1. Có người đọc xong các hiện tượng tâm lí đô thị, bảo anh rằng thật dễ hiểu quá, đọc xong không còn gì để nghĩ nhiều. Dĩ nhiên rồi, người ấy sống trong đô thị đã quen, có gì để mà thấy đâu. Như có người miệng thoăn thoắt rằng, đời là bến mê, người là vô minh, thuộc thập thành kinh sách. Nhưng vẫn vô minh, vẫn trong mê. Đám giả tu đó hoặc những kẻ tưởng-mình-biết ấy nào có Ngộ đâu, chỉ chăm lo vui thú sự mình giữa nhân gian ấy thôi. Người thấu hiểu tâm lí và không sa vào tâm cảm, đó là người làm anh vừa lòng.
2. Những kẻ tự tôn cũng đáng thương như đám tự ti. Đều vật lộn trong khiếm khuyết lẫn ảo tưởng về mình. Anh rất khinh những kẻ tự ti, hệt như thấy đáng cười những kẻ tự tôn. Kẻ tự ti thì lại làm ẩu loạn mà lấp tự ti của mình, hoặc theo một tôn giáo hoặc phép tu nào đó rồi nấp trốn trong đó. Kẻ tự tôn thì tưởng mình ghê gớm lắm, hóa ra cũng chỉ là cáo mượn oai hùm, vay danh Thần Phật hoặc tiền quyền (mà chúng có phân biệt đâu). Anh có một cô học trò nhỏ, chẳng tự ti về cái mình có, cũng chẳng tự tôn cái mình có. Cô ta đi như ánh trăng giữa nhân gian, thần khí như tiên hạ phàm. Dẫu lòng còn canh cánh nhiều chuyện trước sức ép nhân gian, nhưng nhân gian chẳng bám được nó nữa rồi. Ấy là người làm anh vừa lòng.
3. Anh thường nói rằng kẻ dưới đừng bàn chuyện trên, vì chúng có hiểu cái trên đâu. Có điều đó vẫn là cách chúng phát tác nhân gian trong mình. Vì tâm cảm nào chúng thích bàn chuyện trên, nói đến Thần Phật như vậy? Không sửa được mình thì thôi, đừng lấy Thần Phật nào làm cớ, càng nghe càng đáng xem thường, thật là mạt hạng ti tiện. Người bước vào chỗ gọi là tu luyện ấy còn chưa đủ 5 năm, Ngũ Trí còn chưa đọc hết 10 lần, thì nhét vào đầu người ta Thần này Phật nọ làm gì? Định thị uy hay ra oai? Nhân danh cái gì? Anh có biết một người nọ, chuyện tu luyện để trong lòng, thành kính đọc kinh Phật, âm thầm chỉnh sửa cá nhân, làm tốt mọi việc ở đời, giữ vẹn đạo nghĩa mà không sa vào toan tính. Chắc chắn người ấy làm anh vừa lòng.
4. Bản tính con người, đáng xấu hổ là tính thích can dự chuyện người khác. Đáng xấu hổ hơn là mượn cớ bảo thủ cực đoan vào tính cách của mình mà không biết tôn trọng người khác. Đáng chê trách nhất là vì nó mà gây hại cho người khác. Nên kẻ nào không biết tôn trọng người khác, thì đừng mong người ta tôn trọng mình, càng đừng mong ai trên đời thương cảm mình. Kẻ đó sống thì sống, chết đi cũng không ai thương. Kẻ nào thích can dự chuyện người chỉ vì rảnh quá, thì thật sống quá uổng phí, thà nhường cái mạng đó cho người tử tế còn hơn. Còn kẻ nào chuyên gây hại cho người khác, thì thà đừng sinh ra. Anh sống ở đời, cần thay đổi thì thay đổi, cần sửa thì sửa, không vì mình mà hại người, không vì người mà hại người khác, cái gì làm tốt được cho lợi ích chung, nhất định nên làm, cái gì chỉ tốt cho mình thì không để dây dưa đụng chạm vào người khác. Anh thật thấy vừa lòng về mình.
Phẫn Nộ Đại Tôn Giả
Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017
Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017
Phân định
1. Ngũ trí phải thập-phần thập-bận mài đi mài lại mới tinh thông. Người không làm đủ thì là không làm đủ. Không đủ thì không viên-thành được. Không viên thành được thì không đột phá được.
2. Kìa, anh ngửa mặt nhìn Trời thấy thời đã đến. Đất mở ra rồi, Trời cũng mở ra rồi. Có Bảy vị Diêm vương lên triều bái. Cũng có Bảy Thiên thần đến kết duyên.
3. Độ nhân không phải là vì Tình. Càng không phải để thỏa mãn mình. Việc ấy vốn gian khó, cần dung nhẫn, cần biết kiên định, lí trí.
4. Tu luyện không chỉ là vì Mình. Nhưng đạt đến chỗ có thể thấy rõ Mình trong tu luyện, đó là người tu. Thấy Mình trong tu luyện, không hẳn là Hướng Nội, mà là điều hòa, cân bằng giữa áp lực Hướng Nội và Sự Vụ bên ngoài. Đó là Kì Hình.
5. Không tu, thì chỉ cần là một người tử tế. Người tử tế cũng đáng trọng rồi. Đừng bắt người ta phải tu hay không tu. Giúp họ tín Thần và biết còn có Đạo là được rồi.
6. Gặp một người không tử tế, thì đừng gần cận thân thiết họ là được. Nhưng đừng sỉ nhục họ, cũng đừng khinh rẻ họ.
2. Kìa, anh ngửa mặt nhìn Trời thấy thời đã đến. Đất mở ra rồi, Trời cũng mở ra rồi. Có Bảy vị Diêm vương lên triều bái. Cũng có Bảy Thiên thần đến kết duyên.
3. Độ nhân không phải là vì Tình. Càng không phải để thỏa mãn mình. Việc ấy vốn gian khó, cần dung nhẫn, cần biết kiên định, lí trí.
4. Tu luyện không chỉ là vì Mình. Nhưng đạt đến chỗ có thể thấy rõ Mình trong tu luyện, đó là người tu. Thấy Mình trong tu luyện, không hẳn là Hướng Nội, mà là điều hòa, cân bằng giữa áp lực Hướng Nội và Sự Vụ bên ngoài. Đó là Kì Hình.
5. Không tu, thì chỉ cần là một người tử tế. Người tử tế cũng đáng trọng rồi. Đừng bắt người ta phải tu hay không tu. Giúp họ tín Thần và biết còn có Đạo là được rồi.
6. Gặp một người không tử tế, thì đừng gần cận thân thiết họ là được. Nhưng đừng sỉ nhục họ, cũng đừng khinh rẻ họ.
Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017
Đáng giận thì giận
1. Nghĩ đi nghĩ lại, anh không thể làm việc cùng đám người tâm thần, vì thế phải cắt bỏ họ đi cả. Họ vật vã trong cái vũng của mình, không hiểu cả lí trí bình thường, thì làm sao hiểu thấu trí huệ. Hạng người ấy qua khổ càng không có trí, càng khổ càng bất trí. Cho nên anh mới nghĩ, cấm người loạn tính rồi, còn phải cấm cả đám tâm thần. Tuy vậy việc khéo léo không thể ngày một ngày hai mà xong, có điều việc lớn không nên để sẵn cái sạn nhỏ ở đó. Cần triệt tiêu thì triệt tiêu thôi. Sự ấy, lẽ thường.
2. Anh rất đề cao 3 đức tính: Chịu khó, chịu khổ, chịu nhục. Người chịu được khó, khổ, nhục, thì đảm bảo có trí huệ, có căn cơ, có thể đi xa, có thể mưu việc lớn. Chưa động đến đã giãy như đỉa, tuy có thể thông cảm về cái nhân gian đau khổ, nhưng lại cho thấy họ không có được 3 đức tính ấy. Không thì là không. Có gì mà mặc cả?
