Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Tiêu chuẩn quyết định quả vị

 Thật ra, mọi chuyện trên đời này đều có cái tự-tại-lý của nó, tức là cái lẽ phải, cái lý do cho phép nó được thế. Bàn cho ra nhẽ, thì không bao giờ có hồi kết.

Có người thích sống bẩn thỉu, bẩn thỉu không có gì xấu. Chính là tiêu chuẩn bẩn thỉu ứng với mức độ năng lượng nào, ứng với địa vị nào. Đều sẽ có người chấm điểm điều này mà đặt định địa vị cho họ. Khi đã bị chấm điểm, không thể giải thích, vì thang điểm rất rõ ràng.

Cũng có người không thích chấp hành các quy tắc nội bộ tập thể, một mình một phách, tùy tiện như ý, lại tự tạo ra đạo đức riêng cho mình, chống lại cái chung. Họ cũng có cái lý và đạo đức của họ. Có điều cũng có tiêu chuẩn, họ sẽ bị chấm điểm, địa vị của họ xứng với sự họ đã làm. Khi bị chấm điểm, họ không thể thắc mắc tại sao tôi thấy tôi đúng, điểm lại thấp thế? Là vì cách giải ra sao, kết quả như vậy, điểm số đều không sai lệch

Lại có loại người thích oán trách hạch sách người khác, oách trách hạch sách cũng có cái lý của nó, hẳn nhiên có sai trái bất bình ở đây, một khi đã thấy không đúng liền thấy mọi việc không ổn, bất công ấm ức. Bất công ấm ức cũng có lý, thậm chí rất có lý do, nhưng cũng sẽ bị chấm điểm. Điểm có thể không thấp, cũng không thể cao, đã bị chấm thì đều là chính xác.

Có loại người khác, miệng nói dốc lòng cho sự cao thượng, thật ra chấp từng biểu hiện thế gian. Trong lòng có cái LÝ lớn lắm, ngoài mặt có cái biểu hiện KHÔN lắm, nhưng điểm vẫn rất thấp, là vì cái tác hại của những gì họ làm, từ việc tham đắm vật chất, chia rẽ người khác, gây ra đổ vỡ, đều là chỗ TRỪ ĐIỂM họ. Điểm bị trừ hết rồi, TỘI nhiều hơn CÔNG, cũng thật đáng thương.

Con người bình thường sống đời con người bình thường, chẳng phải có lý sao? Đó là điểm số thấp như vậy, làm đúng như vậy là có lý như vậy, có gì mà thắc mắc?

Thật sự ai có cuộc sống ra sao, rốt cuộc vì gì, đều bị chấm điểm. Đủ điểm thì lên lớp. Không đủ điểm lưu ban. Học kém quá bị đuổi, điểm số dưới trung bình, không đut tiêu chuẩn mà học nữa.

Một khi đã không đủ tiêu chuẩn mà học, thì dù đứng dựa vào vách lớp mà học, cũng không học được gì

Cũng có người rõ ràng có cơ hội nâng cao điểm số, từ một biểu hiện nhỏ, đến chỗ nhẫn nhịn mà viên thành đặc tính tài năng nào đó, nhưng đều thành ra gây họa hại, điểm trừ mất điểm được, thật đáng tiếc!

Cuối cùng là gì? Đều là xem quả vị đến đâu, còn trụ mãi nơi phàm tâm, thì kết cục là phàm trần. Dĩ nhiên có người tự cho mình là đạo đức, nhưng không tiếc công nhổ vào chân tượng Phật. Đến khi thân thể bại hoại, tinh thần rối loạn, tâm cảm đày đọa, vẫn chưa biết vì sao?

Vậy mà nắng chiếu xuống đầu vẫn còn cố nhổ lên Trời, không đáng thương sao?

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2020

Dưới chân cuộc đời

 1. Có một loại người tôn giáo, rất thích phô trương bản thân, thường  ngày không thứ gì giả tạo không làm, từ thể hiện mình tốt đẹp, đến tỏ ra làm nạn nhân. Đó không chỉ là tính cách, đó là tư chất, cũng là một thói trút ra những điều đen bẩn của mình

2. Loại người này khi bị ai đó phát hiện, chỉ trích, khi không được sống giả tạo và phô trương, thì bằng như chết đi rồi. Vì người ta vừa cấm con bọ hung lăn phân, cấm con cá bơi lội. Chúng chỉ thoải mái khi được giả tạo dối trá, mà lại thấy bất bình đau khổ khi phải chân chính thực thà

3. Muốn đối trị chúng, phải phải bắt chúng lao động, chăm chỉ, có ích. Ban đầu chúng chấp nhận vì tưởng sẽ lại có một môi trường phát tác phô diễn. Nhưng khi môi trường ấy nếu khắc nghiệt như luyện ngục, bắt người ta đem sức lực im lặng mà cải biến bản thân, thì chúng kêu gào như bị giết, trong lòng không tiếng hét nào không có

4. Lúc ấy mới biết, mấy lời cao đẹp chúng tự nói, cái bản chất khốn nạn mà chúng mang theo như chuột thấy nhà cháy mà bộc lộ ra. Tuy vậy con chuột này là cần thiết, chủ nhà của chúng phải nhận ra được NHÀ CÓ CHUỘT. Không thấy con chuột này, thì càng xây càng cháy, càng có càng mất

5. Thấy con chuột này rồi, có 2 loại người. Một loại gia công mà thức tỉnh, đặt TÂM vào chỗ LỚN. Loại thứ 2 tiếp tục gào thét chạy theo mấy con chuột. Số chúng là số CHUỘT!

6. Là ai, làm gì, ra sao, kết cục thế nào, do người ta NỖ LỰC hay LƯỜI BIẾNG!