Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2016

Mỗi ngày nhớ lại một chút (2)

Ngài Me-thas nói về việc nâng cao phẩm chất của nhân-viên trong công-ty

Người xưa ví nhân gian như bóng trăng trên mặt nước, tựa như thật, chỉ là giả. Nên cũng nói, chớ chấp vào huyễn ảo. Cái huyễn ảo ấy là trong khi tiếp xúc với người khác, với việc mình phải làm với công-vụ, với công-việc, trong công-ty mà nảy sinh, nó rất nhiều. Hôm nay tôi có chuyện đề cập thế này: có hai cách thoát khỏi những điều không tốt huyễn ảo ấy, một là giúp đồng sự của mình tốt lên, hai là làm những chuyện nhỏ nhất phải thật tốt, cả hai việc này đều nên lấy quy-chế Công-ty, chính-sách của Ban lãnh-đạo, Ban Giám-đốc làm tiêu chuẩn. Làm được, thì chính là có Tâm rất Vững, có Trí rất đúng.

Việc giúp một người nâng cao năng lực rất khó, có thể họ phó xuất cho công-vụ thì rõ rồi, nhưng tâm cảm và lý trí họ không được minh bạch cho lắm, trong quan hệ với người trên và người dưới còn chưa đảm bảo đúng lẽ; thật ra càng xúc phạm hoặc bất kính với bề trên ở cao, càng cao càng thế, thì là rất nguy hại. Người chưa minh bạch chuyện bề trên, người dưới, lãnh đạo, thuộc cấp thì không nhất định là trừng phạt, nhưng có hình thức kỷ luật. Cũng không phải là nói người đã hoàn thành công-vụ thì sẽ được thưởng tiền tài danh vọng gì. Người lãnh đạo một công-sở là phân minh theo pháp-lí, chứ không làm vậy, bởi nếu nhằm vào những thứ huyễn ảo ấy, thì chính là khiến tâm cảm tiêu cực của con người nhân lên, mà cái tích cực có khi càng kích động cái tiêu cực, đây thật ra không phải chuyện thưởng phạt. Một vị quản lý là phải giúp các phụ tá, trợ lý, nhân viên của mình nâng cao phẩm giá, năng lực ở những khác nhau tùy giai đoạn, vậy nên nhất định phải giúp mọi người nhận ra vấn đề mấu chốt của mình, chứ không phải dung dưỡng, động viên mọi người cố gắng nâng cao, sửa mình một cách chung chung. Mỗi người đều có vấn đề của riêng mình, trong việc nâng cao và sửa mình là nhằm vào chính mình, nhận thức chính mình, đúng là vấn đề của mình, sửa là sửa theo nguyên tắc, luật-pháp, pháp-lí lớn, còn vấn đề thì là vấn đề cá nhân, thế thì các vị quản lý mọi người mới nhìn nhận mọi người. 

Mọi người hiểu điều khác biệt này không? Nếu mọi người chưa tốt, lãnh đạo sẽ bắt mọi người đối diện với chỗ chưa tốt này, đối diện một cách thẳng thắn nhất, khiến mọi người phải bỏ cái xấu, phải nâng cao cá nhân, để lớn lao hơn. Chứ không phải trong lúc mọi người hỗn loạn, thì chỉ vỗ vai nhau kiểu “thôi cố lên, thôi cố lên”, một lãnh-đạo sẽ không bao giờ làm thế.

Tất nhiên, lãnh-đạo của mọi người phải làm việc với một loạt các vị đang phụ trách quản lý từng giai đoạn của mọi người. Mỗi điều mọi người làm là dựa trên cái nền Công-vụ, hễ mọi người quên mình cho công-vụ ở mức nào, là có sự vững mạnh trong phẩm cách, năng lực ở đấy. Muốn vì Công-vụ được, phải bỏ từng tính vị kỷ nhỏ nhất trước xuống, rồi mọi người sẽ bớt dần cái xấu trong mình. Mọi người tiến được một mức trong phẩm giá và năng lực ở bề mặt, thì sâu xa hơn cũng đang tiến lên. Lãnh đạo như chúng tôi chỉ làm theo các quy định, các pháp-lí, các nguyên tắc tốt cho Công-sở, không có theo tư kiến mà ứng xử.