3. Con người nhân gian thì là con người nhân gian, họ vốn không biết trân quý điều cao thượng hơn nhân gian. Vì thế, họ xứng đáng với cái họ xứng đáng. Nâng không được thì hạ, cầm không được thì bỏ. Anh cũng không rảnh để cầm nắm xem xét họ mãi.
4. Làm người, ai chẳng muốn buông thả, hưởng thụ. Thế nên mới nói chuyện tu là Khổ.
2. Anh rất đề cao 3 đức tính: Chịu khó, chịu khổ, chịu nhục. Người chịu được khó, khổ, nhục, thì đảm bảo có trí huệ, có căn cơ, có thể đi xa, có thể mưu việc lớn. Chưa động đến đã giãy như đỉa, tuy có thể thông cảm về cái nhân gian đau khổ, nhưng lại cho thấy họ không có được 3 đức tính ấy. Không thì là không. Có gì mà mặc cả?
3. Con người nhân gian thì là con người nhân gian, họ vốn không biết trân quý điều cao thượng hơn nhân gian. Vì thế, họ xứng đáng với cái họ xứng đáng. Nâng không được thì hạ, cầm không được thì bỏ. Anh cũng không rảnh để cầm nắm xem xét họ mãi.
4. Làm người, ai chẳng muốn buông thả, hưởng thụ. Thế nên mới nói chuyện tu là Khổ.
Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017
Lúc hoài nghi thì độ nhân
1. Khi Chúa sống dậy, Ngài không gặp các môn đệ ngay. Mà
Ngài truyền tin đến các môn đệ thông qua các người nữ thân cận. Đó là bà Maria
Magdalene. Đó là vì họ nhiều đức tin, mà không sợ hãi.
2. Đám thượng tế giả nhất định sẽ phao tin bịa đặt về
Ngài. Bảo rằng việc Thiên Chúa là lén lút và lừa đảo. Chúng làm thế vì sợ hãi.
Vì chúng không có Chúa. Chỉ có lòng đố kị. Chúng sẽ lụi tàn như tro bụi.
3. Trong tu về tính Thiện, kẻ không đủ thành tín, hoặc
nhiều sợ hãi, hoặc không minh bạch, đều sẽ hoài nghi. Nên kìa, Ngài đã thức dậy,
mà chúng vẫn định ngủ vùi. Thế nên Ngài bảo, anh em hãy độ nhân. Bằng cách
đó anh em sẽ bên Ngài. Và thế là nhân gian được cứu.
Anh em có bên Ngài hay không, là tùy vào anh em ^^
Kinh Thánh cho 8/8
Tân Ước.
Matthew, 28
Ngôi mộ trống
(1) Sau ngày sabát, khi ngày thứ nhất trong
tuần vừa ló rạng, bà Maria Mácđala và một bà Maria khác, đi viếng mộ. (2) Và
kìa, đất rung chuyển dữ dội: thiên thần Chúa từ trời xuống, đến lăn tảng đá ra,
rồi ngồi lên trên; (3) diện mạo người như ánh chớp, và y
phục trắng như tuyết. (4) Thấy người, lính canh khiếp sợ,
run rẩy và hóa ra như chết. (5) Thiên thần lên tiếng bảo
các phụ nữ: "Phần các bà, các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Ðức Giêsu, Ðấng
bị đóng đinh. (6) Người không có ở đây, vì Người đã chỗi dậy
như Người đã nói. Các bà đến mà xem chỗ Người đã nằm, (7) rồi
mau về nói với môn đệ Người như thế này: Người đã chỗi dậy từ cõi chết, và kìa
Người đi Galilê trước các ông. Ở đó, các ông sẽ được thấy Người. Ðấy, tôi xin
nói cho các bà hay". (8) Các bà vội vã rời khỏi mộ,
tuy sợ hãi nhưng cũng rất đỗi vui mừng, chạy về báo tin cho môn đệ Ðức Giêsu
hay.
Ðức Giêsu hiện ra với các phụ nữ
(9) Và kìa đức Giêsu đón gặp các bà và nói:
"Chào chị em!" Các bà tiến lại gần Người, ôm chầm lấy chân, và bái lạy
Người. (10) Bấy giờ, Ðức Giêsu nói với các bà: "Chị
em đừng sợ! về báo cho anh em của Thầy để họ đến Galilê. Họ sẽ được thấy Thầy ở
đó".
Các thượng tế lừa đảo
(11) Các bà đang đi, thì kìa mấy người trong
đội lính canh mồ vào thành báo cho các thượng tế biết mọi việc đã xảy ra. (12) các
thượng tế liền họp với các kỳ mục; sau khi bàn bạc, họ cho lính một số tiền lớn, (13) và
bảo: "Các anh hãy nói như thế này: Ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn
đệ của hắn đã đến lấy trộm hắn đi.(14) nếu sự việc này đến tai
quan tổng trấn, chính chúng tôi sẽ dàn xếp với quan và lo cho các anh được vô sự". (15) Lính
đã nhận tiền và làm theo lời họ dạy. Câu chuyện này được phổ biến giữa người Do
Thái cho đến ngày nay.
Ðức Giêsu hiện ra tại Ga-li-lê,
và sai môn đệ đi đến với muôn dân
(16) Mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến
ngọn núi Ðức Giêsu đã truyền cho các ông đến. (17) Khi thấy
Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. (18) Ðức
Giêsu đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới
đất. (19) Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành
môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, (20) dạy
bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. và đây, Thầy ở cùng anh
em mọi ngày cho đến tận thế".
Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017
Phù Vân, Ngoại truyện (07)
Thực ra một ngọn
núi gồm hai phần: một là phần cứng, hai là phần mềm. Dù khi nhìn thấy một
ngọn núi, người ta chỉ nghĩ là có phần cứng, có đá của nó
thôi. Giống như ở trong một phân tử đá có hai phần: một là phần cát, phần
có thể trôi đi được, phần mà ta giũ một cái thể nào nó cũng rơi ra;
và một phần không phải cát, nó giống như bùn, dính chặt, nó đính, kéo các hạt lại
với nhau. Trong một ngọn núi lớn thì phần cứng nhất giống như phần hoa cương,
nó là lõi núi, còn phần thịt nằm ở bên ngoài. Phần lõi núi cứng nhất,
mạnh nhất, nó nằm giống như xương sống của toàn bộ ngọn núi. Bao giờ cũng có phần
cứng và phần mềm, một ngọn núi bao giờ cũng có Cha và con, mối quan hệ
Cha con trở nên rất thiêng liêng đối với tất cả các tộc người sống xung quanh
vùng núi. Chẳng hạn như thói quen của người ta, tất nhiên là bây giờ người ta
giải thích bằng rất nhiều nghĩa, như từ “Hùng Vương”, người ta cho rằng chữ
“Hùng” xuất phát từ chữ Pó Khun (Pó Cun), về sau đọc thành Hùng Vương. Pó Khun
(Pó Cun) tức là Bố Cả, và nó vẫn có nghĩa như thế. Vua Cha, Bố Cả, Bố là Cả,
Núi là lớn, và có một phần lõi bên trong, lõi đấy là con gái. Con gái út bao giờ
cũng cứng nhất, chắc nhất, thanh sáng nhất.
