Thần Xanh Đỏ chợt hỏi: "Ngươi hiểu gì về
Chân?". Nguyệt Quang cúi đầu suy nghĩ, đoạn nói:
"Tôn sư, trước
kia con hiểu Chân là điều Thật. Nay con biết Chân là tầng tầng lớp lớp sự tồn tại của sinh mệnh, pháp lý, thời không vô tận vô
biên không thể
nghĩ bàn. Trong đó lại có sự kết nối giữa các sinh mệnh tầng tầng lớp lớp, theo các phương lý đồng nhất nhưng khác dạng. Thưa tôn sư, Chân là làm đúng như Mệnh, nhưng người ta khi chưa biết cái thực là Mệnh, chỉ có thể
chiểu theo Đạo mà hành. Tuy vậy chưa biết cái thực là Mệnh, làm sao biết cái thực là Đạo, đó là chỗ khó lớn
của người tu luyện. Vì lẽ ấy, trước
hết là đừng làm điều mà dục
vọng hay quan niệm nhân gian xúi bẩy, sau đó nhìn nhận lại tất thảy những điều ấy, lại chiểu theo sự vận hóa đúng của những nhân tố ước chế được
dục vọng hay phàm niệm mà nhận thức, dần dần biến cải những sinh mệnh
trong mình theo những nhân tố ấy, đó chính là vô vi mà ngộ được Đạo, sự vô vi ấy là để nhận thấy điều Đúng. Để xâm nhập vào sâu trong thân mệnh của mình, lại cần đến
các thần thông, công năng, phương thuật. Đó là lý do trong Huyền môn dạy Huyền thuật, Huyền thuật ấy chính là thực tướng
của Vô vi, lại chính là nội hàm của
Huyền môn (cửa dẫn vào cõi Huyền)".
Thần Xanh Đỏ nhìn thẳng vào mắt
Nguyệt Quang, đoạn cười nói: "Ngươi nhắc lại sở ngộ của mình rằng trước
kia nghĩ Chân là điều Thật, ta thấy đó là khiếm khuyết. Ở bề mặt Chân là điều Thật, có điều
hãy nhớ điều Thật với mỗi người là sự
thật ở trong mình, không phải sự thật về người khác. Vì thế ta nói với ngươi rằng, Chân là Mệnh, đó chính là để nói Chân là điều đúng về chính
mình, lại
chính là sở đắc về Mệnh của chính mình. Nhân thế chỉ biết đến nhân-gian, thì chỉ hiểu được
Chân là Sự Thật mà họ biết tới, lại chiểu theo sự thật đó mà hành sự. Nhưng họ có sự
thật nào ngoài sự thật mà Phàm trí nhận thức được? Vì lẽ đó chiểu theo sự thật mà hành sự, chính là chiểu theo nhận thức của họ mà hành sự. Mắt ngươi lại khẽ động, con ngươi lại hơi hướng ra ngoài, chứng tỏ quan niệm của ngươi lại sắp phát tác, là ngươi đang thắc mắc tại sao ta lại bàn đến
nhân gian phải chăng, lại tại sao ta nói ngươi khiếm khuyết chăng? Hãy nhớ rằng trí phát tán và tâm bảo trì sẽ
khiến ánh mắt thu lại, tinh hoa nội
liễm. Là vì mắt do tim quản, tim
do Âm khí bồi dựng. Lại nói với ngươi rằng, kẻ làm
theo điều
Chân, tất không làm điều thừa, mà mọi
lời nói ý thức cử chỉ đều chính xác phi thường, sự chính xác ấy lại tùy thuộc vào sự luyện tập thân-tâm-ý mà có được. Ngươi hiểu điều đó chứ?".
Nguyệt Quang mỉm cười đáp: "Tôn sư, con đã hiểu cái lý ấy. Con muốn trình bày xưa và nay của mình vào lúc này không phải là do muốn lý giải Đạo, mà là bởi trong con còn có phần muốn thể hiện, còn có chấp vào
hình tướng.
