Như đợt trước, lòng anh khắc khoải, thấy bế tắc vô cùng. Muốn đem Chân Kinh cho thương sinh, thương sinh lại sinh lòng oán đố. Vì sao vậy? Thương sinh chỉ muốn cái thuận cho mình, hợp với tư tâm, mà chẳng hấp thụ nổi điều cao quý, chí lí, hạnh phước. Nghe ngụy kinh thì khỏi phải chân tu, nên thương sinh lấy làm an hòa thích thú. Đi ngủ không lo viên mãn, đi làm không lo phẩm giá, đi ra không nghĩ chuyện tâm tính, đi vào không cần phải trang nghiêm.
Đó là hạng gì? Thích giận thì giận, thích ghét thì ghét, tư tâm tư tình mặc nhiên phát tác, bất quản trên dưới, không có trước sau. Lòng dạ chúng ẽo ợt.
Lại là hạng gì? Có điều để đố kị thì hết sức thị phi, lời qua tiếng lại, muốn đem độc ác mà đày đọa người khác, hả hê như răng tanh thấm máu, lời nói độc địa mà tự thấy thỏa lòng. Tâm trí chúng bại hoại.
Hạng ẽo ợt, bại hoại đó, anh gặp chẳng phải ít. Chúng có muôn hình muôn lốt, tưởng rằng nhổ nước bọt vào kinh sách, đem lời Phật ra thiêu đốt thì được uy đức cho thân mình, thật là vô minh, si ngốc. Thân xác bùn đất, xương máu bẩn thỉu của chúng đều đau đớn mà tã nát thành tro bụi.
Chúng sợ hãi lắm, thường kiếm cớ nhìn vào tượng Phật, để chắc rằng Phật chỉ là tượng. Chúng đọc lời Phật, để thấy Phật chỉ là lời.
Không biết rằng Ơn Trên oai nghiêm, chưa hề bất minh bất bạch với chúng.
Lại làm anh nhớ đến lời của A Nan trong Kinh Dược Sư:
A-nan bạch rằng: “Bạch đấng Thế Tôn
đức độ cao vời, đối với các kinh điển mà
Như Lai thuyết con chẳng hề sanh lòng
nghi hoặc. Vì sao vậy? Tất cả nghiệp thân,
miệng, ý của đấng Như Lai, không có gì là
không thanh tịnh."
“Thế Tôn! Hai vầng nhật nguyệt kia có
thể làm cho rơi rụng xuống. Núi chúa Diệu
Cao có thể làm cho nghiêng ngã. Nhưng
những lời chư Phật dạy không hề sai khác."
Còn em thì sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.