Nhưng tại sao lại
như thế? Đối với con người nhân gian, ngày xưa những người không thông hiểu huyền
học thường hay nói là khí Trời khí Đất tụ thành hình, nghĩ thế cũng
đúng. Nhưng khí Trời khí Đất chỉ là một phương tiện, nguyên khí
của vạn vật mới là sinh mệnh đích thực, nguyên khí khiến cho các sinh vật
khác tụ xung quanh. Ngay cả bản thân một núi đá hoa cương, lõi núi, cũng có
sinh mệnh của nó, sinh mệnh đấy tạo thành lõi núi chứ không phải lõi núi tạo
thành sinh mệnh đấy. Không phải khí Trời Đất tựu thành một sinh mệnh, mà là
sinh mệnh đấy tựu thành khí của Trời Đất, tập hợp khí của Trời - Đất lại. Cho
nên không phải là tia sét đánh vào hòn đá sinh ra Ngộ Không, mà là sinh mệnh đấy
hút tia sét và nó vỡ ra, nó đột phá nâng lên, nó có sẵn ở trong đá rồi.
Với một mạch núi
chạy rất dài, chạy qua Việt Nam, toàn bộ mạch núi chạy đến Việt Nam, thì núi có
hai phần: một là phần Dương lớn bên trên, hai là phần Âm chìm bên dưới. Hãy tưởng
tượng, bóc hết phần đất – giống như thịt ra, thì phần bên dưới sẽ
là xương núi. Có thể thấy những ngọn núi trải dài bên dưới, những
cái thềm, còn bên trên là đất phủ, có thể đất dày nhưng núi chạy trượt xuống, tạo
thành những ống lớn chạy khắp các không gian. Khi Bố Cả ở đâu, Cha Núi ở đâu,
chắc chắn là núi con cũng có ở đấy, có Long Mạch ở đâu thì Ẩn Long cũng phải ở
đấy. Tất nhiên là Long Mạch càng lớn thì Ẩn Long càng nhỏ.
Ở xứ Việt, khi
những mạch núi tiến ra biển, tất cả xoắn lại ở một
vùng, tại vùng này những nút thắt núi tụ đến một điểm, nó mở ra thành một vùng
đồng bằng mênh mông xung quanh, giống như một con Rồng cuốn, cuộn, bên trong
chính là nơi để xuất sinh Thần Thánh. Đấy là nơi xuất sinh một trong những vị
Thần, bởi vì vị Thần đấy giáng thế vào đấy, cho nên mạch núi sẽ chạy như thế. Đừng
hiểu là mạch núi chạy như thế nên vị Thần phải ở đấy, vì Thần ở đấy
mà sông núi thành như thế. Sông núi chạy theo cái lí của Trời, chứ Trời
không chạy theo lí của sông núi, cái lí luôn luôn là vậy. Cho nên Lão Tử mới
nói là: “Người theo Đất, Đất theo Trời”. Đất bao giờ cũng theo Trời, theo cái
lí của Thần mà biến đổi. Ở vùng Sơn Tây là nơi mà núi cuộn lại và mở ra một
vùng mênh mông, đấy là nơi xuất sinh một trong Tứ Bất Tử – Sơn Thánh. Thánh Sơn
– Tiên Thủy – Thần Tướng – Phật Quang. Vị Sơn Thánh là đứng đầu, là Bố Cả, vị ấy
quản lí tất cả các mạch núi. Vị ấy là người quản lí tất cả những hệ thống kiến
tạo nên vùng quốc gia mà ngày nay gọi là miền Bắc, Bắc và Bắc Trung Bộ, toàn bộ
vùng đấy thuộc vùng quản lãnh của vị ấy. Tất cả các mạch xương núi, gờ núi bên
dưới là do vật chất tương ứng của vị ấy trước đấy mà tụ thành hình như thế. Vị ấy
ở đấy bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày, tên là gì, không ai biết
được, chỉ đến khi vị ấy xuất thế, rồi những con người ở đương thời biết đến vị ấy,
gặp được vị ấy thì mới gọi vị ấy bằng một cái tên. Bản thân cái tên này không
phải là một cái tên, nó chỉ là cách gọi, đấy là Sơn Thánh, Sơn Tinh, tất cả các
tên này tương đương với nhau.
Một người Cha Cả
luôn luôn có một con gái đi cùng. Người con gái này có thể ngỗ nghịch, và thường
là cô con gái ngỗ nghịch. Cũng như trong câu chuyện của Liễu
Hạnh, trong ba lần giáng thế, bà đều là một vị Thần nổi loạn. Bà không ở cạnh
bên Cha được, bà chạy nhảy, bà không ổn định được, và tất cả những cô gái, tất
cả những Nữ Pháp sư, tất cả những người con gái của các Bố Cả, đều vô cùng nổi
loạn. Họ không ở yên bên cạnh Cha được, họ phải chạy nhảy, và vì thế họ thường
đi lạc, họ thường giáng trần, họ thường mang lốt con người. Liễu Hạnh là công
chúa ở trên Trời, nhưng khi giáng trần, bà là con người. Bà xuất sinh trong
hình ảnh con người và cái tên Thần Thánh của bà là Liễu Hạnh, Pháp Danh được
ban cho, chứ bà không lấy tên ở trên Trời nữa, bà lấy tên nơi mà mặt đất có
tên. Còn Thiên Đình thì vẫn ở trên kia, Ngọc Hoàng chẳng bao giờ giáng thế.
Cho nên, nếu Sơn
Thánh đã ở trong Tiên Giới, con gái Ngài hẳn phải ở nhân gian. Nhưng con
gái Ngài là ai? Con gái Ngài luôn luôn ở nhân gian để vinh danh Ngài, thực
hiện quyền năng của Ngài và là xương sống của Ngài, là phần giúp đỡ và khiến
cho Môn Phái của Ngài được trở nên tỏa rạng. La Bình Công Chúa, Lâm Cung Thánh
Mẫu, Đông Cung Thánh Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn, rất nhiều tên gọi, tất cả những tên
gọi đấy là gì? Bởi vì nàng đến đâu thì nơi đấy phải tụng ca nàng như thế. Lâm
Cung Thánh Mẫu, nàng luôn luôn tươi trẻ, giống như đá hoa cương.
Hãy nói về các vật
quí của con người. Trên đời này người ta thường nói có bốn thứ là quí nhất: tê
giác hay sừng tê, “giác” là cái sừng; hột xoàn tức là kim
cương; nhân sâm; mỹ nữ. Tê giác, hột xoàn, nhân sâm, mỹ nữ - bốn phần đấy được coi là bốn thứ quí nhất thiên hạ. Tại sao sừng tê lại quí? Bởi vì đấy là thuốc chữa bách bệnh,
có thể chống được mọi thứ bệnh tật trên đời, trừ khử mọi thứ tà độc ở trên đời.
Kim cương tại sao lại tốt? Kim cương có thể trấn yểm mọi mạch núi, nó là vua của tất cả đất đá, nó khiến cho đất đá
phải phục tùng. Tại sao lại nhân sâm? Vì nhân sâm có thể kéo dài tuổi thọ, khiến
cho tuổi một người có thể sánh ngang với Đất của một vùng, có thể khiến cho một
người bất tử theo Đất, đấy là tinh hoa của Đất. Tại sao mỹ nữ? Đấy là tinh hoa của người.
Tại sao nói bốn
nhân tố đấy? Bởi vì bất kì một Nữ Pháp sư nào cũng cấu thành từ bốn nhân tố đấy
cả. Thân thể của một Nữ Pháp sư, thân thể của một đứa con gái út trong gia đình
Thần Thánh, họ không bao giờ được cấu thành từ những thứ tầm thường. Con
người thấy họ bằng xác thịt, họ không bao giờ cấu thành bằng xác thịt.
Xương cốt của họ cấu thành từ sừng tê, cho nên nó không được cứng cáp lắm, có vẻ
như nó hơi giòn, có thể nó dễ gãy, có thể nó dễ bị mài, bởi thế trông họ thường
mỏng manh một chút. Đôi mắt của họ và tinh thần của họ được cấu thành từ kim
cương nên nó hết sức cứng cáp, kiên định, nó hết sức phụng sự, hết sức phụng hiến.