Tim con khiến Tâm không bảo trì được toàn vẹn,
khiến mắt con dễ phát tác tạp niệm, là vì con còn chấp vào Tình và hình tướng. Kẻ vừa chấp vào tình và hình tướng, phải chăng là còn háo danh, nếu vậy con thấy mình thật đáng thất vọng, khác nào đang phỉ báng sư môn". Thần Xanh Đỏ nghiêm giọng: "Tiểu tử, ngươi hãy biết ước
chế các chủng tâm của mình. Ngươi nếu thực biết tâm ý ngươi có chỗ khiếm khuyết, thì phải dựa vào việc ước chế các tâm ấy làm điều Chân của
ngươi, chớ dựa vào sự dằn-vặt hay lời nói. Ngươi hãy biết rằng kẻ lấy điều dằn vặt làm cao thượng, thì
cũng không khác gì kẻ hèn hạ. Người thực tu lấy ân hận là nền
tảng để sửa đổi, đó là chỗ lớn của Trí. Kẻ
nhân gian lấy tình tiết ra từ ân hận ám ảnh thù oán làm chỗ phóng túng phát tác, đó là chỗ nhỏ của nhân-tâm". Nguyệt Quang nghe lời ấy, trong khoảnh khắc thấy
tinh thần sáng lạn, mục quang sáng mà không kiêu, da dẻ bỗng chốc tươi mà khoe, vẻ mặt đẹp
nhưng thanh tịnh. Đoạn thưa rằng:
"Tôn sư, Tim thuộc về Hỏa, Thận thuộc về
Thủy, Gan thuộc về Mộc, Phổi thuộc về Kim. Phải chăng ước chế mỗi chủng ấy lại cần đến một chủng thần thông?".
Thần Xanh Đỏ bật cười: "Khá lắm
tiểu tử, ngươi bảo trì được Tâm, nhờ thế mà khiến lời dạy dỗ của tôn sư được trí tiếp
nhận trọn vẹn, lập tức khiến ngươi
ngộ
ra điều ta muốn nói, lại khiến hình thể ngươi
biến đổi, thành tựu thật phi thường.
Này tiểu tử, trong mệnh người ta có một
chủng được lưu trữ qua nhiều kiếp, ấy là nghi tâm, còn gọi là Âm Hại. Sinh mệnh trong tam giới này, kiếp nào cũng có nhận tổn-hại, hễ bị thương-tổn, lập tức sinh ra sợ hãi và thù hận, đó là hai tính phản với Đức, cũng là thái cực của vật chất Âm Hại. Sợ hãi và thù hận thường
truyền vào Tim, Thận, Gan, Phổi. Âm hại vào tim thì khiến người
ta khó chịu mà muốn ghét bỏ. Âm hại vào Thận thì khiến người ta tiêu cực
mà nghi ngờ, phát sinh ác niệm với người khác. Âm hại vào
Gan khiến
người ta đố kị mà muốn
trừ bỏ người khác. Âm hại vào Phổi khiến người
ta tranh đấu với người khác. Con có rõ cái lý ấy không?". Nguyệt Quang nghe vậy, im lặng cúi đầu, đoạn
nói: "Con biết điều nghe thấy không phải là Ngộ. Xin tôn sư cho con được Ngộ". Thần Xanh Đỏ
lại bật cười. Tiếng cười hóa thành một bông
sen màu vàng kim bao quanh người Nguyệt Quang, lại phát ra cửu sáng minh quang, chiếu thẳng thành một cột sáng
lên bầu
trời.
Nguyệt Quang còn chưa kịp nghĩ đã thấy mình
rơi vào một
không gian đầy bùn đất và mùi tanh hôi, thân thể bị trói chặt. Lại thấy những người đủ
loại đến chửi rủa, đánh đập, lại có yêu ma các chủng đến đòi ăn thịt, chúng lại cắt từng miếng thịt trên người chàng,
đau đớn
khôn tả. Chàng nghĩ: "Đây là ảo cảnh, sự đau đớn này là trả nghiệp, là để
thân thể ta tích lấy sự trường
cửu". Trong tu luyện, một niệm là phân Thiện-Ác. Nếu khổ đau hơn mà Nguyệt Quang vẫn giữ được niệm ấy, thì tính là chân-Ngộ. Nếu giữa chừng lại xuất sinh oán niệm, thì niệm
ấy chính lại biến thành một dạng nhân gian: trong mê khổ lại mong tin vào điều thần diệu. Sự tu luyện chính là phức tạp như thế,
nên ở cao tầng không căn cứ vào lời
nói hay ý niệm nhất thời, mà phải xem niệm đó có đủ năng lực dẫn đạo
người ta hay không. Lúc nói thì nhiệt huyết, lúc làm thì tiêu tán, sau đó lại dằn vặt, rồi lại ăn năn không thể làm theo Chân-Đạo, thì chính là tính rằng đó là biểu hiện nhân gian, không quá quan được. Lại chính là vì trong tu luyện thì Tâm THân Ý thực sự là như nhất, nên
người
nào xuất một niệm, phải xem có hành được niệm ấy không, đó mới tính
là một
niệm ấy thực là Ngộ. Kẻ có Phật tính còn phải xem có muốn tu thực hay không, bước vào tu xem có theo chỉ đạo
của Pháp môn mà hành sự hay không. Tâm-Thân-Ý là một, đạt đến điểm đó thì là Mệnh cũng đang chuyển hóa. Thật khó
trong vài lời
mà nói rõ sự ấy.
