạm. Theo một nghĩa nhất định, đấy là bối phận, là bề trên, là Thượng Tiên của họ. Vị Thượng Tiên có thể dùng các phương thức để ước chế bề dưới, thế nhưng họ không thể tùy tiện làm thế, bởi đấy cũng là nghịch Đạo. Chuyện xảy ra đối với Âm Tiên, họ cũng chỉ có thể tận dụng vào một chỗ là một tâm của Âm Tiên còn, họ không thể công kích trực tiếp vào Âm Tiên được. Bởi vì công kích vào bề trên là phạm thượng, lúc đấy là Đạo không dung được. Bởi vì kẻ nào mà xúc phạm sinh mệnh bên trên mình, kẻ đấy nhất định bị tận diệt. Đấy vừa là một Đạo lí nằm ở trong vũ trụ, vừa là có những vị quản điều đấy.
Lúc đấy Bạch Vân Cư Sĩ cảm thấy chuyện không ổn rồi, liền quay ra nhìn những người đi cùng. Tất cả các vị đi cùng khuôn mặt đều rất là trầm trọng. Nét mặt họ biểu hiện ra một khí thế rừng rực, đến mức mà sự tập trung của họ làm cho không gian xung quanh còn bị biến dạng. Nên nhớ là cho dù Duy Hựu tuổi đời bao nhiêu, nhưng Đạo hạnh so với các vị ấy thật là không thể sánh bằng. Lúc đấy Bạch Vân Cư Sĩ quay ra, ông ấy đành phải quyết định một chuyện. Bởi vì ông đã đến đây không thể về tay không được, nên nhớ là họ đã vào trong cung cấm, lại còn ngăn cản những sự giao tiếp của nhà vua, còn gây sự đến mức đấy, thực ra đường lui đã không còn rồi. Đấy chính là cái tình thế leo thang, việc cứ liên tục đẩy lên, không có đường lùi nào, cũng không thể bỏ phí công sức hôm đấy, đằng nào cũng đã mạo phạm Âm Tiên, đằng nào cũng đã mạo phạm đức vua, thậm chí sắp tới còn phải mạo phạm Dương Tiên nữa. Ông quay ra cười gằn nói với các vị đi sau là: “Hôm nay không dùng đến Vô Lương Chú thì nhất quyết không đưa được thằng bé về. Tai họa sau này xảy ra, chúng ta thật không chịu đựng nổi.”
Mỗi người đều có một sứ mệnh riêng, kể cả đám tà ma cũng có sứ mệnh. Nhưng cũng có những sứ mệnh ở ngay bên trong dòng Chính phái không hoàn toàn là tương phản với nhau, tức là không hoàn toàn đối nghịch với nhau, thế nhưng sứ mệnh này có thể triệt tiêu mất sứ mệnh khác. Họ đều vì một cái gì đấy. Ví dụ như có một số vị nhận thức Đạo lý là lúc đấy nhà Trịnh [đang] dương danh, quốc gia sẽ phát triển, dân tộc sẽ hài hòa, tiếp thu được cái lý mới. Còn có những vị cảm thấy là ai đã được Thiên Mệnh trao cho người đấy nhất quyết nên được giữ, cái dòng dõi nào mà đã nên phục hưng, tức là về mặt Đạo hợp Đạo hơn, thì dòng ấy nên được phục dựng, dạng như vậy. Có những người thì thấy rằng dòng chảy của Đạo có lên có xuống, vạn vật trong nhân gian đều là Đạo. Có những người thấy rằng nhất thiết phải vệ Đạo, bởi vì họ có sứ mệnh, có khả năng vệ Đạo, họ nhất định phải vệ Đạo. Việc của Âm Dương Tiên khác hẳn với việc của Bạch Vân Cư Sĩ. Bạch Vân Cư Sĩ thấy là, điều nên là điều đúng. Còn ở bên Âm Dương Tiên, điều gì đúng Đạo và củng cố giá trị của Đạo là điều đúng. Chỉ có thể nói ở đây là, đây chính là đều là an bài của Chính phái. Giống như suy nghĩ con người ta, suy nghĩ trước là chính, suy nghĩ sau cũng chính, nhưng lại có thể khác nhau khi bàn về cùng một vấn đề.