Toàn bộ da thịt được cấu thành từ nhân sâm, bởi vậy nên cô ta có thể trường thọ,
có thể sống đến khi Sứ Mệnh kết thúc thì thôi, cô ta sống tuổi ngang với Đất,
cô ta đến đâu thì mặt đất mở cho cô ta đi đến đấy. Và cuối cùng, vẻ đẹp của cô
ta là thanh khiết, vẻ đẹp của Trời Đất. Luôn luôn là như thế, đấy
là bốn phần cấu thành nên.
Nhưng khi nào thì
một người có thể xuất thành? Để La Bình Công Chúa có thể tựu thành hình, đấy là
cả một quá trình dài lâu. Để dưỡng được thai cho một Pháp sư xuất thế, cần phải
mất ít nhất là 500 năm, khoảng 500 năm bắt đầu một Pháp sư mới tựu thành hình.
Khi một Bố Cả muốn xuất hiện, con gái họ sẽ đến trước, 500 năm đấy con gái họ sẽ
đến trước. Tất nhiên các truyền thống phương Tây thật kì lạ, người con trai xuất
hiện thay cho Bố. Nhưng điều này lại là một truyền thống đặc biệt, nếu người
con trai xuất hiện, nếu anh trai cả xuất hiện thì xuất hiện không phải để vinh
danh Cha mà để cứu rỗi thế gian. La Bình Công Chúa xuất hiện không phải để
cứu rỗi đời, mà để vinh danh Cha của nàng, thực hiện ý chí Cha của nàng tại
nhân gian.
Cho nên khi nàng
xuất hiện, nàng đẹp đẽ vô cùng. Người ta không biết nàng từ đâu đến, bỗng nhiên
trong một gia đình nông dân nọ, trong một gia đình quyền quí kia, rất nhiều các
truyền thuyết về nàng, bởi vì nàng xuất hiện nơi đâu thì nơi đấy trở thành quyền
quí, nàng xuất hiện ở trong chỗ tăm tối nhất thì chỗ đấy trở nên rực sáng nhất. Có
thể bắt gặp nàng ở trong mọi nguồn gốc, mọi điều mà nhân gian muốn nói về
nàng, nàng ở trong một gia đình nghèo đói nhất, ở trong một gia đình
giàu có nhất, trong một gia đình rất quyền quí, trong một gia đình nghèo mạt hạng,
trong một gia đình của một kẻ say sưa, trong một gia đình của một chính nhân
quân tử, điều đấy không quan trọng, bởi vì nàng có thể xuất hiện ở rất nhiều
nơi cho đến lúc tụ thành một. Có thể là mỗi mảnh của nàng ở một nơi, thường là
nàng ở bốn nơi cùng một lúc. Hãy tưởng tượng, có bốn người con gái sẽ
mang bốn phần này của nàng: một người con gái mang sừng tê, một người con gái
mang hột xoàn, một người con gái mang nhân sâm, một người con gái mang mỹ nữ.
Khi nào thì họ gặp nhau? Bốn người này sẽ gặp nhau, họ sẽ có một lần gặp
nhau.
Vào một thời điểm
nọ rất đặc biệt, bốn người con gái đấy đã xuất hiện, họ đều tài hoa vô cùng. Một
là Đông Cuông Thánh Mẫu, đấy là một người vô cùng quyền năng, người này ở Đông
Cuông. Mạch núi của Đông Cuông - đấy là một vùng đặc biệt, vùng Tây Bắc, vẫn
còn đền thờ Đông Cuông Thánh Mẫu, gọi là Đông Cuông Đền Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn.
Nơi đến đầu tiên của nàng, Đông Cuông Thánh Mẫu, đây là vị mẫu đầu tiên, bởi vì
khi xuất hiện nàng đã mang một quyền năng to lớn. Nàng có thể khiến cho Trời Đất
đều biến loạn, nàng có thể khiến cho thiên tai bị đẩy lùi, nàng có thể khiến
cho lửa phải lùi bước, tất cả hổ báo xung quanh vùng đe dọa dân chúng đều không
dám tiến đến chỗ nàng. Nàng được gọi là Đông Cuông Thánh Mẫu, vô cùng hùng mạnh,
nhưng gương mặt nàng rất đen đúa, gầy gò.
Người thứ hai
mang theo bên trong mình hột xoàn, tinh thần của kim cương, não cấu thành từ
kim cương, tuyệt vời, một tinh thần mạnh mẽ. Người này thường được gọi dưới cái
tên là Thượng Ngàn Thánh Mẫu, vì nàng từ trên rừng xuống, nàng mang
một tinh thần kì lạ, khủng khiếp, mạnh mẽ, gần như không tưởng được với tất cả
mọi người. Nàng mang một tinh thần xuyên suốt đến nỗi mà tất cả các
thi sĩ gặp nàng đều quì xuống. Khi nàng đến đâu thì ở đấy Đất Trời giống như rạp
xuống, tinh thần của nàng vô cùng dữ dội, nàng vô cùng quyết liệt, bước chân của
nàng có thể cắt cả đá núi, mỗi lần nàng đi đến đâu nơi đấy đều biến thành đường,
tất cả yêu ma đều tránh xa nàng. Nàng được gọi là Thượng Ngàn Thánh Mẫu.
Người thứ ba được
gọi là Lâm Cung Thánh Mẫu - Lâm Cung tức là cung ở rừng. Nàng từ một vùng rừng
núi khá bằng phẳng, nàng bước lên. Người này mang trong mình nhân sâm, khuôn mặt
nàng hơi già dặn, và nàng mang theo một quyền năng là có thể chữa cho bất kì
ai, có thể chết biến thành sống, nàng có thể chiêu hồi sinh mạng, nàng mang đến
thọ mệnh cho con người, khiến cho khi nàng bước đến đâu con người đều quì rạp đến
đấy, mỗi nơi đều tôn thờ nàng.
Và người thứ tư,
La Bình Công Chúa - La Bình Thánh Mẫu, có thể gọi như thế. Nàng ở một vùng xa
xôi ở Thanh Hóa, ngày nay gọi là Cửa Đạt.
Trong quyền năng
của họ, trong những uy tín của họ, đối với nhân gian lúc đấy không có điều gì
vĩ đại hơn bốn nàng, thời đại
của Liễu Hạnh ở phía sau lưng họ, họ vốn đang là những người vô cùng vĩ đại,
quyền năng của họ vượt ra khỏi những giới hạn thông thường, vượt ra khỏi những
nhánh tu Tiên Đạo có thể tưởng tượng được. Người ta có thể tu hàng nghìn năm mới có được một
chút quyền phép, nhưng dường như các nàng đã sinh ra sẵn với quyền phép. Họ vô
cùng quyết liệt, mạnh mẽ, họ đầy quyền năng, họ đầy phép thuật, đầy sức mạnh, đầy
ảnh hưởng. Họ có thể khiến cho Trời Đất đều biến đổi, xét đến cùng vẫn là thế.