Cứ như vậy suốt nhiều ngày, chừng như chàng không chịu được
nữa, bỗng có người nữ đến cắt dây trói, đoạn nói với
Nguyệt Quang, "Đi đi, dựa vào vai thiếp". Nguyệt Quang khi ấy tinh thần tỉnh
táo, nhưng thân thể đã đau đớn tan nát, không biết gì hơn, liền vịn vai người
nữa mà đi. Đi được nửa ngày đường, đến
một làng nọ, người ấy hất Nguyệt Quang ra hét lớn, "Dâm tặc,
xin cứu với". Nguyệt Quang thấy ở đâu vô số người, ai cũng trông hết sức tử tế, cùng hô vang lên: "Giết tên dâm tặc, gửi nó lên quan". Nguyệt Quang thở dài nghĩ: "A, con người thật dễ kích động, chưa cần biết đúng sai đã có thể chửi rủa sao, vậy mà hình dạng của họ tốt đẹp thế kia". Vừa có một niệm ấy, Nguyệt Quang thấy thân thể đau đớn vô
cùng, hết
sức thực tại, tâm không bảo trì nổi nữa, trí vẫn
phát tán. Chàng lại bật ra một niệm:
"Nếu ta thoát cảnh này, lật bàn tay chúng phải trả giá đấy
chăng". Lại kể, thiếu nữ kia nhìn Nguyệt Quang, mắt sợ hãi vô cùng, đoạn lập cập nói: "Ngươi… Ta cứu ngươi, vậy mà ngươi lại,… thật đê tiện".
Nguyệt Quang không nói được lời nào, thấy cả trẻ con cũng đến ném
phân tro vào mình. Đám người đó giải Nguyệt Quang đến
một sân lớn. Chàng bị đặt ở đó nhiều ngày,
đói khát, lở
loét, lúc nào cũng có người đến lăng mạ chàng,
họ lăng mạ xong lại nhắc rằng đạo đức
thật suy đồi mới có loại như chàng xuất hiện. Nguyệt Quang thấy tâm lý chấn động
vô cùng, nhưng không thể thốt ra lời nào. Lại
có một đại hán to cao đến xách Nguyệt Quang lên, nhổ vào mặt, rồi quăng lên một giàn gỗ,
nói rằng: "Thứ cặn bã vô luân, ngươi nên chết đi. Trên đời này, ta hận nhất là kẻ dâm ô xảo trá". Nguyệt Quang thấy nội tạng như bể nát, lại không
kìm nổi
mà xuất một niệm: "Ta làm sao để thanh minh đây, ta lại không thể cất lời. Những kẻ này miệng nói
chân chính, hành sự hồ đồ,
không cần biết phải trái đúng sai, nhân gian thật đáng hận". Niệm ấy vừa xuất ra, tim thận gan
phổi lại càng đau nhói, như ngàn
kim đâm không dứt,
dường như máu chảy từ trong từng nội tạng, không thể nào chịu thấu. Nguyệt Quang toát mồ hôi, bỗng thấy xa xa có một bóng người đứng khuất sau gốc cây. Trong khoảnh khắc ấy lại thấy rõ đấy là sư bá Từ Thức. Liền thấy một tiếng nói vang trong đầu mình: "Hài tử dại dột, ngươi định lấy oán hận đáp lại tổn thương sao? Hai điều đó thì khác gì nhau? Ngươi sợ chăng? Nếu thật là không
sợ
thì có thù hận không? Tim gan phổi thận của ngươi là cửa tích lũy lại mọi nỗi thù hận
sợ hãi ngươi có biết không?".
Nguyệt Quang nghe vậy như bừng tỉnh. Liền nhắm mắt lại, giữ cho tâm bảo trì, trí phát tán, rồi đi sâu vào tim thận gan phổi của mình. Chàng thấy trong tim toàn hình ảnh mình đang uất ức tìm cách đáp trả người
khác, trong thận toàn hình ảnh mình đang suy nghĩ giết hại trả thù, trong gan toàn hình ảnh những kẻ đền tội máu me bị đánh
đập
xuất hiện, trong phổi toàn cảnh tự tay mình trả hận, khiến những kẻ gây tội quỳ xuống van xin. Đi một lượt
như vậy, chàng bất giác thở dài: "Ah, ta thù hận và sợ hãi vì tổn hại Thân
thì ít, mà tổn
hại về Danh thì nhiều. Làm sao có thể ước chế được
các chủng này đây". Thực ra ngay lúc ấy, chính là Nguyệt Quang đang quá quan phần lớn rồi, vì lúc đó chàng không bị những cảnh trả hận báo thù kia kích động, lại qua chỗ trí huệ mà hiểu được chấp trước,
lại chỉ nghĩ đến cách ước chế mình mà không nghĩ gì về những hoạn nạn mình phải gánh chịu. Lúc đó
bỗng
thấy Từ Thức xuất hiện bên trong, cười bảo rằng: "Này hài tử, tim cần Phong, thận cần
Bế, Gan cần Tỏa, Phổi cần Tuyệt. Phong là bao kín lại không để hở, Bế là đóng chặt lại không để phát triển, Tỏa là khóa lại không cho vọng động, Tuyệt là cắt đứt
không để phục hồi. Này hài tử, ngươi có hiểu bốn chủng thần thông Phong-Bế-Tỏa-Tuyệt ấy không?".