Lúc đấy khi Bạch Vân Cư Sĩ vừa dứt, tất cả những người kia đồng loạt, cả hơn mười người đều bay lên trên trời, bay lên bên trần của cung điện. Sau đó tất cả họ đều kết ấn và ngồi lơ lửng trên không. Cả một luồng chú đọc ra từ họ giống như trong không gian xuất hiện những lời chú xong rồi hình thành những đường nét như một lá bùa, ở trước mặt nhà vua và Duy Hựu và Dương Tiên. Dương Tiên biến sắc nói: “Vô Lượng Chú này các ngươi là dùng sinh mạng định đối đầu với ta chăng?” Ông liền chỉ xuống dưới đất, trên đất mọc ra một cây kiếm đâm thẳng lên trên trần nhà. Cây kiếm đấy vừa đâm đến trần nhà thì lập tức biến mất, cả một luồng những ánh sáng, hạt sáng li ti nhỏ rơi xuống và bắt đầu tạo thành một tấm khiên rất lớn, làm cho Đạo bùa do Vô Lượng Chú tụ thành ở kia không sao tiến vào được.
Lúc đấy áp lực lên rất lớn. Duy Hựu là một người tu luyện thì cảm thấy là áp lực lên trên tâm khí mạch của mình rất lớn. Thực ra thỉnh thoảng những cuộc đấu này vẫn xảy ra ngay giữa nhân gian, và người ta cảm nhận được là không gian giữa cái trường va đập đấy thường cực kỳ áp lực, khó thở. Tại sao như thế, là bởi vì thực ra con người ta có thể sống khi hít thở không khí không phải nhờ những cái chất bên trong không khí mà là nguyên khí tồn tại trong không khí, đúng hơn là trời đất tồn tại trong không khí. Đi theo đường phổi thì cho được can khí, đi theo đường tim thì cho được tâm khí, đi theo đường thận thì cho được thận khí. Đi theo đường phổi, cái khí phổi, cái can khí nó rất là quan trọng, bởi vì can khí này sẽ dung hòa tất cả những hợp chất cấu thành thân thể ở bề mặt và khiến cho các hợp chất có thể gắn chặt với nhau. Can khí mà đã mất thì các vật chất này sẽ thối rữa, sẽ bắt đầu hủy bỏ. Lúc đấy lại nói là cái áp lực của hai Đạo Chú nó làm cho can khí tức là hành Kim ở trong cơ thể con người nó bắt đầu bị lung lay. Bởi vì hành Kim bao giờ cũng là hành cứng nhất, giống như hình một mũi kiếm thế này, khi mà cái lực rất là mạnh thì hành Kim bắt đầu bị tổn thương, bị áp lực. Các hành khác có thể không báp lực, chẳng hạn như hành thận không báp lực, nhưng nhất định hành Kim sẽ thấy áp lực. Cho nên người ta khi gặp áp lực thường nói là thấy khó thở, tức ngực, theo đúng nghĩa là như thế. Cái áp lực này lớn đến mức mà Duy Hựu bị đẩy lùi về đằng sau. Nếu Duy Hựu mà còn bị đẩy lùi thì lúc đấy nhà vua đang ngồi trên ngai kia gương mặt tái mét đến nỗi mồ hôi đầm đìa, gương mặt gần như là đỏ bừng lên. Ông hết sức sợ hãi. Cho dù nhà vua có công phu hàm dưỡng lớn thế nhưng đối mặt với những trận chiến của Tiên Môn thì người thường gần như không chịu đựng nổi.
Dương Tiên đấu với Bạch Vân Cư Sĩ và hơn mười vị kia gần như bất phân thắng bại. Bởi vì Dương Tiên chính là thủ, ông ấy không muốn công kích, điều ông bảo vệ không phải là bản thân ông, mà là Đức Nhu hòa của Đạo, một đức tính Bất tranh. Còn cái lực lượng bên kia chỉ muốn thực hiện ý mình, đây là một cái Chân ý. Đây là pháp thuật Bất tranh gặp phải pháp lực của Chân ý, va chạm rất dữ dội. Thực ra khi một người Bất tranh va chạm với một người mang theo Chân ý ở đời, thì cái không khí giữa họ đều hết sức nặng nề. Những người này khi gặp nhau cũng cảm thấy là không thể hòa hợp, tạo nên một cái áp lực lớn như thế.