Rồi họ gặp
nhau ở vùng Cửa Đạt bằng một duyên kiếp rất kì lạ. Bỗng nhiên một ngày, trong một giấc ngủ, tất cả bốn
đều thấy một người, người đàn ông này trông to lớn, ánh mắt trầm mặc, thân thể
của ông như luôn luôn đang hừng hực bốc cháy, ánh sáng của ông tỏa rạng rỡ vô
cùng. Họ nhìn thấy nhau trong cùng một giấc mơ và người đàn ông này tiến về
phía họ, đặt tay lên đầu họ nói là: “Các con, ta muốn gặp các con.” Thế là bốn
nàng ở trong giấc mơ đều bật khóc. Họ chưa bao giờ bật khóc ở trong cuộc đời, bởi
vì một Nữ Pháp sư không có quyền bật khóc, họ không bật khóc trước ai trừ Cha họ,
họ không bật khóc trước ai vì điều thánh khiết của họ, và khi họ tiếp xúc với
điều đấy, nước mắt họ cứ rơi ra. Họ cảm thấy trong trái tim họ có một điều gì
nhói đau sâu thẳm, và họ biết rằng họ đang được gọi, họ biết rằng họ có Cha. Lần
đầu tiên trong đời, họ biết họ thật sự có Cha, bởi vì họ biết những người mang
thân phàm xác tục kia không phải là Cha họ, và họ bật khóc. Thế rồi ông nói với
họ rằng: “Các con hãy đến vùng đấy (Cửa Đạt), sẽ có một hồ to lớn vô cùng, nơi
đấy ta có để một vật, người duy nhất trong các con lấy được vật đấy sẽ sống, ba
người kia sẽ chết.” Nói rồi người đàn ông đấy biến mất. Và họ nhìn nhau, trong
một khoảnh khắc giấc mơ cuối cùng trước khi họ bị trả lại không gian thực, họ
nhìn thấy nhau trong một sự thương cảm vô cùng, trong một sự đồng cảm không thể
nói lên lời, không có sự đố kị, không có sự ghen ghét, không có sự sợ hãi,
không có ý niệm về cái chết. Họ trở về thực tại trong một khoảnh khắc khi nhìn
thấy nhau như thế.
Khoảng độ ba
tháng sau họ cùng tụ tập bên hồ. Hồ rộng mênh mông, không một bóng người, không
một bóng thuyền, dường như con người không thể tìm ra nơi đây, nó quá đỗi
thiêng liêng, quá đỗi thánh khiết, quá đỗi hùng mạnh, không ai có thể đến được,
xe ngựa từ cách đấy khoảng một dặm đã dừng lại rồi. Vùng Cửa Đạt, đấy là nơi gốc
của huyện Thường Xuân, sau này sẽ là nơi xuất sinh Đế Vương họ Lê: Lê Lợi. Đấy
là khởi nguồn của những huyền tích họ Lê. Quay trở lại, vào khoảnh khắc họ gặp
nhau, lúc đấy tự nhiên Trời Đất đang âm u trở nên tỏa rạng, mặt nước đang thấp
trở nên cao, núi đang trông mòn mỏi bỗng trở nên xanh tốt, cây đang héo úa tất
cả đều nở hoa ra trái. Khi họ gặp nhau Thiên Tượng đều biến đổi, vì đấy là một
khoảnh khắc khủng khiếp.
Họ cùng nhìn xuống
dưới đáy hồ, sâu dưới đáy hồ có một viên ngọc rất lớn, giống như viên ngọc
trai, cả miệng hồ giống như một miệng trai mở rộng, bên dưới là một viên ngọc
sáng lấp lánh. Viên ngọc trai đấy chỉ nhỏ giống như đầu ngón tay, nhưng các vị
Mẫu đấy đều quyền năng, họ đều có thể thấy ánh sáng đấy. Người thường mà thấy
thì sao? Người thường chỉ thấy một mặt hồ phẳng lặng, tầm thường. Rồi lúc đấy
Lâm Cung Thánh Mẫu lên tiếng: “Ta sẽ nhảy xuống trước, nếu các muội không thấy
ta thì các muội không cần phải gọi ta nữa, người tiếp theo hãy xuống.” Nói xong
Lâm Cung Thánh Mẫu nhảy xuống, nàng biến mất, chỉ thấy một chút sủi bọt lên từ
đáy hồ, giống như hiến tế vậy. Một người thường mà nhìn cảnh đấy sẽ nghĩ gì?
“Người này điên rồi! Nhảy xuống đấy chết rồi!” Nhưng đối với Lâm Cung Thánh Mẫu
không có điều đấy, khi nàng chìm xuống, chỉ một chút tăm hơi, cuối cùng đã thấy
nàng chìm rồi, cái ánh của viên ngọc trai ánh lên, trong Thiên Nhãn của mọi người
nhìn thấy rực lửa màu hồng rạng rỡ.
Thế là Lâm Cung
Thánh Mẫu đã đi, đến lượt Đông Cuông Thánh Mẫu ra, lại nói là: “Muội sẽ đi thứ
hai, nếu như muội không nổi lên thì mọi người hãy nói với các con của muội, là
muội đã ở đây và muội là một phần của tất cả mọi người.” Rồi Đông Cuông Thánh Mẫu
nhảy xuống, lúc nàng vừa đi xuống thì có một con Giao Long xuất hiện, trông vô
cùng dữ tợn, nó dài khoảng độ 15 mét, thân thể trông đầy gai sắc nhọn, và
nó chộp lấy nàng, nàng chỉ nhìn nó mỉm cười. Khi con Giao Long chộp được nàng,
nó nuốt trọn nàng vào trong bụng, rồi lập tức chui xuống dưới hồ. Mặt nước
trông vô cùng dữ tợn, tất cả từng hơi nước một gợn lên như chuẩn bị một cơn
sóng thần, rồi “Đùng!” một tiếng, tất cả từ dưới đáy hồ giống như một cú nổ lớn,
toàn bộ nước dâng lên trên như từ đáy hồ có một vụ nổ, toàn bộ nước dâng lên
trên dạt vào bờ. Một cơn sóng lớn cao mười mét giống như cuốn phăng mọi
thứ đi, nhưng nước không chạm vào được hai Thánh Mẫu còn lại. Lúc đấy ánh sáng ở
bên dưới trở nên màu sắc đen ảm đạm, và bắt đầu cây cối, tất cả thế giới xung
quanh cũng trở nên ảm đạm.
Lúc đấy La Bình
Công Chúa mới quay sang nói với Thượng Ngàn Thánh Mẫu là: “Đại tỉ xuống đấy với
trái tim son sắt, với đan tâm, nhưng Đông Cuông tỉ xuống đấy với trái tim còn
vướng bận Tình nhân gian. Giờ nếu chúng ta cùng xuống, nếu chúng ta chỉ cần lưu
giữ một chút tình cảm, đau đớn, hi vọng, bất kể điều gì khiến Cha chúng ta, khiến
Bố Cả của chúng ta không hài lòng, chúng ta sẽ phá hủy Ngài, chúng ta sẽ khiến
cho sự có mặt của chúng ta ở đây trở nên vô nghĩa.” Rồi hai người nhìn nhau,
ánh mắt trong khoảnh khắc đã hiểu nhau rồi, hai người liền nhảy xuống hồ, vừa
nhảy xuống hồ thì từ trên Trời có một con Rồng vô cùng to lớn màu đen, Hắc Long
từ trên Trời bay xuống, vừa định chộp đến hai nàng. Hai nàng nắm tay nhau, từ
bên trong bàn tay nắm lấy nhau bỗng tỏa rạng ra hình một bông sen lửa rộng lớn
vô cùng rồi nuốt hẳn lấy con Rồng đen, con Rồng đen trong khoảnh khắc đấy tan
ra giống như tro bụi, không có một hình thức gì.
Nói rồi La Bình
Công Chúa nhìn Thượng Ngàn Thánh Mẫu mỉm cười: “Chị em ta một khi đã làm việc lớn
cho Cha, tất khiến cho Trời Đất đều rung động, yêu chủng các cõi đều tìm đến.