Nguyệt Quang chắp tay đáp: "Con đội ơn Sư bá đã gia trì giúp đỡ. Chỉ riêng việc thấy Sư bá đã khiến tâm con định lại, trí con sáng ra, khiến con có thể
nghĩ biết mà không quá nghi ngờ, con biết điều sai lệch một phần Sư bá đã gánh hộ con đấy rồi. Thưa Sư bá, phải chăng Phong-Bế-Tỏa-Tuyệt thực chất là một dạng Trí-Huệ. Tôn sư dạy con rằng Âm hại vào tim thì khiến người
ta khó chịu mà muốn ghét bỏ. Âm hại vào Thận thì khiến người ta tiêu cực
mà nghi ngờ, phát sinh ác niệm với người khác. Âm hại vào
Gan khiến
người ta đố kị mà muốn
trừ bỏ người khác. Âm hại vào Phổi khiến người
ta tranh đấu với người khác. Như vậy Phong là dùng Trí mà minh giải sự ghét bỏ
khó chịu, Bế là dùng trí mà ngăn chặn ác niệm nghi ngờ, Tỏa là dùng Trí mà khóa chặt đố kị, Tuyệt là dùng trí mà đoạn dứt tranh đấu". "Ngộ hay lắm, nói ta nghe, vì sao không dùng Chân Tâm, lại dùng Trí huệ?". "Thưa Sư bá, dùng Âm-Hại là do thương-tổn trong tâm trí mà sinh ra, đều là Âm chất, tồn trữ vô hình trong thân tâm ý. Chỉ có thể dùng Âm chất tinh hoa là trí huệ, nhìn nhận chúng mà Phong-Bế-Tỏa-Tuyệt chúng". Từ Thức cười nghiêng ngả: "Này hài tử, đó gọi là Vô-Tâm".
"Vô-Tâm". Nguyệt Quang xuất một niệm ấy,
liền liên tục niệm Phong-Bế-Tỏa-Tuyệt,
dùng niệm lực kiên định mà ước
chế Tim Thận Gan Phổi, giải thể ước
chế từng hình ảnh, từng ảo ảnh đau khổ uất hận nghi ngờ đố kị tranh đấu trong Thân Mệnh.
Chàng cứ theo Niệm ấy mà diễn hóa, lúc thì thân thể hóa thành con rồng trắng, lúc lại
biến thành sen xanh, lúc là kim
quang chiếu
tỏa khắp, lúc lại là thanh âm trong như tiếng Đại hồng chung vang vọng.Những hư ảnh Âm hại
nhiều như cát trên sa mạc, mà việc chàng liễu giải thanh trừ lại như nhặt
từng hạt cát hóa nó thành ánh
sáng. Cho đến
lúc sa mạc hóa thành một biển sáng mênh mông, khi ấy chàng thấy mình
chìm vào một
mặt trời rực rỡ, kim quang chói lọi. Đột nhiên có người vỗ đầu
chàng, mở mắt ra đã thấy Thần Xanh Đỏ cười hài lòng. Nguyệt Quang bật dậy, đoạn quỳ xuống đập đầu
ba tiếng. Thần Xanh Đỏ cười nói: "Ta không nhận đệ tử bằng cái đập đầu, ngươi giữ lại cho ngươi đi". Nguyệt Quang đáp: "Tôn sư đã biết Sư bá sẽ giúp
con, chính là muốn
Sư bá hỗ trợ sư-môn, Sư bá giúp con trừ bỏ Âm Hại, chính Sư bá phải trừ bỏ tận tuyệt Âm Hại, phải vậy chăng?".
Thần Xanh Đỏ hô lớn: "Sư đệ
nghe thằng bé nói rồi chứ". Đoạn Từ Thức bay từ đỉnh núi xuống, ôm lấy Thần
Xanh Đỏ cười lớn: "Huynh thật khéo an bài, chắc một niệm lo lắng
của đệ cũng không giấu nổi huynh". Thần
Xanh Đỏ lại quay sang Nguyệt Quang: "Tuy vậy về sau ngươi chớ bình luận chuyện sư môn, kẻ dưới đàm luận bề trên chính là khởi đầu
của loạn, nay tốt mai sẽ thành xấu, đó là một phần thuộc về Chân". Nguyệt Quang mỉm cười ngồi xuống kết ấn, lại chờ Thất Tử quan còn lại.
Nhật nguyệt hợp bích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.