Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Phẫn Nộ Đại Tôn Giả

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Đạo Đức Kinh, chương 41, Lão Tử

上 士 聞 道勤 而 行 之中 士 聞 道若 存 若 亡下 士 聞 道大 笑 之不 笑不 足 以 為 道故 建 言 有 之明 道 若 昧進 道 若 退夷 道 若 纇上 德 若 谷大 白 若 辱廣 德 若 不 足.建 德 若 偷 真 若 渝大 方 無 隅大 器 晚 成大 音 希 聲大 象 無 形道 隱 無 名夫 唯 道 善 貸 且 善 成.

(1) Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi. Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn, nhược vong. Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo.
(2) Cố kiến ngôn hữu chi: Minh Đạo nhược muội. Tiến Đạo nhược thối. Di Đạo nhược lỗi. Thượng Đức nhược cốc. Đại bạch nhược nhục. Quảng đức nhược bất túc. Kiến đức nhược thâu. Chí chân nhược du.
(3) Đại phương vô ngung; đại khí vãn thành; đại âm hi thanh; đại tượng vô hình. Đạo ẩn vô danh. Phù duy Đạo thiện thải thả thiện thành.

Dịch nghĩa (Megara dịch)
(1) không dịch.
(2) Nên người xưa mới có ý rằng: Đạo Sáng dường như tăm tối, Đạo tiến dường như thoái lui, Đạo bình đẳng dường như khiếm khuyết, Đức cao dường như sâu trũng, Rất thanh sạch dường như nhục nhã, Đức rộng lớn dường như thiếu sót, kiến lập Đức dường như mệt mỏi. Rất Chân dường như biến đổi.
(3) Đất lớn không có góc, Khí lớn không kết tụ, Âm lớn không có tiếng, Tượng lớn không có hình, Đạo ẩn vô danh. Chỉ có người làm theo Đạo mới có đắc cái tốt lớn mà viên thành.

Chú giải của Megara:
(1) Trước Đạo thì cao thấp, tốt xấu, trên đưới... mới lộ rõ. Đây là lời của Bậc Đắc Đạo mà nhìn. Chính là vấn đề tầng thứ và Đạo-lý mà xét cái cao thấp, tốt xấu, đúng sai... Vì biết Đạo là thế, kẻ thực muốn Đắc đạo thì làm theo Đạo, cái đúng là Đạo thì vận hành như Đạo. Kẻ ở giữa tu luyện và nhân gian thì lúc có Đạo tâm, khi thì phàm tâm, tùy nghi hoàn cảnh mà tâm nào ước chế thao túng, vật chất tạp loạn. Kẻ không thể làm theo Đạo, sẽ cười người có Đạo, tất khinh rẻ người có Đạo. Thế nên, người muốn theo Đạo lớn, sớm muộn cũng bị nhân gian cười chê. Đó là chỗ không thể như nhất của Đạo và tục. Nội hàm của lời này còn có cái cực lớn của Mệnh, chỗ chính xác của Chân, là nơi Trí huệ Hành sự  như nhất. 
(2) Đạo gồm là cả sáng-tối, ngày-đêm, mặt trăng-mặt trời, Đạo sáng (hiển lộ thần quang) lại dường như tối (tiến vào vô tận các không gian chuyển giao vật chất). Trường của mệnh càng lớn, vật chất càng vi quan, nên Đạo tiến dường như thoái lui. Trước Đạo vạn vật đều bình đẳng, đều theo duyên-nghiệp-đức, tính-vận-mệnh của mình mà diễn hóa, vì thế có được có mất, có hưởng thụ có trả nghiệp, có giàu có nghèo... Bề ngoài bất bình đẳng, bên trong là bình đẳng, Đạo bao quản cả, đó chính là Đạo bình đẳng dường như khiếm khuyết. Đức càng lớn, càng tinh hoa, tất trường của Đức càng vi quan càng can hệ đến các an bài sâu xa, nên Đức cao dường như sâu trũng. Có có Đức lớn phải chịu nhiều tổn hại, mất mát, chịu đựng, nhẫn khổ, làm việc gì cũng như khó nên, trí huệ lớn mà bị khinh thường...nên Đức lớn dường như thiếu sót. Khi quá quan, tăng Đức, có thêm Đức thì lại thường phải mệt mỏi, bị dằn vặt hành hạ, hi sinh đủ danh lợi tình. Khi trả hết nghiệp rồi thân thể thanh sạch, nên nói rất thanh sạch dường như nhục nhã, là vì không có sự nhục nhã ấy thì không tận trừ được nghiệp, không có thêm được Đức, đó là cái lý của vũ trụ. Kẻ không ngừng gia cường đức để diễn hóa theo Đạo mà thành Công, thì tầng thứ không ngừng tăng lên, nên cái rất Chân dường như biến đổi. 
(3) Khi viên mãn rồi, thì có thế giới vô tận vô biên, tịnh thổ là không có ranh giới trong pháp giới ấy, nên nói rằng Đất lớn không có góc cạnh. Lúc ấy vật chất luân chuyển trong thân vị Đạo ấy không tụ thành hình tướng, Lời của vị ấy thì chư Thần chúng sinh trong Pháp giới của vị ấy đều không nghe được, vật chất của vị ấy là tối cực vi quan của Pháp giới nên chư Thần chúng sinh trong đó không thấy được vị ấy, nên nói Khí lớn không kết tụ, Âm lớn không nghe được, Tượng lớn không có hình. Lại nữa, tên của vị ấy không có chúng sinh nào trong Pháp giới gọi được, cũng không được gọi, nên nói Đạo ẩn vô danh, bao trùm hết thảy.
Đây là sơ giải ở tầng tu luyện căn bản. Mong người hữu duyên có thể rất Chân rất Thiện mà liễu giải.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.