Khi chị em ta xuống dưới đáy hồ, giả sử đồng tâm nhất trí có thể khai mở được
sinh mệnh để phụng vụ Cha một lần nữa, thì tất từ nay sẽ đảm nhiệm những điều vô
cùng to lớn, vô cùng mệt mỏi, và tất cả những gì chúng ta đã từng gây dựng ở
nhân gian trở nên không còn có nghĩa nữa. Tỉ có sẵn sàng không?” Thượng Ngàn
Thánh Mẫu mỉm cười nói: “Nếu như ta không thực hiện Sứ Mệnh này, cuộc sống của
ta không còn ý nghĩa nào nữa. Bởi vậy muội hãy đưa ta xuống.”
Bởi vì Thượng
Ngàn Thánh Mẫu không thể xuống được mặt hồ, bởi bàn chân nàng đã bắt đầu run rẩy,
bởi vì nàng bắt đầu nhớ ra còn rất nhiều điều phải thực hiện. Nhưng trong khoảnh
khắc run rẩy đấy, nàng biết rằng Sứ Mệnh của nàng thuộc về việc hiến sinh, để
có thể đưa Cha trở lại thế gian một lần nữa trong hình hài của chính mình, đấy
là điều nàng biết hơn hết. Nhưng trong khoảnh khắc đấy thật sự yếu đuối, thật sự
yếu đuối bởi vì một Thánh Mẫu xuất hiện ở trên cuộc đời, họ không ngẫu nhiên xuất
hiện, họ có rất nhiều mối quan hệ, họ có rất nhiều duyên nghiệp, họ có rất nhiều
mối quan hệ với các chư Thần khác. Họ có rất nhiều điều cần phải giải quyết, tất
cả những đứa con của họ, tất cả những người tin tưởng họ. Hôm nay họ đột nhiên
xuất hiện ở đây, đột nhiên biến mất, vậy tất cả những điều đấy sẽ do ai đảm
trách? Người còn lại cuối cùng sẽ không thể đảm trách điều đấy, bởi vì họ sẽ phải
đảm trách những điều mà Cha giao cho họ, dưới hình hài của họ. Bởi vì Lời của
Cha, bởi vì viên ngọc của Cha, bởi vì sinh mạng của Cha sẽ tái sinh dưới hình
hài của họ, trong ý nghĩ của họ, trong hành sự của họ, các Cha sẽ trở lại trong
các Pháp sư của mình. Cho nên nàng rất rung động, Thượng Ngàn Thánh Mẫu oai
danh tột độ nhưng nàng bắt đầu run rẩy, còn bao nhiêu tộc người dưới chân nàng
thì sao, bao nhiêu đứa con đã thờ phụng nàng thì sao? Nàng sẽ bỏ qua tất cả.
Cho nên trong khoảnh khắc đấy, nàng trở nên hết sức yếu đuối, và nàng nói với
La Bình Công Chúa: “Hãy đưa ta xuống.” Bởi vì nàng không thể tự xuống nữa, nàng
không có đủ sức mạnh đấy, nàng yếu đuối và run rẩy biết bao.
La Bình Công Chúa
mỉm cười nắm chặt lấy tay Thượng Ngàn Thánh Mẫu: “Chúng ta có sống thêm rất nhiều
thời gian cũng trở nên vô nghĩa.” Nàng chỉ nói một câu như thế, rồi nàng cầm
bàn tay và hai người lao xuống như một ánh sáng. Và viên ngọc nổ bừng ra một
màu hồng rạng rỡ, xong rồi chuyển sang một màu da cam, rồi chuyển sang một màu
xanh lá cây ngát, rồi rực lên một màu da cam, trở nên trong sạch hơn, rồi rực
thành một màu hoàng kim. Rút cục từ dưới đáy hồ bay lên một thân thể nữ, cảnh
này giống như Nguyên Anh của Trời Đất lúc đấy đã nở ra thành hình rồi, và lúc
này bay lên hình ảnh, hình ảnh cuối cùng đấy chính là trông giống như La Bình
Công Chúa. Nhưng không thể gọi nàng là La Bình Công Chúa được nữa, có thể gọi
nàng là La Bình Công Chúa, là Thượng Ngàn Thánh Mẫu, là Đông Cuông Thánh Mẫu,
là Lâm Cung Thánh Mẫu, bất kể tên gọi nào, nhưng không thể gọi nàng thế, chỉ có
thể gọi nàng là: “Con gái của Tản Viên.”
Khi nàng xuất hiện,
khi nàng bay lên từ tất cả những ánh sáng rực rỡ ấy, nàng đáp xuống đất, thì
đôi chân nàng trở nên yếu mềm, nàng khuỵu xuống, bàn tay gần như không còn sức
lực, khuôn mặt vô cùng đẹp đẽ. Nhưng lần đầu tiên bốn nhân tố này tổ hợp với
nhau, lần đầu tiên con gái của Tản Viên đã xuất hiện. Nàng có xương cốt của tê
giác, nàng có tinh thần của kim cương, nàng có da thịt của nhân sâm và vẻ đẹp của
người thiếu nữ, của một Nữ Pháp sư. Nhưng từ nay nàng sẽ không có quyền năng
nào cả, bởi vì lúc đấy là lúc vô cùng yếu đuối, bởi vì nàng phải dùng tất cả sự
yếu đuối của mình để kìm giữ năng lượng lớn lao của Cha mình. Cho nên nàng sẽ
vô cùng yếu đuối, nàng sẽ không thể được bảo vệ và nàng sẽ quên hết sạch mọi
quyền phép, bởi vì từ nay nàng được tái sinh. Ánh mắt nàng ngơ ngác, nàng nhìn
ra toàn bộ thế gian ở trước mặt, một vùng hồ núi mênh mông, một người con gái yếu
đuối, không hề có sức lực.
Khi nàng vừa chợt
đứng lên, thân thể trần truồng, thì có một con hổ xuất hiện trước mặt nàng,
trông mặt nó vô cùng hung dữ, ánh mắt tỏa ra một tinh quang đen tối. Khi con hổ
này vừa tiến đến gần nàng thì bắt đầu tất cả những muông thú ở trong rừng, từ
những loài rắn đến các loài chim, lợn rừng, thỏ… rất nhiều loài cùng tụ tập trước
mặt nàng, tất cả đứng chắn trước mặt con hổ, lượng thú càng ngày càng đông giống
như một bức tường bằng thú, tất cả cản lại. Nàng không hiểu chuyện gì đang diễn
ra nữa, nàng chỉ biết bước, và chân nàng vừa bước lên mặt hồ thì nàng nổi ở
trên mặt hồ, nàng chạy đến đâu thì mặt hồ giống như những bước đệm, biến thành
những cái bóng nước, những bông sen bằng nước đỡ chân nàng đến đấy. Và nàng cứ
thế chạy thoát ra khỏi vùng đấy, sau lưng là con hổ dữ, bao nhiêu muông thú đặt
niềm tin ở nàng, và nàng chạy mãi về phía ánh mặt trời.
Đấy là sự ra đời
của La Bình Công Chúa.
La Bình Công Chúa
cứ chạy mãi. Nàng là La Bình, bởi vì nàng lấy hình dạng của La Bình. Nàng
cứ đi mãi đến lúc nàng ngất đi. Khi nàng tỉnh lại thì thấy đang ở trong một khu
vực toàn những màu đá đỏ hết sức rực rỡ, giống như một cung điện bằng ngọc vậy,
rồi nàng bước thêm một chút nữa, bên ngoài tấm biển của khu vực đấy có ghi ba
chữ: “Hỏa Môn”. Thế là nàng liền bước vào bên trong, nàng thấy trên thân
thể nàng bắt đầu xuất hiện những hình bóng như những bông hoa lửa, trông đẹp đẽ
vô cùng, rồi bắt đầu những bông hoa màu ánh kim, vàng rạng rỡ, và nàng cứ bước
như thế trong một nơi giống như là những hành lang của một cung điện khổng lồ bằng
đá quý. Nàng cũng không biết là đẹp hay xấu bởi vì tư tưởng của nàng không rõ
ràng, cho đến lúc nàng bước đến bên một cái ngai bằng đá rồi nàng gục xuống, và
bỗng nhiên bao nhiêu kí ức của cả bốn người bắt đầu tụ tập về trong đầu nàng.