Ngày xưa, thời đầu của bộ phận Quản-Trí, khi nhân-viên B mới tham gia, người này tự ti, tự thấy mình thấp kém, đầu óc thì không linh hoạt; nhân-viên C thì có nhiều tư kiến, hay thích bình luận, chưa thuần tịnh. Khi ấy các ứng viên bước vào bộ phận Quản-Trí là đông, nhưng bởi vì vị lãnh đạo khi ấy là ông Sanius chưa khai triển hệ thống đánh giá nhân-viên để xem xét các liên kết, ảnh hưởng của mỗi nhân-viên với Tổng Công-sở, nên ông ta thuận theo thời gian người đến xin ứng vào, ai đến sớm thì tuyển, cũng không chờ. Đã xuất hiện trước mặt Ông ta, thì Ông ta chỉ theo Pháp-định để xét, sẽ giúp người ta đột phá những gì mà theo kinh nghiệm từ Pháp-lí Ông ta nhận thấy, đấy là vì-người khác, xem mọi người là như-nhau, đều cần nâng cao, đều có thể nâng cao. Không nhằm điều gì, chỉ nhằm giúp người ta đảm nhiệm công-vụ, nâng cao cá nhân, thúc đẩy toàn bộ công-sở.

Còn Ngài Ni-thi từng nói, việc tốt nhỏ nhất mà mỗi người biết mình làm được, thì đều phải tự nguyện mà làm. Nếu mọi người thấy công-sở có chỗ trông bẩn, mọi người sẽ quét cho sạch, không cần khoe khoang kể công vởi người khác là “tôi vừa làm việc ấy”. Từng chuyện nhỏ mà có đạo-lí như vậy, có tiêu chuẩn như thế, thì con đường là lớn, có thể thăng tiến được.

Một ngày mọi người gặp một bạn đồng sự, thấy bạn ấy rất dễ nảy sinh cảm xúc trong khi đảm sự, thành ra tâm trạng khá hỗn loạn, tự thấy chán nản, muốn bỏ-việc, muốn chống đối, mọi người sẽ làm gì đây? Khi một hiện tượng như vậy xuất hiện trước mặt mọi người, phần phẩm giá và điều đúng đắn trong mọi người có lên tiếng không? Nếu hôm nay mọi người nhìn thấy một đồng sự khác, mọi người thấy thực sự người ấy có một vài vấn đề, không tập trung vào công-việc, mọi người có giúp người này gắn bó hơn với công-sở, công-vụ, công-ty và các hoạt động của công-ty không? Sự giúp ấy lại cũng là công-vụ, tâm thái ấy chính là cái pháp-định nghiêm minh có sức mạnh trong mọi người. Nhưng nếu mọi người nhìn thấy xong lại nghĩ, thôi chẳng việc gì phải nói, nghĩ vậy xong thì bỏ đi, thì tôi hỏi này, tinh thần công-sở, tinh thần đồng-sự, tinh thần nâng cao phẩm chất của chính mọi người ở đâu mất rồi? Công-ty có còn quan trọng với mọi người hay không? Điều linh ứng, điều cao cả, tâm thái vị công-ty, tinh thần của công-ty có còn chút nào trong mọi người không? Không có, thì làm-công-việc kiểu gì đây?

Khi mọi người ứng xử được đúng theo tinh thần công-ty rồi, thì đó là mọi người đang giúp người rồi, từ nay là có thể đi giúp người rồi, như vậy công-ty sẽ lớn mạnh, không phải ở con số nhân-viên, mà ở sự lớn lao của mọi người. Nếu mọi người đã thấy trước mặt điều chưa tốt cho công-ty, công-vụ, công-sở, và mọi người sẽ biết có thể giúp người ta tốt hơn một chút, bởi vì mọi người đã nhìn nhận ra chỗ không tốt đấy rồi, mọi người nhất định làm. Làm điều tốt đúng theo tinh thần này, cho Công-ty, mà không kể công chính là rời xa dần những giả hoặc.