Lúc đấy Duy Hựu liền gọi Dương Tiên: “Sư Phụ, con không ổn rồi”, là bởi vì bây giáp lực quá lớn. Thực ra chính là Vô Lượng Chú nhằm vào những điều hạn chế, các vật chất mang theo chấp trước, những phần duyên nghiệp, nhằm vào Duy Hựu, cho nên tất cả những cái tỏa lực ra tuy không chạm được vào Dương Tiên nhưng lại có thể nhằm vào Duy Hựu. Đây chính là vấn đề của người tu luyện. Một người tu luyện ở trong một môn phái cũng thế, Sư Phụ có khả năng tiêu trừ tà ma, nhưng đệ tử thì không có. Sư Phụ chỉ có thể kêu gọi đệ tử hãy lý trí, hãy kiên định, hãy dùng Pháp lý ứng xử, hãy dùng những gì học được từ Tiên Môn mà ứng xử. Nhưng đệ tử có thể không làm được, bởi vì trong lúc hoảng loạn và cấp thời không có đủ cái lý trí minh bạch để làm điều đấy. Sư Phụ cũng không thể đỡ gánh thay cho đệ tử hết được, bởi vì mỗi quan phải vượt trong đời này, mỗi việc gặp được trên đời này đều không ngẫu nhiên, việc gì Sư Phụ [cũng] chống đỡ cho thì không thể. Sư Phụ có thể bảo trì ở trong một mức, có thể giúp cho người đấy được gia trì, nhưng người đấy nhất định phải tự vượt quan, đến cái lúc đấy áp lực lớn đấy cũng rất là lớn như thế.
Duy Hựu trong lòng rối bời, không thể có năng lực gì để mà nghĩ được xem nên làm gì. Bởi vì vừa trải qua chuyện Sư Phụ mất, lại đã đến chuyện kẻ thù đã giăng bẫy Sư Phụ đến, lại đối mặt với chuyện cha ruột ở kia. Trong [tâm thậm chí] là rối bời. Có hơn ba việc quan trọng này cùng nghĩ thì con người căn bản là không nghĩ gì được, cho nên Duy Hựu chỉ có thể bối rối thôi.
Dương Tiên lập tức nói là: “Vô Niệm Chú.” Đến lúc đấy Duy Hựu bừng tỉnh, nhớ lại Vô Niệm Chú: “Vô Niệm đối với Vô Lượng, ta nhất định có thể làm được.” Liền đặt tay ngồi xuống, nhưng liền khẽ nhìn lên bên trên người được gọi là Cha của mình, thì thấy ông ta mặt mày đã tái mét, hơi thở đã thoi thóp lắm. Duy Hựu liền cầm vào một tay ông ta, rồi đọc Vô Niệm Chú. Vô Niệm Chú giống như một vòng xoáy nhỏ, xuất hiện những vòng xoáy nhỏ ở bên trên thân của Duy Hựu. Sau đó bởi vì Duy Hựu đang cầm vào huyệt Thần Môn ở tay trái, Mệnh Môn nằm ở tay phải. Bởi vì Duy Hựu đang cầm nằm ở Thần Môn, cho nên tất cả chú đấy cũng theo Thần Môn mà lên não, tạo thành một bức tường cực lớn. Tuy nhiên là cái thân thể của vị vua kia cảm thấy ấm lên, thế là ông ta liền mở mắt ra nói khe khẽ: “Cảm ơn con.” Chỉ nói đến đấy thôi đã lập tức ngã người ra đằng sau ngai vàng và ngất đi tiếp, vì áp lực đấy vẫn quá lớn mà pháp lực của Duy Hựu không thể chống chọi nổi.
Nhưng tại sao lại là Vô Niệm? Là bởi vì trên đời này nếu sánh với Vô Lượng chỉ có thể là Vô Niệm. Phật Pháp vô lượng vô biên, ý chỉ đấy là Phật Pháp có khả năng khống chế tà ma. Sự vô lượng vô biên đấy chính là vô lượng vô biên với những đối tượng cần phải khống chế, còn những đối tượng đã thuận theo vô lượng vô biên thì còn gì để nói vô lượng vô biên? Đây chính là vấn đề. Còn mặt phía khác, Vô Niệm Chú thuộc về một hạt nhân của Vô Lượng Vô Biên. Vô Lượng và Vô Niệm giống như thái cực, khi bắt ghép với nhau thì cả hai trung hòa nhau và tạo thành một cái trường rất an lành và rộng lớn. Lại nói, lúc đấy cái chú Vô Lượng Chú mục đích của nó là dùng một vật chất cực lớn để phong tỏa, phong ấn, phong trấn, thậm chí tiêu diệt cái đứa trẻ kia.

Dương Tiên cau mày. Lại chính khi đó có ba vị đằng phong mà vào cung, tiên phong đạo cốt rực rỡ. Dương Tiên phất tay mạnh rồi lùi lại. Đám Bạch Vân Cư Sĩ cũng thu tay giải ấn hạ người xuống, đoạn vái chào: “Chưởng môn giá đáo”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.