Và nàng bắt đầu mở mắt, nàng bật thốt: “Đây là nơi của Cha ta từng ngự.” Rồi
trên thân thể nàng bỗng nhiên xuất hiện một chiếc áo, một chiếc cánh áo màu
xanh trông đẹp đẽ vô cùng, một chiếc áo màu xanh lá cây trông giống như gấm,
sáng lấp lánh. Rồi nàng bước đến một cuốn ghi: “Hỏa Môn Bí Quyết”, nàng cầm
cuốn “Hỏa Môn Bí Quyết” giở ra, bên trong có rất nhiều những điều được ghi
chép về ý nguyện của Cha nàng, và nàng bật khóc. Nàng đọc đến đâu nước mắt rơi
lã chã đến đấy, nước mắt rơi đến đâu thì trông nàng trở nên trẻ trung đến đấy,
nước mắt rơi đến đâu thì da nàng lại hằn lên những vệt sáng long lanh đến đấy.
Đấy chính là cái động nơi trước khi Nguyệt Quang giáng thế đã ở trong đấy cùng
với Tản Viên Sơn Thánh, ở bề mặt nhân gian đấy là một nơi toàn bằng ngọc như vậy,
ở không gian khác thì chỉ là một hang động bằng đá.
Thế là La Bình
Công Chúa ngồi trong hang động tu luyện năm này qua năm khác. Nàng không biết
bao nhiêu thời gian đã trôi qua, nhưng trong khoảnh khắc đấy, nàng cảm giác là
một phần nào đấy như trong linh thức của mình, nàng vẫn dạo chơi khắp thế gian,
nàng vẫn đi khắp thế gian, hiểu biết tất cả thời cuộc, nàng chứng kiến tất cả
những tang thương, tất cả những điều do ma quỷ gây ra, tất cả những điều xảy ra
ở trong dưới mạch chân của Cha nàng, ở trên thân của Cha nàng, của Tản Viên Sơn
Thánh, nàng biết tất cả những điều đang diễn ra như thế.
Một ngày nàng bỗng
cảm thấy trong tâm hồn vô cùng xúc động, rồi nàng thấy có hai người khác tìm đến.
Một người mặc áo màu trắng, trông người này vô cùng rạng rỡ, ánh mắt rất tươi
vui, giống như là thân thể người ta nối thông với Trời; và một người mặc áo màu
đỏ, người này giống như tỏa ra một hơi ấm, ấm áp vô cùng, giống như có thể kết
nối vạn vật. Hai người này tìm đến, thế là ba nàng chào nhau, rồi giống như họ
đã biết nhau vậy, họ cùng ngồi xuống và nhìn vào ánh mắt nhau, họ cứ nhìn vào
ánh mắt nhau mãi như thế cho đến lúc họ ngồi trên ba bông sen bằng lửa, bay lên
bầu trời. Đấy là sự ra đời của Tam Tòa Thánh Mẫu.
Thân của các nàng
tất cả đều cấu thành từ sừng tê, kim cương, nhân sâm, mỹ nữ. Cho nên hẳn là nếu
là Pháp sư, chắc là phải đẹp lắm nhỉ?
Sứ Mệnh mà La
Bình Công Chúa và hai vị Thánh Mẫu được nhận, họ quản ba điều: thứ nhất là tất
cả vùng trời phía bên trên Tản Viên, đấy là vị Mẫu màu trắng, Mẫu Thiên – Thiên
Y A Na. Thứ hai là tất thảy con người sống ở trong vùng bao bọc của núi, núi giống
như những cánh tay lớn ôm trọn những vùng đồng bằng rộng lớn, những vùng duyên
hải, những vùng biển, tất cả những điều đấy thuộc về phần quản của mẫu
Liễu. Thứ ba là để chống lại tất cả những sự xâm phạm từ bên ngoài, tất cả những
sự làm biến đổi, xê dịch sông núi, đấy là nhiệm vụ của Mẫu Thượng Ngàn – La
Bình Công Chúa.
Câu chuyện của Mẫu
La Bình là câu chuyện của sự hiến sinh, sự hi sinh. Giống như trong một đất nước,
quân đội là lực lượng hi sinh trước tiên, đấy là lực lượng của sự phụng hầu, phụng
hiến, đấy là một lực lượng để bảo vệ bằng tất cả tấm thân của họ, trong khi một
đằng sẽ bảo vệ bằng tất cả sự tài năng của họ, và một đằng bảo vệ bằng tất cả
thiên chất của họ, trí tuệ của họ. Trong ba người đấy, Mẫu Thượng Ngàn – La
Bình Công Chúa giống như sức mạnh, giống như thể chất, Đệ nhất Tiên Thiên Thánh
Mẫu Liễu Hạnh thì giống như trái tim, và Mẫu Thiên thì giống như lí trí, giống
như Thân - Tâm - Trí vậy, ba lớp đấy bảo vệ một thế giới chúng sinh. Con
người luôn luôn cần sự bảo vệ, luôn luôn có những vị Thần đang dùng
toàn bộ thân thể mình, những đứa con của mình để bảo vệ tất cả những điều đấy.
Họ dùng những Nữ Pháp sư của mình để thực hiện nhiệm vụ của họ, cũng giống như
Như Lai dùng Bồ Tát để thực hiện những Sứ Mệnh mà Như Lai cần. Con người đang
sống ở trong những ơn huệ thiêng liêng bằng sự vô ơn một cách tráo trở. Trong
khi con người đáng lẽ phải biết được sự bảo vệ đấy, biết ơn nó, đồng
hóa với nó, là một phần của nó, thì con người bình thường thường sống trong những
tính toán căn bản nhất, bằng Danh – Lợi – Tình, bằng sự từ chối Thần.
Trong phép tu luyện
thường có ba loại người: một loại người xứng đáng trở thành Thần, một loại người
có thể dẫn người khác trở thành Thần, một loại thứ ba – loại sinh mệnh thứ ba,
có thể quản lí Thần. Trong nhà Phật gọi ba sinh mệnh đấy: có thể quản lí được
Thần, đấy là Phật, quản lí tất cả các linh thể dưới ông ta; có thể dẫn người
khác thành Thần, đấy là Bồ Tát; và có thể trở thành Thần, đấy là La Hán. Ở đây
cũng vậy, La Bình Công Chúa chuyên giúp những ai có thể trở thành Thần. Mẫu Liễu
Hạnh chuyên để đảm nhiệm và để dẫn dắt những vị Thần khác, những người để họ đi
dần đến con đường thành Thần. Và quản lí tất thảy các Thần, đấy là Mẫu Thiên,
quản lí tất cả sự tồn tại của họ.