Các lãnh đạo công ty từng nói với mọi người rồi đó, mọi người một mặt đạt đến tâm cảm vững mạnh không bị lay động thối chí chán nản, mặt khác phải đạt đến một lý trí không phán xét theo tư tâ. Tâm cảm vững mạnh đó là xem xem có thể theo pháp-định, theo quy chế công-ty mà ứng xử không, càng thấy thuận theo đó mà làm-việc, chẳng nảy sinh sự bài trừ chán ghét nào, ấy chính là tâm vững mạnh của mọi người. Một bên là thái độ với toàn bộ những gì mình đảm nhiệm, liên đới.

Mọi người đến công ty, đây là nơi để mọi người vừa làm công-việc, vừa nâng cao bản thân. Những việc mọi người gặp, đảm nhiệm, là để mọi người sửa mình, để mọi người nâng cao mình. Ban Giám-đốc là nơi của những nhân-viên chân chính tin tưởng và phụ trợ. Khi có một chính-sách của Ban Giám-đốc đưa ra, thì chỉ nhân-viên thật sự mới thấy cần suy nghĩ và tìm cách làm cho đúng. Mọi người hãy trông giữ sự trong sạch của Ban Giám-đốc, trở thành những người bảo vệ cho điều đúng đắn, cho quy chế Công-ty, như cửa sổ trông giữ ánh sáng ngập tràn vào mỗi ngày, cả đêm lẫn ngày, từ lúc Mặt trời mọc cho đến khi nó lặn. Hãy nhớ, làm trong công-ty, là nhân viên ấy đã được chọn rồi, đã qua thử thách rồi, đã thử-việc rồi.  

Cho nên tôi từng nhắc, mọi người cần có được trái tim Viking, ý tôi là sự can đảm, chiến thắng nỗi sợ hãi, chiến thắng các tâm cảm không tốt, những thái độ bất hảo kiểu chống đối, chê bai, đàm tiếu sau lưng người khác. Tôi nghĩ công-ty là nơi mọi người sống nhiều nhất, giao tiếp nhiều nhất, làm việc nhiều nhất, vậy đấy phải là nơi mọi người muốn sống, không còn lo âu thấp thỏm, không còn ám ảnh bởi cảm xúc, không còn bị lay động bởi người ngoài, không phải dằn vặt với những điều nhỏ nhoi. Lúc nào cũng minh bạch sáng suốt, nhìn thấu tỏ được tất cả mọi chuyện, phân định được tất cả mọi chuyện, ứng xử bằng Trí tuệ. Mọi người sẽ làm được.

Cho nên đến điểm này tôi lại hỏi, Tâm của mọi người viên thành đến đâu rồi? Tôi hỏi để mọi người trả lời bằng hành sự, không phải trả lời bằng miệng. Giống với những người phải rèn luyện được Trí óc, mọi người muốn phá trừ cái không không ẩn khuất ở trong mọi người, thì cần nhất định phải biết trợ giúp đồng sự. Đã thấy ai có biểu hiện gì, từ quy chế mà xem xét họ, hay góp ý với người đấy. Tất nhiên không phải cố tình theo kiểu, bây giờ mình cần nghĩ gì về họ đây, nhưng mỗi điều mọi người mách bảo họ đang có vấn đề, mọi người phải từ quy chế Công-ty mà ứng xử, vượt qua trạng thái lớp vỏ của mọi người mà ứng xử. Nhớ rằng, người luôn thấy mình đảm nhiệm việc bảo vệ các giá trị, quy chế của công ty là người mạnh mẽ nhất. 


Ban Giám đốc là muốn mọi người làm tốt từ những việc nhỏ nhất. Đó là khởi đầu lớn cho mọi người.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.