Nhưng ở trong sự
xuất hiện của Tam Tòa thì họ đồng đẳng, họ không phân chia, bởi vì họ thể hiện
ba ý chí của chư Thần. Ý chí thứ nhất của chư Thần là: dẫn lối cho tất cả các
Linh Thần, cho con cháu, cho đệ tử, cho Môn Phái. Ý chí thứ hai dùng để dẫn lối cho những
người đấy có thể tu thành. Ý chí thứ ba: để dẫn dắt những người có duyên đến với
Môn Phái. Đây cũng chính là ba phần của Độ nhân. Ba phần của Độ nhân bao gồm:
thứ nhất là dẫn người có duyên đến với tu luyện, tìm được người có duyên hoặc
là gieo cái thiện duyên cho họ; phần thứ hai có thể dẫn họ tu luyện được. Đầu
tiên là dẫn họ đến Môn Phái, sau đấy có thể dẫn họ tu luyện, sau đấy có thể khiến
cho họ thành Thần, đấy là ba ý chí của chư Thần. Ba ý chí này xét thế nào? Đồng
đẳng. Dẫn người ta đến cũng cao quý như giúp người ta tu, cũng cao quý như giúp
người ta viên mãn, bởi vì đây là ba ý chí của chư Thần, vì một người phải làm cả
ba và cũng có thể là ba người làm ba việc. Nhưng dù thế nào, đây là chỉ thực hiện
những ý chí của chư Thần, cho nên điều đấy hết sức vĩ đại, hết sức cao cả. Bởi
vì khi họ muốn làm theo ý chí của Thần, họ chính là một phần của Thần, họ chính
là Thần.
Sự xuất hiện của
Tam Tòa Thánh Mẫu, đấy là sự xuất hiện của ý chí của chư Thần tại nhân gian, sự
xuất hiện của Chân Thần tại nhân gian. Họ sinh ra để bảo vệ cõi này, để
cõi này có thể duy trì giống như nó nên là. Chư Thần tối linh trích xuất ra ba
đứa con gái này, để ba ý chí này có thể trở thành dưới hình dạng ba Nữ Pháp sư,
đấy chính là tinh thần của các Ngài. Và nếu tinh thần này bị ô nhiễm, nếu ý niệm
này bị ô nhiễm, chính các Ngài cũng sẽ bị ô nhiễm; nếu ý niệm này bị hủy hoại,
chính các Ngài cũng sẽ bị hủy hoại, nếu ý niệm này bị tổn thương, chính các
Ngài cũng bị tổn thương. Nhưng các Ngài không thể ở đây bằng Chân Thân của
mình, bởi vì nó sẽ khiến cho các Ngài rơi vào trong mê, các Ngài ở đây bằng sự
thánh khiết của mình, vì thế các Mẫu đã ra đời. Truyền thống ra đời của các Mẫu
là một truyền thống xuyên suốt mọi dân tộc có núi đá, bởi vì Bố Cả luôn luôn xuất
hiện với những đứa con gái của mình. Ngài có cách để hợp nhất với họ, Ngài có
cách để truyền thêm Thần Khí cho họ. Nhưng dù lúc nào đi nữa, điều quan trọng
nhất: ai trong số họ - giống như câu chuyện của La Bình Công Chúa - dám phụng sự
các Ngài, ai là người đến cuối cùng thấy là nếu không thực hiện Sứ Mệnh thì
mình không mang một ý nghĩa nào cụ thể cả, đấy là những người phụng Thần, đấy
cũng chính là thể hiện uy đức lớn lao của chư Thần. Cũng như La Bình phụng sự Tản
Viên Sơn Thánh.
Tất nhiên bằng sự
xuất hiện của mình, bản thân họ không thể hiểu được một điều. Khi các Thánh Mẫu
xuất hiện, tự họ không biết rằng sự tồn tại của họ chính là sự tồn tại của chư
Thần. Họ chỉ biết họ đang dâng phụng, họ chỉ biết là bằng những điều cao quý nhất
của mình, họ sẽ thực hiện ý chí của Thần. Họ không biết họ chính là Thần hiện
thế trong hình hài của họ, họ không thể nghĩ được như thế. Chỉ khi những Sứ Mệnh
kết thúc họ mới phát hiện ra điều đấy, họ mới biết được rằng mình thực sự là một
phần của Thần bằng cách thực hiện không gì khác ngoài Ý chí của Thần. Và việc
thực hiện Ý chí của Thần là một công cuộc hung hiểm. Bởi vì họ bằng ý chí của họ,
họ phải tự lĩnh ngộ Ý chí của Thần và thực hiện theo nó. Bởi vì dù họ quyền
phép đến đâu, họ vẫn chưa phải là một vị Thần đích thực, họ vẫn phải sử dụng một
sự kém hơn Thần để thực thi một điều mà Thần muốn, và sau khi hoàn thành điều
Thần muốn họ mới có thể trở về với Thần, và phải thực hiện đủ những điều Thần
muốn họ mới có thể đột phá lên một tầng, đem thân thể của mình lên một tầng cho
đến lúc họ trở về với Cha của mình, và họ ở đấy vì những Sứ Mệnh. Họ ở đấy bởi
vì Sứ Mệnh, bởi vì sự khẳng định sự tồn tại của chính Cha họ, và họ một lần nữa,
họ không thể biết được rằng sự tồn tại của họ là sự tồn tại của chính Cha họ.
Đây là một điều họ không thể tưởng tượng nổi, và ngay cả khi biết sự thật này,
họ vẫn không thể tồn tại như thể mình là một phần của Cha họ. Bởi vì họ vẫn
nghĩ mình là một chủ thể riêng biệt, họ vẫn ăn uống đi lại, họ vẫn phải hành sự,
họ vẫn phải được gọi tên, họ vẫn phải đem danh của mình ra để đối đãi với mọi
việc, họ vẫn phải xử lí với tư cách mình là một ai đấy. Cho nên họ biết nhưng họ
không thể tưởng tượng nổi, họ không thể đồng nhất nổi vào cái khoảnh khắc khi
những Sứ Mệnh đang còn kéo dài, họ không thể nghĩ mình chính là Cha, họ không
thể biết điều đấy. Và ngay cả biết, nhắc lại, họ cũng không thể sống với điều đấy.
Nhưng đấy là một
cuộc đời Thần Thánh và tuyệt vời đúng không?
Tin tưởng được không?
Lý thuyết "thân thể là chung cư của giun sán và vi khuẩn" thật ghê gớm. Theo đó:
1. Xác thịt căn bản là một thể cộng sinh với giun sán. Giun sán và vi khuẩn bảo vệ chúng ta, nuôi chúng ta nếu ta nuôi nó. Cũng cùng nguyên lý đó, giun sán nuôi ta như ta nuôi lợn. Tàn nhẫn. Vô tình.
2. Thứ duy nhất có vẻ tinh túy hơn là Não. Không phải Hệ thần kinh.
3. Do đó xác thịt cũng như đất, đầy các loại vi khuẩn vi trùng giun sán, nhưng từ đó lại nuôi được cây cối (là chúng ta).
Em biết đó, vì anh lập dị, nên anh thường có một cái nhìn cực đoan gần như phi lý. Anh nhìn con người thế này: Xuyên qua da thịt họ, anh chỉ thấy giun sán và vi khuẩn, hoặc chỉ thấy Não. Các nhà văn thường nói: phần con và phần Người. Hợp thành con-Người. Chí lý.
Nếu ai tìm đến anh để nói chuyện đứng đắn, tử tế, có đạo lý, anh nhìn họ tinh tươm như Não.
Nếu ai tìm đến anh nói chuyện xấu xa, ác ý, tư tâm, quá quắt, bất chính, anh nhìn họ như giun sán.
Sáng Chủ nhật trời mưa, mỗi lần mưa nhà anh lại có một vài con giun dẹt giun tròn gì đó bò từ dưới đất lên sân. Giun không ra giun, đỉa không ra đỉa, nhớp nhúa, không chết. Cắt ra thì nó biến thành hai con.
Đến khiếp. Cũng như đám người mất trí. Nói với họ một điều tốt đúng, họ thể nào cũng nghĩ ra hai chuyện tệ hại. Đáng khinh.
Lại làm anh nghĩ đến đám người mất Não, chỉ còn nhục thể.
Mỗi lần một con giun nào đó la liếm gần anh, anh sẽ quay lưng lại.
Và đi.
Kệ chúng chết dưới Mặt trời đỏ lửa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)